Đằng sau nạn buôn bán ma túy mới bùng phát ở Colombia
Trong vài năm qua, Colombia đã vượt qua Peru trở thành nước xuất khẩu cocaine hàng đầu thế giới. Quốc gia này hiện có sản lượng lá coca cao hơn 2 nước láng giềng cộng lại, chưa kể diện tích trồng loại cây này dự kiến tiếp tục tăng trong năm nay. Vì nhiều lý do, cuộc chiến chống sản xuất, buôn bán ma túy của chính phủ Colombia đang gặp nhiều khó khăn.
Colombia vẫn là một trong những “đầu nậu” cocaine của thế giới
Dân quyết giữ đất trồng cây coca
Trung tuần tháng 12-2015, ở thung lũng miền Trung Cordillera xa xôi, các thành viên bộ lạc Nasa họp bàn với nhau về cách đối phó các cuộc tuần tra của quân đội Chính phủ Colombia. Ông Carlos, một vị tộc trưởng Nasa, tuyên bố: “Chúng ta đã phát triển thung lũng này suốt 6 năm qua, nhưng binh lính có thể phá tan mọi thứ chỉ trong một vài giờ. Vì thế, chúng ta phải ngăn cản họ”.
Chính phủ Colombia đã mở nhiều chiến dịch nhằm triệt phá cây coca ở bang Cauca, miền Tây Nam nước này. Điều đó dẫn đến một số vụ đụng độ giữa binh lính và người dân bản địa khi cư dân dựng chướng ngại vật trên đường nhằm ngăn cản xe quân sự tiến vào. Gần đây nhất, hôm 19-11, ở khu vực Argelia, 1 người trồng coca đã thiệt mạng và 5 người khác bị thương khi binh sỹ chính phủ xông vào nông trại của họ. Trước đó, vào giữa tháng 10, 2 vị chức sắc của bộ tộc Nasa đã bị quân đội bắn chết trên mảnh đất của mình ở Cauca. “Đó là nguồn sống duy nhất của chúng tôi” – tộc trưởng Carlos nói.
Trải qua một thời gian dài xung đột, cơ sở hạ tầng ở các vùng nông thôn cao nguyên Colombia chưa được quan tâm phát triển, đời sống của cư dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, bất ổn kéo dài khiến các cộng đồng cư dân nhỏ ở Colombia phải thay đổi chỗ ở thường xuyên. Hiện ít nhất 6 triệu người Colombia từng phải chuyển đổi nơi ở, vì thế họ kiếm sống chủ yếu trong những trang trại nhỏ quy mô hộ gia đình. Trong hoàn cảnh đó, bán lá coca là cách tốt nhất để tồn tại. “Không có sự lựa chọn nào khác, bởi chúng tôi đã từng trồng chuối và nhiều loại cây khác nhưng không thể kinh tế bằng cây coca. Hơn nữa, chúng tôi cũng quen với tính kích thích nhẹ của nó” – một người dân cho biết.
Sự lũng đoạn của các tập đoàn ma túy
Vùng đất này còn “ nóng” lên bởi hoạt động của các lực lượng du kích và bán quân sự, nhất là Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia ( FARC). FARC cũng là tổ chức buôn bán ma túy mạnh nhất Colombia. Đội quân này kiểm soát khoảng 70% thị trường cocaine của cả nước, thu về mỗi năm khoảng 500 triệu USD.
Video đang HOT
Cuộc chống đối của đội quân FARC với Chính phủ Colombia đã kéo dài dai dẳng hơn 50 năm, khiến ít nhất 220.000 người thiệt mạng. Thời hạn chót cho cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Colombia và nhóm du kích thuộc FARC đã được đặt ra là tháng 3-2016. Chuẩn bị cho việc thiết lập lại hòa bình, Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos ký kết một thỏa thuận mang tính nhượng bộ đối với FARC. “Do lệnh ngừng bắn nên hiện giờ chúng tôi không thể mở chiến dịch nhằm vào các khu điều chế, sản xuất ma túy của quân nổi dậy. Tất cả những điều này làm hiệu quả hoạt động của quân đội trở nên hạn chế” – Carlos Armando, nhà phân tích tình báo quân đội Colombia nhận định.
Theo ông Armando, chính lệnh ngừng bắn tạo cơ hội cho FARC tăng cường mạng lưới buôn bán ma túy. Một tập đoàn buôn lậu ma túy khét tiếng ở Mexico đang cấu kết chặt với FARC dọc theo bờ biển Colombia. Đó là tổ hợp buôn lậu ma túy toàn cầu hoạt động dưới sự điều hành của ông trùm Chapo Guzman với vụ vượt ngục gây chấn động Mexico vừa qua. Chúng thường cung cấp cho FARC các lô hàng vũ khí, đồng phục và những nhu cầu thiết yếu khác để đổi lấy ma túy.
Một nội dung quan trọng trong thỏa thuận với Chính phủ Colombia là FARC công khai tuyên bố sẽ từ bỏ việc buôn bán ma túy trong thời gian đình chiến. Về phần mình, đoàn đàm phán của Tổng thống Santos đã đưa ra các chương trình phát triển nông thôn nhằm thay cây coca bằng các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên gần đây, sự tăng vọt trong sản xuất, vận chuyển và thu lời từ cocaine cho thấy các thủ lĩnh của FARC không muốn hoặc khó thực hiện được lời hứa của mình.
Theo_An ninh thủ đô
Bị Putin "khiêu chiến", Mỹ và NATO "rụt cổ"?
Sau khi bị Tổng thống Vladimir Putin liệt vào danh sách những mối đe doạ của nước Nga, Mỹ và NATO đều nhanh chóng lên tiếng phủ nhận. Phải chăng Mỹ và NATO đều sợ trở thành kẻ thù của một nước Nga ngày càng mạnh và ngày càng cứng rắn?
Ảnh minh hoạ
Ngay trước thềm năm mới 2016, Tổng thống Putin đã ký một văn bản có tên "Về Chiến lược An ninh Quốc gia của Liên bang Nga". Theo đó, Moscow chính thức liệt Mỹ và NATO là một trong những mối đe doạ đối với an ninh của nước Nga. Đây là lần đầu tiên Moscow coi Mỹ và NATO là mối đe doạ đối với nước này dù liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và siêu cường số 1 thế giới trong thời gian gần đây liên tục tuyên bố coi Nga là mối đe doạ hàng đầu của họ, thậm chí là ngang bằng với mối đe doạ từ tổ chức khủng bố khét tiếng IS.
Nghịch lý ở chỗ dù Mỹ và NATO coi Nga là mối đe doạ hàng đầu đối với an ninh của họ nhưng họ lại không chấp nhận việc bị Nga coi là mối đe doạ.
Lầu Năm Góc: Nga không có lý do gì để coi Mỹ là mối đe doạ
Lầu Năm Góc hôm 4/2 đã nói rằng, Nga chẳng có lý do gì để coi Mỹ là một mối đe doạ đối với an ninh của họ sau khi lần đầu tiên Moscow công bố một chính sách an ninh trong đó nêu bật tên của Mỹ và NATO.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc - ông Jeff Davis, "họ chẳng có lý do gì để xem chúng tôi là một mối đe doạ. Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc xung đột với Nga".
"Chúng tôi có những khác biệt và bất đồng... nhưng sẽ là sai lầm cơ bản của họ khi xem Mỹ là mối đe doạ đối với an ninh nước Nga", ông Davis nhấn mạnh thêm.
Những phát biểu trên của phát ngôn viên Lầu Năm Góc Mỹ khiến giới chức ở Moscow không khỏi cảm thấy kỳ lạ bởi lâu nay Mỹ vẫn dùng những lời lẽ tương tự để miêu tả về Moscow.
Tướng Joseph Dunford - sĩ quan hàng đầu trong quân đội Mỹ hồi tháng Bảy năm ngoái, từng phát biểu, Nga là mối đe doạ lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Lầu Năm Góc cho hay, bản chiến lược mới của Nga không làm thay đổi đánh giá của ông Dunford.
Phát biểu ở Stuttgart, Đức hồi đầu tuần, ông Dunford cho biết, ông hy vọng cuối cùng sẽ gặp được người đồng cấp Nga - Tướng Valery Gerasimov.
"Khi bạn ở trong giai đoạn khó khăn, việc có một mối quan hệ chuyên nghiệp giữa quân đội hai bên một là có thể giúp các bạn hiểu hơn vấn đề mà các bạn đang phải giải quyết và hai là sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra những tính toán sai lầm", ông Dunford đã nói như vậy.
Ông Dunford đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng thời cũng là cố vấn quân sự hàng đầu của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Sau Mỹ, đến lượt NATO phản bác Nga
NATO đã bác bỏ "thẳng thừng" việc là họ một mối đe doạ đối với Nga bất chấp việc Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương này đang bành trướng ngày một mạnh mẽ ở Baltics và Đông Âu - khu vực sát với các đường biên giới của Nga.
"Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng những nhận định thiếu cơ sở về việc NATO và các chính sách của liên minh là một mối đe doạ về an ninh" đối với Moscow, phát ngôn viên NATO - bà Oana Lungescu hôm qua (5/1) cho biết.
"Việc mở rộng NATO không nhằm vào bất kỳ ai", bà Lungescu nói đồng thời thêm rằng mỗi quốc gia có chủ quyền "đều có quyền lựa chọn việc có tham gia hay không vào một hiệp ước hay một liên minh". Bà Lungescu rõ ràng đang nói đến quyết định gần đây của NATO trong việc mời Montenegro gia nhập vào liên minh quân sự này.
Bà Lungescu cho hay, NATO vẫn đang nghiên cứu bản chiến lược an ninh năm 2016 vừa được công bố của Nga.
Mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, Mỹ và NATO vẫn tung ra hàng loạt đồn trừng phạt nhằm vào Nga.
Điều đang chú ý hơn là Mỹ và NATO đang ra sức đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia. NATO còn tăng cường tiến hành các cuộc tập trận quân sự rầm rộ và đang đối phó với Nga bằng cách tăng cường phòng thủ ở sườn phía đông của Châu Âu với một đội quân mũi nhọn gồm 5.000 binh lính với các trung tâm chỉ huy được lập lên ở các nước Baltic, Bulgari, Ba Lan và Rumani.
Chưa hết, Mỹ cùng với phương Tây bị cáo buộc là đang tìm cách thổi phồng về mối đe dọa của Nga đối với các nước láng giềng. Điều đó khiến cho các nước láng giềng xung quanh cuống cuồng kêu gọi NATO đưa quân và vũ khí và nước họ. Những nước này đồng thời cũng tăng chi tiêu quân sự để đối phó với cái mà họ gọi là mối đe dọa Nga. Một số nước láng giềng xung quanh Nga thậm chí còn coi Nga là thách thức lớn nhất đối với an ninh Châu Âu.
Những bước đi trên của Mỹ và NATO khiến Moscow không tránh khỏi cảm giác lo ngại. Vì thế, rất dễ hiểu khi Nga coi Mỹ và NATO là mối đe doạ. Nga tin rằng, Mỹ cùng NATO đang dựa vào cái cớ là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, là cái được gọi là "mối đe dọa" từ Nga để tăng cường sự hiện diện quân sự ở mức độ chưa từng có trong các khu vực xung quanh Nga.
Theo_VnMedia
Putin chính thức 'khiếu chiến' với Mỹ và NATO Sau khi liên tiếp bị thách thức một cách cao độ, Tổng thống quyền lực của nước Nga - ông Vladimir Putin mới đây đã chính thức "khiêu chiến" với Mỹ và NATO. Diễn biến này cho thấy mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây tiếp tục đi theo chiều hướng xấu đi một cách bế tắc Tổng thống Putin Ngay trước...