Đằng sau lùm xùm Su-27: NATO “bất lực” trước Nga tại Baltic
Với tần suất bay của chiến đấu cơ Nga và NATO trên Baltic hiện nay, khối quân sự do Mỹ đứng đầu này khó có thể làm gì nếu Moscow động binh.
Trong khi Nga coi những vụ chạm trán tại Baltic là chuyện thông thường thì Mỹ lại cáo buộc Nga khiêu khích và đánh giá chuyện ấy rất nguy hiểm. Được biết, kể từ năm 2014, những chuyến bay của Nga vẫn thường xuyên diễn ra, tức là từ khi có vấn đề Ukraine, nhưng về tần suất và mức độ thì đúng là có phần khác trước.
Theo nhận định của một số chuyên gia, những chuyện như vậy có thể chính là phép thử trong đối sách của Nga trước việc Mỹ cùng với NATO tăng cường hiện diện quân sự ở các nước trong khu vực láng giềng của Nga.
Những kiểu phép thử như thế là bộ phận quan trọng trong đối sách của Nga. Nga không thể không lo ngại thực sự về an ninh sau khi Mỹ và NATO đã điều chỉnh chiến lược như thế. Tuy không dám để xảy ra xung đột trực tiếp nhưng cả hai phía đều trong tình trạng sẵn sàng đối phó với nhau.
Theo số liệu được phương Tây công khai, tính từ tháng 1/2014 đến 12/2015, máy bay chiến đấu NATO đã bay tuần tra khoảng trên 400 đợt nhằm phát hiện, cảnh báo và hộ tống máy bay Nga rời khỏi không phận Baltic.
Đây là số liệu thống kê của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được hãng Thông tấn Đức (DPA) đưa ra. Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, các máy bay chiến đấu Eurofighter của Đức đã tiến hành bay tuần tra trên không phận các nước vùng Baltic.
Tiêm kích Typhoon của NATO áp sát máy bay Tu-160 Nga trên Baltic.
Những máy bay của Không quân Đức được trang bị hỏa lực mạnh nhất gồm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung cũng như hệ thống phòng thủ điện tử.
Video đang HOT
Khi trả lời phỏng vấn của DPA, ông Karl Muellner – sỹ quan cấp cao của Không quân Đức cho biết, đây không phải là một hành động nhằm làm gia tăng căng thẳng với Nga mà chỉ nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Đức trong khuôn khổ các hoạt động của NATO.
Các nước vùng Baltic là thành viên của NATO hiện đang quan ngại về an ninh từ sau khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và do đó để trấn an các đồng minh ở khu vực này, NATO đã tăng cường hoạt động tuần tra trên không phận các nước này trong năm vừa qua.
Để giám sát chặt các hoạt động của máy bay Nga trên Baltic, theo Phó Tổng Thư ký NATO James Appathurai, trung tâm thông tin chiến lược tại Riga (Latvia) sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đầu não của khối và đưa ra nguồn thông tin nhanh và chính xác hơn, cũng như điều phối các lực lượng của khối một cách tốt nhất. Trung tâm sẽ thúc đẩy phát triển thông tin chiến lược nội khối, đồng thời hỗ trợ các chuyên gia của NATO về vấn đề thông tin chiến lược.
Bên cạnh đó, trung tâm sẽ soạn thảo kế hoạch hành động, tổ chức huấn luyện và tham gia các cuộc tập trận của NATO. Đây là trung tâm thứ ba của NATO tại các nước Baltic. Trước đó, tại Estonia đã mở trung tâm NATO về các vấn đề an ninh mạng, ở Litva có trung tâm về các vấn đề năng lượng.
Dẫu NATO tăng cường hiện diện quân đội tại Baltic nhưng mới đây tạp chí Foreign Policy dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ, NATO không thể ứng cứu kịp Baltic nếu Nga quyết định động binh.
Theo tạp chí này, Lầu Năm Góc năm 2014 đã áp dụng các yếu tố như quân số hay vị trí địa lý để “chạy thử” một cuộc chiến tranh giả tưởng trên bàn cờ quân sự. Kết quả là nếu xét tương quan lực lượng bấy giờ, Nga sẽ nắm thế thượng phong nếu chiến tranh nổ ra tại Baltic.
Với việc Mỹ đã và đang rút bớt binh sĩ đóng tại châu Âu cũng như một số nước NATO cắt giảm ngân sách quốc phòng, kể cả khi tất cả các binh đoàn Mỹ và NATO tại lục địa già được điều động đến Baltic, thì quân đội Nga vẫn đông hơn gấp đôi.
Ngay cả khi không xét đến yếu tố cắt giảm ngân sách, rào cản lớn nhất là vị trí địa lý vẫn quá khó để Mỹ và NATO có thể vượt qua. Các binh đoàn của Mỹ sẽ cần khoảng 1-2 tháng để hành quân vượt Đại Tây Dương, và khoảng thời gian đó là quá đủ để Nga đánh phủ đầu.
Kết quả đáng buồn từ những màn chạy thử trên bàn cờ quân sự này đã góp phần không nhỏ vào việc Lầu Năm Góc quyết định thiết lập một bản kế hoạch mới để đối phó với Nga.
Trong bản kế hoạch mới, Lầu Năm Góc chấp nhận rằng nếu Nga động binh, một phần lãnh thổ Baltic sẽ về tay nước này. Mấu chốt là Mỹ và NATO sẽ giúp các nước Baltic đòi lại những gì đã mất.
Hồi cuối năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã tuyên bố, Mỹ điều động hàng tá xe tăng, xe bọc thép, và đại bác howitzer tới Baltic và Đông Âu, với mục đích khiến Nga chùn bước và hỗ trợ đòi lại Baltic trong trường hợp Nga tiến công.
Theo_Báo Đất Việt
Ẩn ý của Trung Quốc đằng sau hội nghị Mekong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong (Lan Thương-Mekong, LMC) ở TP Tam Á, tỉnh Hải Nam ngày 23-3.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các nước thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), gồm Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các vấn đề thảo luận trong hội nghị sẽ bao gồm thương mại, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó , hợp tác về tài nguyên nước cũng là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ tương lai giữa Trung Quốc và các nước sông Mekong khác.
Trung Quốc gọi khúc sông Mekong chảy qua lãnh thổ mình là Lan Thương. Các con đập và các dự án thủy điện do Bắc Kinh xây dựng trên đoạn thượng nguồn gây tác động không nhỏ đến nguồn nước và môi trường nên bị một số nước trong MRC phản đối.
Ông Zhang Mingliang, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, nhận định: "Việc Trung Quốc xây dựng đập và hồ chứa ở thượng nguồn là yếu tố tác động tiêu cực đến quan hệ với các nước ở hạ nguồn. Khiếu nại và phản đối cũng bắt nguồn từ những hành động này".
Đại diện các nước tham dự LMC chụp ảnh tại TP Tam Á hôm 22-3. Ảnh: News.cn
Thủ tướng Lý Khắc Cường lần đầu tiên đề cập tới hội nghị thượng đỉnh sông Mekong tại một cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2014. Tuy nhiên, hoạt dộng cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo ở biển Đông của Trung Quốc gần đây khiến các nước láng giềng nghi ngờ ý đồ của Bắc Kinh khi muốn tổ chức hội nghị.
Tại lễ chào đón lãnh đạo các nước tới TP Tam Á hôm 22-3, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng việc Bắc Kinh xả nước từ đập Cảnh Hồng (từ ngày 15-3 đến 10-4) để hỗ trợ một số quốc gia ở vùng hạ lưu sông Mekong đang bị hạn hán đã chứng minh sự chân thành của Trung Quốc cũng như cam kết của mình với LMC.
Thế nhưng, ông Ian Storey, thành viên Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng Trung Quốc có nhiều lý do để tổ chức hội nghị. "Họ muốn dùng vai trò lãnh đạo trong tiểu vùng sông Mekong để cải thiện hình ảnh bị hư hại do các hành động ở biển Đông gây ra, đồng thời thúc đẩy sáng kiến &'một vành đai, một con đường' (kế hoạch tăng cường liên kết thương mại và cơ sở hạ tầng ở châu Á của Trung Quốc)" - ông nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân tuần trước thông báo các nước tham dự hội nghị Hợp tác Lancang-Mekong đã đồng ý 78 dự án và sẽ thảo luận nhiều hơn trong cuộc họp ngày 24-3.
Cũng theo ông Lưu, Thủ tướng Lý sẽ gặp riêng lãnh đạo từng quốc gia trong suốt thời gian diễn ra hội nghị. Đây là tín hiệu Trung Quốc có thể thúc giục chính phủ Myanmar tiếp tục dự án đập Myitsone vốn bị dừng từ năm 2011 vì vấn đề môi trường. Ông Lưu nói đây là một dự án hợp tác quan trọng nên Bắc Kinh sẽ thảo luận để tái khởi động dự án.
P.Nghĩa (Theo SCMP, Tân Hoa Xã)
Theo_Người lao động
Chiến đấu cơ Đức mang vũ khí tuần tra gần biên giới Nga Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của Đức mới đây đã tiến hành tuần tra trong không phận các nước vùng Baltic với trang bị đầy đủ vũ khí. Hãng thông tấn Đức DPA dẫn lời chỉ huy Không quân Đức Karl Mllner cho biết: "Các máy bay Đức lần đầu tiên mang đầy đủ vũ khí, tiến hành tuần tra không phận Baltic...