Đằng sau lời kêu cứu
Ngày 20-2, mạng xã hội lan truyền bức ảnh 2 giáo viên mầm non tại một quầy bán nước giải khát lưu động với dòng chữ “Giải cứu giáo viên mầm non”. Chưa biết rõ tính xác thực của bức ảnh, nhưng dòng chữ in đậm trên xe bán nước khiến nhiều người chạnh lòng.
Ảnh minh họa
Như vậy, vì ảnh hưởng chung của dịch bệnh, sau những lời kêu gọi người dân “ giải cứu dưa hấu”, “giải cứu thanh long”, “giải cứu tôm hùm” thì nay giáo viên mầm non cũng là một trong những đối tượng cần… giải cứu.
Vì bất đắc dĩ thất nghiệp trong gần một tháng qua, nhiều giáo viên cho biết, không được nhận lương, phải tạm thời làm những công việc khác trong thời gian chờ trường học mở cửa trở lại.
Hiệu trưởng một hệ thống trường tư thục nổi tiếng ở quận 7 (TPHCM) chia sẻ, con số thiệt hại sau gần một tháng học sinh không đến trường đã lên đến hàng trăm triệu đồng.
Nhà giáo này giải thích, chỉ tính riêng tiền thuê mướn mặt bằng và trả lương bảo vệ, nhân viên vệ sinh đã hơn 250 triệu đồng; riêng tiền trả lương cho giáo viên đang được đơn vị tính toán. Đồng cảnh ngộ, một thành viên trong Hội đồng quản trị Trường THCS-THPT Hồng Hà (quận Gò Vấp) bày tỏ, hiện tại trường chưa thu học phí tháng 2 của học sinh. Tuy nhiên, hơn 2 tuần qua một số giáo viên vẫn “lên lớp” thông qua hình thức học trực tuyến để ôn tập kiến thức cho học sinh.
Trước mắt, một số giáo viên đã đồng ý nhận lương mang tính chia sẻ với nhà trường, nếu thời gian nghỉ học kéo dài, trường sẽ tính thêm nhiều phương án khác. Đây cũng là tình hình chung của nhiều trường ngoài công lập khi học sinh không đi học, đồng nghĩa với không có nguồn thu học phí, nhưng vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, chi lương cho đội ngũ.
Nhiều trường mầm non, nhóm lớp độc lập, tư thục ở các quận vùng ven như Thủ Đức, Tân Phú đã tính đến việc cắt giảm nhân sự, thậm chí giải thể vì không có nguồn tài chính đủ mạnh để xoay xở.
Mới đây, một số phòng GD-ĐT ở các quận, huyện như Tân Bình, Bình Chánh đã có văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục ngoài công lập báo cáo khó khăn, đề xuất địa phương hướng tháo gỡ. Trong đó, đa phần các trường mong muốn địa phương có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các trường trang trải chi phí trong giai đoạn khó khăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, tại một số quận khác, các đơn vị ngoài công lập cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm xã hội TP có thêm chính sách hỗ trợ để giữ chân người lao động. Đại diện các địa phương đều cho rằng, cơ sở giáo dục nhỏ, lẻ tập trung nhiều ở bậc mầm non.
Tuy nhiên, đây là nguồn lực đang chia sẻ áp lực lớn của địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu trường, lớp, nhất là ở những khu vực tập trung đông công nhân, người lao động nhập cư.
Trước ảnh hưởng chung của tình hình dịch bệnh, sự quan tâm, chia sẻ khó khăn của ban, ngành, đoàn thể với các cơ sở giáo dục là cần thiết, vừa thể hiện tính nhân văn, vừa giúp không gây xáo trộn đời sống, sinh hoạt của người dân khi học sinh chính thức đi học trở lại.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những chính sách căn cơ hơn từ phía các ban, ngành và lãnh đạo TP, trường học rất cần sự chung tay chia sẻ của cộng đồng; chẳng hạn, phụ huynh có thể chia sẻ một phần học phí để các trường duy trì hoạt động, tổ chức hình thức học tập trực tuyến; cá nhân, tổ chức cho thuê mướn mặt bằng xem xét giảm tiền cho thuê…
MINH QUÂN
Theo sggp
Thời dịch Covid-19: Hướng dẫn viên du lịch từ vi vu máy bay 'rớt' xuống chạy grab
Hướng dẫn viên du lịch trong mùa dịch Covid-19 bị thiệt hại nặng nề về thu nhập, phải làm đủ nghề để kiếm sống. Các hướng dẫn viên du lịch mong sao dịch và hai chữ Corona 'tan biến' để trở về với với cuộc sống đi đây đi đó phiêu bạt của mình.
Hướng dẫn viên du lịch là một nghề rất vất vả, khi dịch Covid-19 đến, họ càng lao đao hơn. - Giang Ngọc
Hướng dẫn viên tour Trung Quốc thiệt hại nhất
N.T.H là một hướng dẫn viên tour Trung Quốc đã có kinh nghiệm hơn 15 năm. Khoảng từ 25-26 Tết, đã có khách hàng hỏi anh về việc ở Trung Quốc đang có dịch virus thì có sao không, và người này cũng đã hủy tour. Sau đó, khi báo chí Việt Nam chính thức thông tin Trung Quốc có dịch thì 100% khách hàng hủy tour Trung Quốc.
Anh N.T.H cho rằng, dịch virus Covid-19 lần này là đợt dịch lớn nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến ngành du lịch. Năm 2003, dịch SARS là một đại dịch lớn nhưng ảnh hưởng tới con người và thiệt hại kinh tế không kinh khủng như bây giờ.
Hiện công ty du lịch nơi anh N.T.H đang làm việc đã cho nhân viên hưởng lương cơ bản để cầm cự, sắp tới, có thể nhân viên sẽ thay phiên nhau nhận lương nếu tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Trước đây, hướng dẫn viên tour Trung Quốc cũng có một mức thu nhập khá để nuôi bản thân và gia đình, bù đắp cho những thiệt hại là thường xuyên xa gia đình do nghề nghiệp hay phải di chuyển. Giờ đây, nhiều người tự an ủi: Thôi, tự nhiên có một quãng nghỉ dành thời gian cho gia đình.
Hiện anh N.T.H cũng đang trao đổi thông tin thường xuyên với một nhóm hướng dẫn viên chuyên tour Trung Quốc khoảng 60 người. Nhiều người trong số họ đã phải tranh thủ chạy grab kiếm sống để không bị hụt chi phí hàng tháng, hoặc bán các mặt hàng phòng dịch như nước rửa tay, vitamin các loại trên mạng xã hội để có tiền sinh hoạt. Tuy nhiên, số tiền này cũng thật ít ỏi.
Nhiều người cũng có ý định sẽ bỏ nghề tạm thời làm các việc khác để có tiền sinh sống, chờ thị trường du lịch sang Trung Quốc phục hồi để quay lại với nghề.
Chị Ngô Phương Thuý, hướng dẫn viên du lịch kiêm tổ chức và điều hành tour của một công ty du lịch cho biết: Công ty tôi còn có một cửa hiệu bán đồ lưu niệm, quà tặng cho khách đang phải cắt giảm nhân công part-time do lượng khách du lịch nước ngoài giảm kỷ lục. Bản thân tôi là hướng dẫn viên, khi không có tour, không có khách ở tại cửa hàng, tôi đang mở thêm dịch vụ nhận vệ sinh dày dép, đồ da tại nhà để kiếm thêm thu nhập ngoài lương cứng. So với cùng thời điểm, thu nhập đã giảm khoảng 50-60%".
Hướng dẫn viên giải cứu dưa hấu giúp nông dân
Hướng dẫn viên Công ty du lịch Việt mua dưa hấu trực tiếp tại ruộng của nông dân ở Giai Lai về bán giúp.
Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Việt cho biết, trong hoàn cảnh ngặt nghèo này, công ty vẫn tiếp tục giữ nhân viên chứ không sa thải một ai. Mặc dù mới đầu khi khó khăn ập đến, công ty có khuyến khích nhân viên nghỉ phép hoặc nghỉ không lương, hoặc luân phiên đi làm, tuy nhiên, cho tới nay, ban giám đốc đã tìm ra rất nhiều việc làm cho nhân viên, để vừa có thu nhập, vừa không phải rơi vào tình cảnh "ngồi chơi, xơi nước", đã khuyến khích nhân viên nghỉ không lương trở lại làm việc.
Để có thêm thu nhập, công ty đã nhập về rất nhiều mặt hàng nước rửa tay từ thương hiệu uy tín để các nhân viên bán online. Hiện ban giám đốc cũng hợp tác với một công ty bất động sản, công ty công nghệ có rất nhiều việc làm phù hợp với hướng dẫn viên. Cho đến nay, dù không có việc làm liên quan đến du lịch nhưng công việc có thể kiếm ra tiền của công ty lại rất sáng lạn.
Bên cạnh đó, để nhân viên không bị trống thời gian trong khi công ty vẫn trả lương, Du lịch Việt đã hỗ trợ bà con nông dân giải cứu dưa hấu và sắp tới là thanh long và sầu riêng. Dưa hấu được công ty mua tại ruộng của bà con nông dân ở Gia Lai có giá 4.000 đồng/kg, giá vận chuyển và hư hao mất khoảng 2.000 đồng/kg, giá bán đến tay người tiêu dùng là 6.000 đồng/kg. Với gần 15 tấn dưa hấu Du lịch Việt giải cứu giúp người nông dân, công ty đã lỗ vài triệu đồng.
Hướng dẫn viên công ty du lịch tham gia vào hoạt động giải cứu dưa hấu giúp bà con nông dân
Việc làm này không đem lại lợi nhuận nhưng có tác dụng kích thích tinh thần của nhân viên rất nhiều, đem lại niềm vui cho họ trong bối cảnh dịch bệnh.
Vẫn cố gắng giữ người
Chị Nguyễn Thiên Hà, công ty Lữ hành Olabay Việt Nam chia sẻ: Chi phí để đào tạo nhân viên, hướng dẫn viên du lịch thực sự rất lớn, thuê hướng dẫn viên tự do thì không tự chủ được, chính vì thế trong hoàn cảnh này, công ty vẫn cố gắng để giữ người. Hiện tại, Olabay có một cổ đông là điều hành của một chuỗi trung tâm chăm sóc sức khoẻ, bệnh viện tư nhân nên chúng tôi kết hợp, tạo điều kiện cho hướng dẫn viên thêm công việc tư vấn viên về mảng y tế. Trong thời gian này, các bạn vẫn được được hưởng đủ lương cứng cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát.
Mới đây, chia sẻ trên Facebook cá nhân, ông Phan Thiên Định, Chủ tịch UBND Thừa Thiên-Huế đã rất tâm tư khi phát biểu rằng: Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta nên nhìn nhận Covid-19 cũng như các bệnh dịch khác, tuy diễn biến phức tạp nhưng có chu kỳ và thời hạn nhất định. Do đó, đừng đem những gì thuộc về giá trị dài hạn ra để đánh đổi cho sự cân bằng tài chính nhất thời.
Một CEO hay chủ doanh nghiệp đuổi nhân viên ra đường khi chưa có các giải pháp để đồng cam cộng khổ, cùng nhau chia sẻ khó khăn hoặc chưa làm hết sức để đưa toàn doanh nghiệp vượt qua khó khăn sẽ đánh mất đi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Niềm tin về doanh nghiệp sẽ không còn trong nhân viên, kể cả những người đang được ở lại. Thiệt hại này sẽ kéo dài về sau và khó có thể xây dựng lại bằng tiền.
Nếu chúng ta có thiệt hại về kinh tế thì vẫn phải cố gắng để kiếm được "lời" được trong năng lực, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp qua khủng hoảng và "lời" về uy tín, niềm tin.
Theo Thanh niên
Dưa hấu Bình Định giá 3.000 đồng/kg, xe tải khuân sạch gần 200 tấn Sau nhiều ngày "chiến đấu" tại các ruộng dưa, Huyện đoàn Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cùng nhiều câu lạc bộ, đơn vị đã "giải cứu" gần 200 tấn dưa với giá mua tại ruộng 3.000 đồng/kg, vận chuyển ra Hà Nội. Trong diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid - 19)...