Đằng sau động thái triển khai tàu ngầm để chống hải tặc của Trung Quốc
Trung Quốc đã triển khai tàu ngầm cho chiến dịch chống hải tặc ở Ấn Độ Dương, mặc dù loại tàu này hoàn toàn không thích hợp cho các sứ mệnh như vậy. Vì sao Trung Quốc lại làm điều tưởng như nghịch lý này?
Tàu ngầm Trung Quốc (Ảnh minh họa: Diplomat)
Việc Trung Quốc triển khai một tàu ngầm hạt nhân – được cho là một chiếc Type 093 lớp Shang – cho nhóm tuần tra chống hải tặc gồm 2 tàu và một tàu cung ứng hoạt động ngoài khơi Vịnh Aden đã khiến hải quân Ấn Độ lo ngại, tờ The Diplomat đưa tin. Khi tìm hiểu nguyên nhân thật sự của việc triển khai tàu ngầm trong khu vực, các nhà phân tích cho rằng các hàm ý của một động thái mang tầm quan trọng chiến lược như vậy là rất lớn.
Video đang HOT
Tàu ngầm không phải phương tiện thích hợp để đối với phó với hải tặc. Cướp biển Somali được biết tới là thường sử dụng tác tàu nhỏ để tấn công các tàu hàng, rồi quay trở lại các tàu mẹ lớn hơn gần đó. Điều này cho phép hải tặc có tầm hoạt động xa hơn.
Các tàu nhỏ có khả năng cơ động cao như vậy khó bị truy đuổi bởi tàu ngầm di chuyển tương đối chậm hoặc bị phóng ngư lôi từ dưới biển, khiến tàu ngầm trở nên vô dụng trong các chiến dịch chống hải tặc. Hơn nữa, tại một khu vực nơi các vụ tấn công của hải tặc đã giảm đáng kể và hải quân các nước khác đang giảm sự hiện diện, Trung Quốc lại tăng cường sức mạnh tuần tra.
Trung Quốc đã thực hiện các cuộc triển khai độc lập để chống hải tặc, chủ yếu tại Vịnh Aden từ năm 2008 và có vẻ là vì lợi ích chung. Kể từ khi các cuộc tuần tra cần sự phối hợp, Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với hải quân Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù họ họa động độc lập.
Tuy nhiên, việc triển khai tàu ngầm hạt nhân từ tháng 13/12/2014 đến 14/2/2015 cùng với đội tàu của hải quân Trung Quôc là chưa có tiền lệ và gây ra những nghi vấn về ý định thực sự của Bắc Kinh.
Hải quân Ấn Độ đã thông báo với chính phủ nước này rằng Trung Quốc có thể tiến hành các cuộc thảo sát dưới nước trong vùng ven biển phía tây Ấn Độ, khi nhóm này cũng có hỗ trợ của một tàu nghiên cứu có khả năng vẽ bản đồ đáy biển. Nhưng hải quân Ấn Độ cũng thừa nhận rằng các tàu Trung Quốc không vào lãnh hải Ấn Độ.
Do đó, Trung Quốc có thể có nhiều lý do cho việc triển khai tàu ngầm.
Trước tiên, sáng kiến của Trung Quốc nhằm triển khai các tàu dưới vỏ bọc của các cuộc tuần tra chống hải tặc là một thành công khi tàu có thể hoạt động với thời gian dài ở các vùng biển xa, và quan trọng hơn là bên trong khu vực sân sau chiến lược của Ấn Độ. Cùng lúc đó, Trung Quốc đã cho thấy khả năng hợp tác với các hải quân đối thủ như Nhật Bản và Ấn Độ, giúp Bắc Kinh có thể đánh giá hải quân của các nước này (và ngược lại).
Thứ 2, việc triển khai tàu ngầm đã gửi đi một thông điệp quan trọng, đặc biệt là đối với an ninh của Ấn Độ, Thông điệp là hải quân Trung Quốc giờ đây có khả năng hoạt động cách xa căn cứ hàng nghìn km trong thời gian ấn tượng lên tới 7 tháng.
Thứ 3, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc như lớp Xia bị hạn chế về khả năng hoạt động bên ngoài các vùng nước nông, thậm chí trong thời gian ngắn. Nhưng các tàu ngầm lớp Shang và Jin mới khá ưu việt về công nghệ và cuộc triển khai đã cho thấy điều đó. Như vậy, Trung Quốc đã tái khẳng định khả năng nhằm chế tạo các tàu ngầm công nghệ cao, cùng với khả năng triển khai sức mạnh và chứng tỏ khả năng hoạt động ở các vùng biển xa.
Thứ 4, việc hoạt động thường xuyên ở Ấn Độ Dương sẽ cho phép Trung Quốc hiểu hơn về các điều kiện thủy văn trong khu vực, tạo thuận lợi cho các cuộc triển khai dưới nước về sau này.
Cuối cùng là, trong khi hải quân các nước khác trong khu vực đang tìm cách giảm sự hiện diện trong các chiến dịch tuần tra chống hải tặc vì sức ép tài chính và số lượng các vụ tấn công của hải tặc giảm trong khu vực, Trung Quốc lại không chỉ duy trì sức mạnh mà còn tăng cường nhiều lần. Lý do có lý nhất cho điều đó là khiến các tàu, các tàu ngầm và thủy thủ Trung Quốc có cảm giác duy trì liên tục trong khu vực, có thể báo hiệu các cuộc triển khai thường xuyên trong tương lai gần. Do đó, không phải là không có lý khi nói rằng cả Vịnh Bengal và Biển A-rập sẽ thành các khu vực hoạt động thường xuyên của tàu ngầm Trung Quốc, vốn có thể nằm chờ tại các vị trí quan trọng ngoài khơi các cảng của Ấn Độ để chống lại hạm đội nước này trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.
Rõ ràng là, Ấn Độ có một láng giềng hàng hải mới, Trung Quốc. Bắc Kinh đã cho thấy khả năng hoạt động gần các vùng biển Ấn Độ và trong khu vực Ấn Độ Dương. New Delhi đã sơ suất không chú ý tới mối đe dọa tiềm tàng này.
An Bình
Theo Dantri