Đằng sau động thái mới của Bình Nhưỡng
Thông báo hôm thứ tư vừa qua về một bước ngoặt ngoại giao giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên đã được chào đón rộng rãi với cả hy vọng lẫn ngờ vực. Dư luận đang đặt câu hỏi tại sao Bình Nhưỡng lại sẵn sàng nhượng bộ, cũng như tại sao Mỹ tỏ ra nôn nóng tham gia viện trợ cho CHDCND Triều Tiên sau khi đã trì hoãn hơn một năm nay?
Lãnh đạo Kim Jong Un của CHDCND Triều Tiên vẫy tay chào từ Cung tưởng niệm ở Bình Nhưỡng
Các chuyên gia lý giải theo những góc độ khác nhau.
Theo Christine Ahn, giám đốc Viện chính sách Triều Tiên và cũng là nhà bình luận về chính sách đối ngoại tập trung cho nhiều tờ báo như International Herald Tribune, New York Times thì thông báo của Triều Tiên, được đưa ra tại một thời điểm nguy cấp. Thứ nhất nó không chỉ vì hiện có hơn 6 triệu người CHDCND Triều Tiên đang đối mặt với thiếu ăn, mà nó còn là một lời nhắc khéo với đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng là Trung Quốc rằng còn nhiều lựa chọn cho CHDCND Triều Tiên.
Video đang HOT
Để đổi lấy 240.000 tấn lương thực của Hoa Kỳ cùng những viễn cảnh cải thiện các mối quan hệ song phương và quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, CHDCND Triều Tiên đã đồng ý ngừng chương trình làm giàu uranium, chấp nhận bị giám sát bởi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và ngừng thử tên lửa tầm xa.
Trái với khẳng định trên một số phương tiện truyền thông rằng viện trợ lương thực của Hoa Kỳ không liên quan đến việc giải giáp hạt nhân, Washington đã ngăn cản việc gởi lương thực đến CHDCND Triều Tiên trên một năm nay, bất chấp một kêu gọi trực tiếp từ Bình Nhưỡng và sau nhiều đánh giá xác nhận nhu cầu lương thực khẩn cấp ở nước này.
Vậy điều gì đã thay đổi?
Thứ nhất, chính quyền Obama dường như đã đi đến kết luận rằng sự kế vị của Kim Jong Un là một cuộc chuyển tiếp êm ả và rằng sự sụp đổ sắp đến của chế độ Bình Nhưỡng là điều không thể xảy ra. Và có lẽ Mỹ nhận ra rằng không có ràng buộc nào là một thất bại hoàn toàn.
Ngoài ra, khi trao đổi mậu dịch và viện trợ của Trung Quốc cho CHDCND Triều Tiên tiếp tục tăng lên, những cấm vận do Mỹ dẫn đầu không còn tác dụng làm suy yếu chế độ ở Bình Nhưỡng nữa. Trái lại, có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng Washington gây ảnh hưởng đến hành động của CHDCND Triều Tiên, gồm cả chương trình hạt nhân của họ, đang mờ dần đi.
Theo Katharina Zellweger, cựu lãnh đạo Cơ quan vì sự phát triển và hợp tác Thụy Sĩ, người từng làm việc ở CHDCND Triều Tiên 15 năm, hiện có nhiều tin đồn rằng Trung Quốc đã hoặc đang lên kế hoạch gởi viện trợ lương thực và nhiên liệu với một số lượng chưa rõ.
Trả lời câu hỏi của CNN rằng tại sao CHDCND Triều Tiên lại điều đình với Mỹ? Bà nói: “Đoàn tàu đã rời ga”.
Bước ngoặt ngoại giao tuần này thực ra có thể là một trong những cơ hội cuối cùng Washington có để gây ảnh hưởng đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Vậy tại sao CHDCND Triều Tiên lại nhượng bộ Mỹ? Vì họ vẫn cần Mỹ để vứt bỏ những cấm vận và chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.
CHDCND Triều Tiên coi việc giải quyết những căng thẳng với Mỹ là một bước cốt yếu để hòa nhập cộng đồng quốc tế, gồm cả khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các viện trợ tài chính quốc tế để tái cơ cấu nền kinh tế của họ.
Dù cho còn nhiều ý kiến e ngại, bước ngoặt ngoại giao tuần này mang lại hy vọng nhiều hơn về cơ hội hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và sự phi hạt nhân hóa ở đây, và cũng trao hy vọng cho việc giải quyết những căng thẳng ở nơi khác thông qua ngoại giao.
Theo CATP
Quốc tế thận trọng trước tuyên bố của Triều Tiên
Theo các hãng thông tấn nước ngoài, cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng đầu tiên trước tuyên bố ngừng hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 29/2 nói rằng việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên quyết định ngừng chương trình hạt nhân là "động thái khiêm tốn đầu tiên" sau sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong il.Cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên về việc chính quyền Triều Tiên ngừng chương trình hạt nhân là "bước đi quan trọng" để tiến tới giải quyết các mối quan ngại liên quan đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Ông Gemba nói rằng Tokyo hy vọng chính quyền Triều Tiên sẽ có "hành động cụ thể" và thỏa thuận trên sẽ mở đường cho các cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên.
Hàn Quốc ngày 29/2 cũng tuyên bố hoan nghênh thỏa thuận này. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này mong rằng thỏa thuận sẽ được thực hiện một cách trung thực, đồng thời cho rằng thỏa thuận này đã đặt nền tảng cho các tiến triển trong nỗ lực của Hàn Quốc nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân một cách toàn diện và cơ bản.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano nói rằng IAEA đã "sẵn sàng trở lại" cơ sở hạt nhân Yongbyon ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để giám sát việc ngừng các hoạt động hạt nhân tại đây.
Ngày 29/2, Mỹ cho biết Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đồng ý ngừng các vụ thử hạt nhân, phóng tên lửa tầm xa cũng như chương trình làm giàu urani để đổi lấy hàng viện trợ từ phía Washington.
Phía Triều Tiên cùng ngày cũng đã xác nhận thông tin này./.
Theo TTXVN
Triều Tiên bất ngờ ngừng hạt nhân để đổi lương thực: 5 câu hỏi lớn Đồng ý đầy bất ngờ của Triều Tiên, ngưng chương trình làm giàu urani và thử tên lửa để đổi lấy viện trợ lương thực của Mỹ, đã tạm thời tháo ngòi căng thẳng tại một trong những cuộc khủng hoảng an ninh phức tạp nhất thế giới. Nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng ý ngưng các vụ...