Đằng sau chuyến thăm TQ của Bộ trưởng James Mattis
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc (TQ) vào hôm qua (26-6), vài tuần sau khi ông nói rằng Mỹ sẽ sẵn sàng cạnh tranh quyết liệt với TQ và cáo buộc Bắc Kinh đe dọa và cưỡng ép tại biển Đông.
Chuyến thăm TQ là một phần trong lịch trình đến thăm các nước châu Á của ông Mattis, trong đó có Hàn Quốc và Nhật Bản. Bộ trưởng Mattis đã đến thăm châu Á bảy lần trong hơn một năm qua kể từ khi trở thành bộ trưởng nhưng chưa bao giờ ông đến TQ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2014, Mỹ cử một bộ trưởng Quốc phòng đến thăm TQ. Tại Bắc Kinh, ông Mattis sẽ gặp các quan chức quốc phòng cấp cao, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa. Theo ông Mattis, cuộc gặp mặt tại Bắc Kinh sẽ thảo luận những dự tính chiến lược dài hạn của TQ và xác định các lĩnh vực hợp tác quân sự khả dĩ hai bên.
Chuyến thăm TQ diễn ra trong bối cảnh Trung-Mỹ đang đối đầu căng thẳng ở nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại và an ninh. Chính quyền ông Trump đã thông báo lệnh áp thuế 25% với khối lượng hàng nhập khẩu từ TQ có giá trị 50 tỉ USD. Sau khi phía Bắc Kinh thông báo sẽ “ăn miếng trả miếng”, ông Trump tăng quy mô đánh thuế lên đến 200 tỉ USD, buộc TQ dù rất tức giận nhưng bắt đầu hạ giọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Về quân sự, cuối tháng 5 vừa qua, Lầu Năm Góc đã rút lời mời TQ tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương (viết tắt là Rimpac) vì động thái được cho là “tiếp tục quân sự hóa” trên biển Đông của Bắc Kinh. Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau khi TQ lần đầu tiên đưa máy bay ném bom ra hòn đảo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ông Mattis từ chối bình luận về quan hệ Mỹ-Trung trước chuyến thăm và nhấn mạnh: “Tôi chuẩn bị đến đó để đối thoại”. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ Nhiệm Quốc Cường nói: “Lợi ích chung của Mỹ và TQ là phát triển một mối quan hệ quân sự song phương vững mạnh và ổn định”.
Bộ trưởng Mattis nói: “Mỹ, TQ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có chung một mục tiêu: phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể được kiểm chứng và không thể bị đảo ngược ở bán đảo Triều Tiên”. Người đứng đầu Lầu Năm Góc hối thúc TQ giữ vững các áp lực tài chính đối với Triều Tiên liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa.
Sau TQ, ông Mattis sẽ lần lượt đến Hàn Quốc, Nhật Bản để hội đàm với hai người đồng cấp là Song Young-moo và Itsunori Onodera vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này. Động thái này củng cố lòng tin và trấn an cả hai đồng minh, tái khẳng định cam kết của Washington đảm bảo an ninh khu vực không hề thay đổi dù Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 12-6 bất ngờ công bố Mỹ sẽ ngừng các cuộc tập trận chung quy mô lớn với Hàn Quốc sau khi ông Trump gặp gỡ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore.
HOÀNG PHÚ
Theo PLO
Mỹ sẽ có biện pháp đối phó tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Vấn đề Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông sẽ là một trong những chủ đề dự kiến sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đề cập đến trong chuyến thăm trung Quốc tuần này, hãng tin AFP cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (Ảnh: AFP)
Phát biểu với các phóng viên hôm qua trước chuyến công du Trung Quốc từ ngày 26/-28/6, Bộ trưởng Mattis cho biết, ông muốn "dùng biện pháp" đối phó với các tham vọng của Trung Quốc sau khi nước này ngang nhiên triển khai vũ khí đến các thực thể trên Biển Đông và tìm cách mở rộng ảnh hưởng sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương.
Tháng trước, Lầu Năm Góc đã xóa tên Trung Quốc trong danh sách các nước được mời tham gia cuộc tập trận đa phương ở Thái Bình Dương (RIMPAC 2018) để phản đối việc Bắc Kinh ngang nhiên triển khai các hệ thống vũ khí trên các đảo xây dựng trái phép ở Biển Đông. Vài ngày sau đó, Bộ trưởng Mattis cũng cảnh báo, Bắc Kinh có thể đối mặt với "hậu quả lớn hơn trong tương lai" nếu tiếp tục quân sự hóa Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã triển khai các tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và hệ thống gây nhiễu và một số thiết bị khác ở quần đảo Trường Sa và đáp máy bay ném bom xuống đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhiều nước lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng các công trình trái phép này để mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự và âm mưu kiểm soát hoạt động ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trong chuyến công du này, ngoài vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Mattis cũng hy vọng Trung Quốc xác nhận lại cam kết gây sức ép buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6.
"Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có một mục tiêu chung đó là giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên", ông Mattis nói.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ thừa nhận chưa biết Triều Tiên có giữ lời hứa hay không Không ai trong chính quyền Tổng thống Donald Trump biết liệu Triều Tiên có giữ lời hứa của mình sau cuộc gặp Thượng đỉnh hay không. Binh sĩ Triều Tiên nhìn qua ống nhòm tại khu vực Bàn Môn Điếm. Ảnh: EPA. Vào ngày hôm qua (20.6), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết ông không nắm được bất kỳ thông...