Đằng sau chuyện đi Tết ban giám hiệu
Chúng ta thấy hầu như giáo viên không đi Tết cho nhau mà chỉ đi Tết ban giám hiệu, nhất là cho hiệu trưởng là điều “nằm lòng”, nhất định phải có!
Trong mạch bài về “thủ tục” đi Tết cho ban giám hiệu, đặc biệt là cho hiệu trưởng; chúng ta đã thấy các tác giả (là người trong cuộc) mạnh dạn đưa ra những sự thực, những điều “mắt thấy tai nghe” từ cơ sở.
Đó là, dù không muốn nhưng ai cũng phải làm vì quan niệm rằng mọi người làm sao thì mình làm vậy! Do đó mà thành cái nếp, cứ lặp đi lặp lại từ năm này đến năm khác, không có điểm dừng…
Xét về mặt tình cảm, ai cũng có sự kính trọng đối với ban giám hiệu nhà trường và luôn có sự thương yêu, chia sẻ với đồng nghiệp, với nhân viên trong trường.
Nhưng xem xét kỹ, chúng ta thấy hầu như giáo viên không đi Tết cho nhau (vì ai cũng … như nhau chăng?) mà chỉ đi Tết ban giám hiệu, nhất là cho hiệu trưởng là điều “nằm lòng”, nhất định phải có! Câu tục ngữ “Nước chảy chỗ trũng” đưa vào đây thật chí lý…
Đằng sau chuyện đi Tết ban giám hiệu. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet.vn)
Nhưng xin hỏi là giáo viên, nhân viên đi Tết cho ban giám hiệu, cho hiệu trưởng có phải xuất phát từ tình cảm chân thực, vô tư không?
Video đang HOT
Sao không dành “tình cảm” tốt đẹp này cho những gia đình thầy cô, nhân viên khó khăn trong nhà trường để cùng vui Têt ?
Ngay cả giám đốc, phó giám đốc sở Giáo dục; khi còn “ghế” thì ngày Tết khách ra vào nhà nườm nượp; đúng với câu Kiều “ Ngựa xe như nước, áo quần như nêm“. Một khi về hưu rồi thì chẳng còn mấy ai nhớ đi Tết nữa!
Vậy thì chuyện đi Tết ban giám hiệu, cho hiệu trưởng phần lớn không phải vì tình cảm mà đó là những món quà, những bao thư “thay lời muốn nói”…
Đó là những giáo viên không có “gốc gác”, luôn luôn bị “hành” quanh năm. Họ muốn “mua” sự bình yên cho mình trong những tháng còn lại của năm học và về sau.
Đó là những giáo viên thường dạy thêm một cách “tích cực” (dạy sáng, chiều, trưa, tối) không bao giờ “mệt mỏi” vì thu nhập khá cao.
Họ muốn ban giám hiệu, hiệu trưởng “chở che”, “chống lưng” cho việc dạy thêm của mình.
Đó là những giáo viên có “xác suất” vi phạm kỷ luật cao. Họ muốn dịp Tết để ban giám hiệu “bỏ qua”, dễ dãi hơn với những khuyết điểm của mình!
Tết năm ấy, tôi có nhận món quà của một giáo viên X. và nghĩ rằng đó chỉ là tình cảm thầy trò, đồng nghiệp.
Giữa học kỳ 2, học sinh phàn nàn giáo viên X. ấy thường chểnh mảng trong giảng dạy; thậm chí dạy một tiết rồi tự ý ra ngoài, hết giờ vào ký dạy hai tiết!
Không chỉ một, hai lần mà là có nhiều lần như thế! Oái ăm thay, thầy hiệu trưởng lại phân công tôi kiểm tra lại sổ đầu bài và lấy ý kiến học sinh!
Rất khó xử vì nếu mình kiểm tra qua loa, báo cáo với hiệu trưởng là sự việc không có gì, chỉ là “hiểu nhầm” chẳng hạn thì mình không làm tròn trách nhiệm! Nhưng nếu báo cáo đúng sự thật thì giáo viên X. sẽ bị nhắc nhở, bị cắt thi đua cuối năm vì sự việc có thật như học sinh phản ánh!
Với tinh thần trách nhiệm, tôi báo cáo lại với hiệu trưởng những sự thật (qua sổ đầu bài, qua ý kiến học sinh). Và giáo viên X. cũng đã giận tôi nhưng tôi tin là em sẽ tiến bộ khi được tập thể góp ý chân tình…
Đâu phải quà Tết của giáo viên đi tặng ban giám hiệu, cho hiệu trưởng là luôn ngọt ngào mà lắm khi nhuốm vị đắng là thế… “ Của biếu là của lo, của cho là của nợ” – lời người xưa nói có sai bao giờ!
TRẦN THẢO
Theo giaoduc.net.vn
Quảng Bình: Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chịu trách nhiệm liên đới nếu học sinh mua bán, sử dụng pháo
Đặc biệt văn bản này nêu rõ, giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra tình trạng học sinh mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Theo văn bản Sở GD&ĐT Quảng Bình gửi các cơ sở giáo dục, nếu để xảy ra tình trạng học sinh mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép trước, trong và sau Tết Nguyên đán, giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ngày 10/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị này vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm túc công văn của Bộ GD&ĐT về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và lễ hội Xuân 2020.
Đặc biệt văn bản này nêu rõ, giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để xảy ra tình trạng học sinh mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Ảnh minh họa.
Sở GD&ĐT Quảng Bình cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức tham gia giao thông, pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cho học sinh; Quán triệt giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Tổ chức ký cam kết với cha mẹ học sinh về việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục kiến thức tham gia giao thông cho học sinh; Không giao mô tô, xe máy cho học sinh khi chưa có giấy phép lái xe, chưa đủ tuổi theo quy định pháp luật và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; tuyên truyền, giáo dục học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi đi bằng phương tiện xe hai bánh chạy bằng điện.
Tiến Thành
Theo Dân trí
Phụ huynh lo lắng khi phát hiện 'thịt gà có giòi' trong bữa ăn cho học sinh tiểu học Lãnh đạo trường Tiểu học Trần Quốc Toản (TP Huế) cho rằng, sinh vật phát hiện trong thịt gà phục vụ bữa ăn cho học sinh bán trú là ấu trùng đen chứ không phải dòi. Nhiều ngày qua, dư luận Thừa Thiên - Huế xôn xao trước thông tin thịt gà có giòi phục vụ bữa ăn cho học sinh bán trú...