Đằng sau chuyện cố vấn an ninh Mỹ bị sa thải
Khi John Bolton đang ở Mông Cổ thì cách đó hơn 1.200 dặm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo nên sự kiện tâm điểm của báo chí thế giới, bằng việc trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên và bắt tay với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Ông John Bolton. (Ảnh: AP)
Khoảng cách đó đã nói lên một số thứ.
Bolton, một người luôn duy trì quan điểm cứng rắn với Triều Tiên, lên lịch sang Mông Cổ nhiều tuần trước khi ông Trump mời ông Kim đến gặp gỡ ở khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Nhưng sự vắng mặt của vị cố vấn an ninh quốc gia trong một sự kiện quan trọng như vậy nói lên khoảng cách giữa hai người đàn ông lớn như thế nào.
Những mâu thuẫn lặp đi lặp lại giữa họ về chính sách và phong cách đã lên đến đỉnh điểm vào hôm 10/9, khi ông Trump thông báo trên Twitter về việc sa thải ông Bolton.
Thông báo của Tổng thống Donald Trump được đưa ra không lâu sau khi cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban về hòa bình cho Afghanistan đổ vỡ.
Trump và Bolton hiếm khi gặp nhau trong quan điểm về các vấn đề nóng toàn cầu. Vị cố vấn an ninh quốc gia ủng hộ chính sách hiếu chiến hơn vị tổng thống luôn giương ngọn cờ “nước Mỹ là trên hết” trong những vấn đề như Iran, Triều Tiên và Afghanistan.
“John Bolton đúng thật là diều hâu”, ông Trump nói với đài NBC hồi tháng 6. “Nếu được quyền quyết, ông ấy sẽ gộp cả thế giới vào một. Nhưng điều đó cũng chẳng sao vì tôi muốn cả hai phía”, ông Trump nói.
Tổng thống Mỹ khẳng định vẫn tôn trọng bất đồng và ganh đua trong đội ngũ làm việc cho ông. Nhưng ông dần dần tin rằng sự hiện diện của ông Bolton khiến nhiều lãnh đạo nước ngoài sợ. Và cuối cùng ông cảm thấy mệt mỏi với một cố vấn an ninh quốc gia thích dùng dao, AP dẫn lời các quan chức giấu tên trong chính quyền Mỹ cho biết.
Mùa xuân năm nay, ông Bolton thấy mình bị loại khỏi các cuộc họp quan trọng của Nhà Trắng và những sự kiện mà tổng thống coi là chiến thắng ngoại giao, bao gồm chuyến thăm lịch sử đến Triều Tiên.
Khi ông Trump gặp ông Kim, ông Bolton đang bắt tay ngoại trưởng Mông Cổ.
Dù cuộc gặp ông Kim chủ yếu là do ông Trump dàn xếp, chuyến đi ít người chú ý đến Mông Cổ của ông Bolton là một bước trong kế hoạch lớn của ông nhằm kiểm soát ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ở Trung Á.
Video đang HOT
Hai chuyến thăm nói lên hai quan điểm thế giới đối ngược nhau.
Ông Trump cũng không bao giờ thích cặp ria mép của ông Bolton.
Tổng thống Mỹ dành cả sự nghiệp để tạo dựng hình ảnh, thích ngoại hình nổi bật và thường tự hào về các thành viên gia đình và quan chức Nội các lúc nào trông cũng như vừa bước ra từ buổi thử vai quan trọng.
Nhưng bộ ria mép rậm rạp của ông Bolton không hợp với hình ảnh đó.
Ông Bolton, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc trước khi trở thành nhà bình luận về an ninh quốc gia trên đài Fox News, tự bước vào cuộc chạy đua tổng thống năm 2016 để thúc đẩy chính sách đối thoại cứng rắn mà ông ủng hộ.
Những quan điểm tân bảo thủ của ông không bao giờ hợp với chủ trương biệt lập của ông Trump, nhưng trong giai đoạn chuyển giao lãnh đạo, ông Bolton đã sải bước trên hành lang mạ vàng của Tháp Trump để đến gặp vị tổng thống vừa đắc cử.
Lần đó ông Bolton không được chấp nhận.
Ông Trump sau đó nói với những người thân tín rằng tư tưởng diều hâu của ông già ria mép không bao giờ phù hợp với chính quyền của ông. Nhưng ông Trump vẫn theo dõi các cuộc bình luận trên truyền hình của ông Bolton bằng ánh mắt ngưỡng mộ.
Cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên từ Trump, ông Michael Flynn, từ chức chỉ khoảng 1 tháng sau khi nhận việc và sớm bị buộc tội nói dối FBI. Người thứ hai là H.R. McMaster hiểu sự lo lắng của ông Trump nên thường thực hiện những bài thuyết trình dài và chi tiết.
Ông Bolton trở thành lựa chọn thứ ba của ông Trump, chủ yếu do sức mạnh của những lần xuất hiện trên truyền hình. TV giúp ông Bolton nhận được công việc này, nhưng cũng khiến ông mất nó.
Khi áp lực gia tăng lên Nhà trắng do những dấu hiệu kinh tế chậm lại và bất hòa toàn cầu gia tăng, ông Trump ngày càng ưu ái những trợ lý sẵn sàng bảo vệ ông trên truyền hình.
Ông Bolton đặt lịch để lên sóng trong hai chương trình đối thoại Chủ nhật vào cuối tháng 8 nhưng sau đó rút. Ông nói rằng ông không thoải mái khi phải bảo vệ một số kế hoạch của chính quyền. Điều đó khiến tổng thống khó chịu, một quan chức giấu tên của Nhà Trắng tiết lộ.
Ông Trump đã tranh luận về việc sa thải Johnson từ mấy tuần trước, lắng nghe tư vấn của những đồng minh bên ngoài như người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson.
Càng ngày tổng thống Mỹ ngày càng lo ngại khi vị cố vấn an ninh quốc gia, người luôn chỉ trích khả năng đối thoại giữa ông Trump với lãnh đạo Iran và lực lượng Taliban ở Afghanistan.
Ngoài ra còn có những khó chịu khác.
Bolton mâu thuẫn với Trump trong các vấn đề liên quan đến vai trò của Nga trên toàn cầu. Năm ngoái, ông Bolton đạo diễn một chiến dịch thầm lặng trong chính quyền và với các đồng minh nước ngoài để thuyết phục ông Trump duy trì lực lượng Mỹ ở Syria nhằm quét sạch tàn dư của IS và ảnh hưởng của Iran ở khu vực.
Ông Trump và ông Bolton nói chuyện qua điện thoại vào tối 9/9 và không giữ được bình tĩnh, giống như nhiều lần khác trong phòng Bầu dục. Tranh cãi về Afghanistan, tổng thống giận dữ trước sự phản đối của ông Bolton đối với kế hoạch đón lãnh đạo Taliban tại trại David nhằm đi đến một thỏa thuận hòa bình.
Hôm sau, ông Trump viết trên Twitter rằng ông “đã thông báo cho ông John Bolton từ đêm qua rằng Nhà Trắng không cần sự phụng sự của ông ấy nữa”.
“Tôi bất đồng mạnh mẽ với nhiều đề xuất của công ấy”, ông Trump nói tiếp. Nhưng ông Bolton viết kiểu khác trên Twitter: “Đêm qua tôi đề nghị từ chức và Tổng thống nói hãy bàn vào ngày mai”.
Sự ra đi của ông Bolton được thông báo chỉ 90 phút trước khi ông có cuộc họp tại Nhà Trắng với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, hai quan chức cũng nhiều lần mâu thuẫn với vị cố vấn. Cuộc họp sau đó vẫn diễn ra.
Một bức ảnh về cuộc họp được lan truyền nói lên tâm trạng của họ về sự ra đi của Bolton: Hai ông Pompeo và Mnuchin cùng cười rất tươi.
BÌNH GIANG
Theo tienphong/AP
Dùng bản đồ dự báo bão sai lệch, Tổng thống Trump vi phạm luật liên bang
Vòng tròn vẽ tay trong tấm bản đồ ông Trump sử dụng để cập nhật về tình hình mới nhất của siêu bão Dorian dường như là nỗ lực để biện minh cho sai sót trước đó.
Khi Dorian với sức gió khủng khiếp lăm le tiến về nước Mỹ, một "cơn bão" trên các trang mạng xã hội cũng đang nổi lên sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục trưa 4/9 (giờ địa phương).
Tổng thống Trump cầm một bản đồ cập nhật về đường đi và mức độ ảnh hưởng của siêu bão. Nhưng cư dân mạng nhanh chóng phát hiện ra điểm bất thường ở vòng tròn được vẽ thêm bằng bút dạ đen. Chi tiết sửa đổi này phù hợp với khẳng định của ông Trump trước đó rằng Alabama có thể nằm trong số các bang bị bão tấn công nhưng trái ngược với dự báo và khẳng định của các nhà khí tượng học.
Vòng tròn đen được vẽ thêm trong bản đồ Tổng thống Trump dùng. (Ảnh: AP)
"Đây là một cuộc tấn công trực tiếp, cơn bão sẽ ảnh hưởng tới nhiều bang. Chúng ta thấy nó tấn công không chỉ Florida mà cả Georgia và đang tiến về Gulf. Đó là dự đoán ban đầu", ông Trump nói, lưu ý rằng cơn bão trên thực tế đã rẽ phải và hướng lên dọc bờ biển đông nam Mỹ.
Nhiều người thắc mắc vì sao thừa nhận Dorian đổi hướng nhưng ông chủ Nhà Trắng không sử dụng bản đồ mới nhất cập nhật về đường đi của cơn bão mà vẫn "cố đấm ăn xôi" với tấm bản đồ tự biên tự diễn lỗi thời này.
Một số ý kiến cho rằng chính ông Trump hoặc phụ tá của ông đang cố vớt vát dự đoán sai lệch ban đầu của ông. Tuy nhiên, một nhà khí học lưu ý rằng nhà lãnh đạo Mỹ có thể đã vi phạm luật liên bang khi đưa ra một báo cáo thời tiết sai lệch.
"Bất cứ ai cố tình phát hành hoặc xuất bản bất cứ dự báo thời tiết giả hoặc cảnh báo về điều kiện thời tiết sai lệch với dự báo hoặc cảnh báo được Cục Thời tiết, Dịch vụ tín hiệu Mỹ hoặc các cơ quan chính phủ cung cấp sẽ bị phạt hoặc phạt tù không quá chín mươi ngày", Sputnik dẫn lại Đạo luật liên bang năm 1948 cho hay.
Khi được hỏi về tấm bản đồ chữa cháy vụng về, ông Trump nói không biết về việc nó bị vẽ thêm vòng tròn đen mở rộng tầm ảnh hưởng của cơn bão.
Tấm bản đồ cập nhật mới nhất về đường đi của siêu bão Dorian. (Ảnh: Twitter)
Hôm 1/9, vào thời điểm Dorian đang càn quét phía đông Bahamas, ông Trump tuyên bố rằng cơn bão này sẽ tấn công nhiều bang Mỹ, trong đó có Alabama. Nhưng ngay sau đó, Dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ cập nhật tình hình cho biết cơn bão bất ngờ đổi hướng di chuyển vùng ven biển đông nam Mỹ thay vì đi sâu vào trong đất liền như dự báo trước đó.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia ở Birmingham, Alabama cũng khẳng định Alabama không chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ siêu bão quái vật.
Bất chấp điều này, trong những lần đề cập sau đó, ông Trump vẫn khẳng định rằng Alabama vẫn sẽ nằm trong phạm vi ảnh hưởng.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Nữ trợ lý riêng 26 tuổi của Tổng thống Mỹ đột ngột rời Nhà Trắng Trợ lý riêng của Tổng thống Donald Trump, Madeleine Westerhout - người đã đồng hành cùng ông kể từ khi nhậm chức đã rời Nhà Trắng. Hôm 29-8 do cáo buộc tiết lộ thông tin hoạt động của Phòng Bầu dục, Nhà Trắng và lịch trình của gia đình Tổng thống Donald Trump. Trợ lý riêng của Tổng thống Mỹ, Madeleine Westerhout bất...