Đằng sau chuyện chủ quán thịt chó, mèo đóng cửa, phóng thích 25 con vật
Câu chuyện anh Phạm Văn Dương (40 tuổi) ở Thái Bình quyết định đóng cửa quán giết mổ chó, mèo để làm việc khác, dù thu nhập hiện tại khá cao, khiến cư dân mạng thả tim. Đằng sau đó là câu chuyện nói lên nhiều điều.
Số chó, mèo được anh Dương phóng thích và bàn giao cho FOUR PAWS – ẢNH: NVCC
Không muốn con chứng kiến cảnh giết mổ
Chiều 20.12, tại căn nhà hai tầng lụp xụp số 343 Lý Thường Kiệt, TP.Thái Bình, anh Phạm Văn Dương tiếp chúng tôi trong tâm trạng khá thoải mái, cởi mở. Anh cho biết sinh ra và lớn lên tại thôn Giáo Nghĩa, xã Bình Minh, H.Kiến Xương nơi có đông đồng bào Công giáo, bản thân anh cũng là người theo đạo. Vợ chồng anh đã theo đuổi nghề kinh doanh ăn uống được gần chục năm.
Sau khi bôn ba khắp các vùng từ Thạch Thất, Sóc Sơn (Hà Nội) hay Hải Dương để mở nhà hàng, quán ăn, đầu năm 2019 anh quyết định về Thái Bình thuê căn nhà trên mặt phố Lý Thường Kiệt để mở quán. Anh Dương nhớ lại: “Khi về quê, lúc đó tôi cũng chưa biết sẽ làm gì nên tiếp tục mở quán thịt chó, mèo và nhận nấu thêm cơm đặt. Trong thâm tâm, thực sự tôi cũng không muốn gắn bó lâu dài với nghề giết mổ chó, mèo, mà đơn thuần chỉ vì chưa biết làm nghề gì khác để sinh nhai. Gia đình tôi sinh hoạt tại nhà ở tổ 5, P.Hoàng Diệu. Đó cũng là nơi tôi tập kết, giết mổ chó, mèo, sau đó chuyển sang quán để chế biến, bán cho thực khách”.
Video đang HOT
Anh Dương tự tay phá bỏ bảng hiệu quán ăn thịt chó, mèo của mình – ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Nói về lý do đóng cửa quán, anh Dương chia sẻ: “Chúng tôi có hai con gái, cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học lớp 1. Thực sự là bậc làm cha mẹ, chúng tôi không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố, mẹ giết thịt chó, mèo. Ngay như bố tôi dù tuổi đã cao, nhưng mỗi lần tôi giết thịt chó, mèo ông đều quay mặt đi chỗ khác, không dám xem. Từ hôm nghỉ giết mổ chó, mèo, gia đình tôi thấy nhẹ nhõm hẳn. Bản thân tôi như trút đi được một gánh nặng vô hình”.
Hợp tác với tổ chức bảo vệ động vật
Theo anh Dương, bình thường việc kinh doanh của gia đình khá thuận lợi. Những ngày đầu tháng âm lịch đến giữa tháng thì lác đác khách; từ khoảng giữa đến cuối tháng khách đông hơn. Một ngày anh giết mổ khoảng 5 con chó, 3 – 4 con mèo, tính trung bình thu nhập gia đình 1 – 2 triệu đồng/ngày.
Thế nhưng anh Dương thừa nhận: “Thu nhập thì như vậy, tuy nhiên tôi chưa thấy ai giết mổ chó mèo mà giàu lên được. Như gia đình tôi chẳng hạn, cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống thường ngày. Bản thân tôi là người theo đạo, cũng không mê tín hay tâm linh gì, nhưng tôi cảm thấy ít nhiều có mối liên hệ giữa việc giết mổ động vật, đặc biệt là chó, mèo với hậu vận của người kinh doanh mặt hàng này”.
Được biết, hơn 2 tháng trước, một thành viên của FOUR PAWS (tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có văn phòng tại Việt Nam, chuyên thực hiện nhiệm vụ bảo tồn các loài động vật hoang dã, đồng thời giáo dục, khuyến khích mọi người đối xử với động vật bằng sự tôn trọng và yêu thương) đã tìm gặp anh Dương đề xuất, mời anh tham gia chương trình.
“Sau khi gặp bạn Hùng, được bạn ấy thuyết phục, khoảng mấy ngày sau, vợ chồng tôi quyết định phối hợp với FOUR PAWS Việt Nam nghỉ kinh doanh, giết mổ chó, mèo để chuyển sang nghề khác. Hết tháng này, tôi sẽ bắt tay vào công việc mới mà tôi ấp ủ đã lâu”, anh Dương phấn khởi nói.
Khi đóng cửa quán, ngoài việc dỡ biển hiệu, dừng kinh doanh giết mổ chó, mèo, anh Dương cũng tự nguyện bàn giao 19 con chó và 6 con mèo đang nhốt trong lồng chờ giết mổ cho đại diện của FOUR PAWS. Những chú chó, mèo này được tình nguyện viên kiểm tra sức khỏe và chuyển tới những địa chỉ cứu hộ, chờ được nhận nuôi.
Theo FOUR PAWS International, mỗi ngày tại các thành phố ở Đông Nam Á có hàng chục ngàn con chó, mèo bị giết để lấy thịt. Ngành buôn bán thịt chó, mèo tạo ra mối hiểm họa lớn cho sức khỏe cộng đồng, đáng kể nhất là lây truyền bệnh dại từ động vật sang người. FOUR PAWS đã phát động một chiến dịch lớn thu hút hơn 1 triệu chữ ký khắp thế giới cho bản kiến nghị đóng cửa vĩnh viễn ngành buôn bán này, trong đó có 200.000 chữ ký của người Việt Nam.
Thanh Hằng
Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng: 'Người dân không cần tích trữ'
"Chợ, siêu thị vẫn hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa, người dân không nên tích trữ hàng hóa. Thành phố chỉ đóng cửa những ngành hàng không cần thiết, cửa hàng bán đồ ăn sẵn, giải khát", ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, khuyến cáo.
'Chợ, siêu thị hoạt động bình thường, người dân không cần tích trữ'. Ảnh: Giang Thanh
Ngày 30/7, Sở Công TP Đà Nẵng có văn bản gửi các đơn vị về việc đảm bảo thực phẩm, hàng hóa tại các chợ, siêu thị để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân sau khi UBND TP Đà Nẵng dừng việc kinh doanh ăn uống, kể cả bán hàng qua mạng, bán hàng mang về từ 13h cùng ngày.
Cụ thể, Sở Công thương yêu cầu các đơn vị tích cực khuyến cáo người dân không nên mua tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với số lượng lớn. Theo Sở Công thương, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hoá, các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm vẫn hoạt động bình thường.
Sở đề nghị Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Ban quản lý chợ quận, huyện có phương án sắp xếp, bố trí trong việc giao nhận, mua bán hàng hoá hợp lý, không tập trung đông người; đề nghị các tiểu thương và người dân tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với chợ Đầu mối Hoà Cường, Sở yêu cầu đơn vị quản lý chợ phải phối với lực lượng công an, y tế và chính quyền địa phương thành lập chốt kiểm soát, tập trung kiểm tra bắt đầu thời điểm từ 2 giờ sáng trở đi; thực hiện các biện pháp phân bổ hàng hoá, sang xe ngay khu vực bên ngoài chợ, không tập trung đông người, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Theo ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương TP Đà Nẵng, các siêu thị, chợ đều lên kế hoạch cung ứng từ trước, đảm bảo nguồn hàng dồi dào, phong phú phục vụ đủ nhu cầu thiết yếu của người dân.
"Chợ, siêu thị vẫn hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa, người dân không nên tích trữ hàng hóa. Thành phố chỉ đóng cửa những ngành hàng không cần thiết, cửa hàng bán đồ ăn sẵn, giải khát".
Đại diện các siêu thị lớn ở Đà Nẵng đều khẳng định sẽ mở cửa trong suốt đợt cách ly xã hội và đã có kế hoạch cung ứng, phân phối nguồn hàng hợp lý, đảm bảo hàng hóa dồi dào cho người dân. Nhiều siêu thị triển khai dịch vụ ship thực phẩm về tận nhà để hạn chế tiếp xúc, đảm bảo khoảng cách.
Theo ông Trần Quốc Việt, Giám đốc Siêu thị Vinmart Đà Nẵng, lượng mua sáng nay tăng mạnh, tuy nhiên, siêu thị không hết hàng. "Siêu thị tư vấn cho người dân dịch vụ " Đi chợ hộ" qua hotline. Chúng tôi đã gửi 50.000 SMS qua khách hàng thông báo siêu thị vẫn mở cửa bình thường và sẽ hỗ trợ khách hàng mua hàng, giao hàng tận nơi miễn phí", ông Việt chia sẻ.
Trước đó, vào tối 29/7 và sáng 30/7, người dân Đà Nẵng đổ xô đi chợ, siêu thị để mua sắm và tích trữ thực phẩm, hàng hóa. Nhiều siêu thị hết hàng cục bộ. Ghi nhận ở siêu thị Big C, quầy thịt hết veo chỉ sau 1 tiếng bày hàng; nhân viên phải liên tục làm việc để lấp đầy các quầy thực phẩm khác. Tại các chợ lớn, người dân chen chúc đi mua thực phẩm, gạo, các nhu yếu phẩm
Quán cafe ở Sài Gòn "gây bão" khắp MXH vì dàn nhân viên quá đẹp trai, ai cũng như soái ca khiến chị em bấn loạn Trong muôn vàn cách thu hút khách hàng, sở hữu một dàn nhân viên toàn "trai xinh gái đẹp" cũng là chiêu không bao giờ sợ lỗ! Ai cũng hiểu, khi kinh doanh hàng ăn, quán uống, ngoài chuyện menu hấp dẫn, giá cả cạnh tranh, không gian hợp lý... thì đội ngũ nhân viên cũng là một yếu tố cực kỳ quan...