Đằng sau “chiến tích” xử tranh chấp khối tài sản nghìn tỷ của bà bán bún
Hàng loạt vụ việc tranh chấp dân sự, kinh tế phức tạp như vụ phân xử khối di sản thừa kế 1.000 tỷ đồng của bà bán bún tại TPHCM, vụ đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột tại Trung Quốc… đã được giải quyết thành công, dứt điểm với vai trò của thừa phát lại
Bộ Tư pháp cho biết đến nay, chế định Thừa phát lại đang được thực hiện thí điểm ở 13 địa phương.
Thông tin trên được Bộ Tư pháp đưa ra tại hội nghị tổng kết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36/2012 của Quốc hội diễn ra sáng nay 25/8.
Theo Bộ Tư pháp, 13 địa phương thực hiện thí điểm Thừa phát lại (TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Nghệ An, Tiền Giang, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long) đã thành lập 53 Văn phòng Thừa phát lại, trong đó riêng TPHCM có 11 văn phòng. Nhiều văn phòng Thừa phát lại ở các địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh được đầu tư với nguồn vốn tương đối lớn, có cơ sở vật chất, phương tiện làm việc tốt, thể hiện tính chuyên nghiệp, bài bản…
Tính đến ngày 31/7/2015, các văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt 819.444 văn bản, lập 39.027 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 781 vụ việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 322 vụ việc, đạt tổng doanh thu 119,231 tỷ đồng.
Theo ông Hoàng Sỹ Thành – Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), việc lập vi bằng của Thừa phát lại góp phần bổ sung nguồn chứng cứ, giúp các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, cơ quan tài phán xem xét, giải quyết vụ việc một cách khách quan, đúng pháp luật. Nội dung vi bằng thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực như ghi nhận sự việc thực hiện các giao dịch, thỏa thuận; mô tả hiện trạng nhà; ghi nhận lời khai của người làm chứng; ghi nhận hành vi, thời điểm mua bán; ghi nhận cuộc họp của công ty; ghi nhận việc xâm phạm sở hữu trí tuệ; sự kiện trên internet; việc bàn giao tiền, tài sản, giấy tờ… dùng làm chứng cứ.
Ông Thành cho biết thời gian qua, các văn phòng Thừa phát lại đã lập một số vi bằng có tác dụng thiết thực và được dư luận quan tâm, ủng hộ. Điển hình như việc Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Thạnh (TPHCM) lập vi bằng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến khối di sản thừa kế 1.000 tỷ đồng của bà Thạch Kim Phát ở quận Tân Phú (TPHCM), được dư luận trong nước và cả kiều bào ở nước ngoài quan tâm, biết đến.
Bên cạnh đó, việc lập vi bằng đã góp phần rất lớn trong việc các bên tạo lập chứng cứ, từ đó làm cơ sở hòa giải, thỏa thuận và giải quyết dứt điểm vụ việc. Điển hình là việc Văn phòng Thừa phát lại Quận 1 (TPHCM) lập vi bằng chứng cứ, sau đó Phòng xét xử, xem xét lại nhãn hiệu thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã hủy 2 nhãn hiệu cà phê “Buon Ma Thuot” do Công ty TNHH cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Guangzhou Buon Ma Thuot Coffe Co.,Ltd) đăng ký bảo hộ độc quyền tại Trung Quốc theo yêu cầu của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Bộ Tư pháp, việc lập vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại Quận 1 (TPHCM) đã góp phần đòi lại thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Ảnh minh họa).
Gần đây, Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Tân (TPHCM) đã lập vi bằng theo yêu cầu của GS. Trần Văn Khê về việc ông trao lại cho con gái út của mình là bà Trần Thị Thủy Ngọc bản di nguyện cuối đời cùng bản kiểm kê các tài sản, hiện vật, tư liệu,…tại nhà của ông.
“Nhiều cơ quan hành chính nhà nước đã yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng về thực trạng sử dụng đất, nhà ở nhằm giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, giải quyết đền bù, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở”- ông Thành cho biết.
Phải tổng kết sâu sắc để rút ra hạn chế, biện pháp khắc phục
Theo thống kê, tính đến tháng 6/2015, TAND hai cấp tại TPHCM có 117 vụ việc sử dụng vi bằng làm chứng cứ trong việc xét xử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào số lượng vi bằng được sử dụng trong công tác xét xử để đánh giá hiệu quả hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại mang lại, theo Bộ Tư pháp là chưa toàn diện vì không chỉ đơn thuần là chứng cứ phục vụ cho công tác xét xử của tòa án mà trước hết vi bằng khi được lập đã góp phần giảm bớt các tranh chấp, khiếu kiện phải đưa ra xét xử tại cơ quan tòa án. “Các bên tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp, bất đồng, bồi thường thiệt hại nhanh hơn mà không cần phải khởi kiện ra tòa án”- đại diện Bộ Tư pháp cho biết.
Ông Hoàng Sỹ Thành cho rằng Thừa phát lại là một chế định mới, cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn còn đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, do đó còn nhiều mới mẻ từ công tác quản lý nhà nước đến mô hình tổ chức, hoạt động, phạm vi công việc của Thừa phát lại.
Thừa phát lại đã tồn tại từ lâu và là một chế định không thể thiếu trong việc hỗ trợ hoạt động tư pháp và thực thi các bản án, quyết định của tòa án. Ở một số quốc gia có nghề thừa phát lại truyền thống, lâu đời như Pháp, Anh, Bỉ, Hi Lạp, Hà Lan,… thì đây là một nghề độc lập và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Tư pháp. Ở một số nước khác như Áo, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ailen, Italia, Bồ Đào Nha, chấp hành viên là người thuộc cơ quan nhà nước nhưng nhà nước chỉ cấp một phần hoặc không cấp kinh phí để hoạt động, hoạt động của chấp hành viên thục hiện theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Ông Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TAND Tối cao, cho rằng việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại là một giải pháp có tính đột phá nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động tư pháp nói chung. Theo đó tạo cơ chế, mô hình để người dân có sự lựa chọn được dịch vụ pháp lý tốt nhất và hiệu quả trong việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.
Hoạt động Thừa phát lại bước đầu tạo được lòng tin của nhân dân trong việc lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt văn bản tố tụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp. Hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại góp phần khai thác có hiệu quả nguồn lực trong xã hội, nhất là nguồn nhân lực có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành từ đó giúp nhà nước tiết kiệm được nguồn nhân lực bố trí cho hoạt động này, góp phần tinh giảm bộ máy nhà nước.
Tuy nhiên ông Sơn cho rằng trong giai đoạn thực hiện thí điểm, Nhà nước còn phải bố trí ngân sách để chi trả cho hoạt động tống đạt văn bản của tòa án, cơ quan thi hành án là chưa phù hợp với mục tiêu xã hội hóa một số hoạt động tư pháp trong đó có hoạt động tống đạt văn bản của tòa án, cơ quan thi hành án.
Ông Sơn dẫn chứng: Tính từ khi thực hiện thí điểm, TAND Tối cao đã hướng dẫn các tòa án việc lập dự toán kinh phí tống đạt. Trên cơ sở đó, TAND Tối cao đã phân bổ cho các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm Thừa phát lại tổng kinh phí trên 89,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/7/2015, các TAND đã thanh toán cho Văn phòng Thừa phát lại số tiền gần 62 tỷ đồng.
“Trong thời gian tới cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế xã hội hóa chi phí Thừa phát lại tống đạt văn bản tố tụng để làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước”- ông Sơn kiến nghị.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thủy Khiêm – Phó viện trưởng VKSND Tối cao, cho rằng trong thời gian thí điểm, việc nghiên cứu, xây dựng văn bản pháp luật quy định về vi bằng để đảm bảo giá trị pháp lý của vi bằng và không chồng chéo với các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng, chứng thực còn rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, pháp luật hiện hành chưa quy định thẩm quyền của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại ngang bằng chấp hành viên, cơ quan Thi hành án dân sự như về thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án trong một số cơ quan thuế, ngân hàng. Vì vậy người dân còn e dè, chưa tin tưởng và lựa chọn Thừa phát lại để yêu cầu xác minh, trực tiếp tổ chức thi hành án.
“Để có thể đưa ra quyết định triển khai rộng rãi chế định Thừa phát lại, cần tổng kết sâu sắc, rút ra các nguyên nhân, hạn chế và biện pháp khắc phục. Có thể tiếp tục kéo dài thí điểm một thời gian nữa”- bà Khiêm đề xuất.
Thế Kha
Theo Dantri
Nhảy lầu khi bị phát hiện buôn ma túy
Khi cảnh sát ập vào phòng thu súng và ma túy, Long đạp cửa, lao ra ban công nhảy từ tầng hai xuống đất hòng thoát thân.
Long thay đổi lời khai so với phiên sơ thẩm. Ảnh: Tiến Hùng
Phiên phúc thẩm mở sáng nay của TAND Tối cao xác định Đặng Phi Long (39 tuổi, huyện Đô Lương, Nghệ An) thường xuyên đưa ma túy "đá" từ Nghệ An vào tiêu thụ tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam). Sáng 17/6/2014, Long bị cảnh sát kiểm tra phòng trọ, thu một khẩu súng bắn đạn cao su.
Trong lúc cảnh sát phát hiện nhiều gói ma túy giấu trong các ống tuýp đỡ bồn nước tại nhà vệ sinh, Long bất ngờ đạp cửa phòng xông ra ban công nhảy xuống từ tầng 2 nhằm thoát thân. Tuy nhiên khi vừa tiếp đất, anh ta đã bị khống chế.
Tại cơ quan điều tra, Long khai vào Quảng Nam để mua xe máy cũ, mới đến thuê trọ, không liên quan 116g ma túy "đá" bị phát hiện. Về chuyện nhảy lầu, Long cho rằng do túng quẫn chuyện nợ nần ở quê, lại thêm việc bị tìm thấy ma túy không phải của mình nên muốn tự sát.
Bị TAND tỉnh Quảng Nam tuyên phạt 18 năm tù, Long kháng cáo kêu oan. Tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi, cho rằng quá sợ phải đi tù nên đã phủ nhận tất cả tại phiên sơ thẩm.
Cho rằng Long đã thành khẩn, TAND Tối cao tuyên giảm 2 năm tù.
Về khẩu súng, nhà chức trách xác định có giấy phép sử dụng. Long là tổ trưởng bảo vệ của chi nhánh công ty xây dựng đóng tại Nghệ An nên được giao súng để làm việc. Vì lẽ đó, bị cáo không bị truy tố về tội Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Tiến Hùng
Theo VNE
Điều tra lại vụ án chồng đổ tội cho vợ buôn ma túy Cho rằng vụ án có nhiều điểm chưa sáng tỏ khi người đàn ông bị tuyên án tử hình một mực kêu oan, tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại. Vợ chồng Dũng, Hà và Truyền tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Giang Chinh Sáng nay, TAND Tối cao mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo kêu oan,...