Đằng sau cái chết của 4 công nhân bị đè chết
Chưa bao giờ xóm nghèo lại ảm đạm đến như vậy. Đằng sau cái chết của những ông bố là sự đau đớn của gia đình, nhất là những đứa trẻ nguy cơ phải nghỉ học.
Hai đứa con gái nhà anh Hĩu đòi nghỉ học để ở nhà đi làm thuê giúp mẹ
Chúng con phải nghỉ học thôi!
Tương Lạc 100% thuần nông, ngoài đồng ruộng, người dân nơi đây không biết làm nghề gì khác ngoài đi phụ hồ, bốc vác kiếm tiền. Chính vì vậy mà người dân Tương Lạc nghèo lắm. Nghèo đến nỗi mà trong đám ma “tập thể” của 3 trong 4 nạn nhân xấu số người dân chỉ biết đến và thắp nén hương chia buồn.
Hoàn cảnh nhất vẫn là gia đình anh Tạ Văn Hĩu (nạn nhân xấu số đã chết). Trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, chị Cao Thị Minh (vợ anh Hĩu) gào thét bên di ảnh chồng. Khi đưa xác người chồng về, chị Minh đã ngất lịm.
Nhà chị Minh thuộc diện hộ nghèo của xã, ngôi nhà cấp 4 cũ nát đã xây dựng từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có cánh cửa bằng gỗ. Khó khăn, gia đình chị phải làm cánh cửa tạm bợ bằng nan tre.
Hai đứa con đang trong độ tuổi ăn học cũng chỉ trông chờ vào vài đồng bạc do anh Hĩu đi bốc vác thuê về.
Bản thân anh Hĩu bị vôi hoá cột sống nhiều năm nay. Trước đây anh Hĩu làm nghề đan rổ, rá để bán. Nhưng những năm gần đây không bán được sản phẩm anh phải xin đi làm bốc vác.
“Mỗi lần anh ấy đi làm về là người đau ê ẩm, tôi khuyên anh ấy ở nhà nhưng anh bảo cố làm lo cho con cái học xong sẽ nghỉ thì xảy ra chuyện”, chị Minh nói trong nước mắt.
Chị Minh bị bệnh mờ mắt, đã đi chữa mấy năm nay nhưng không khỏi. Chính vì vậy chị Minh không giúp được gì cho gia đình ngoài việc đồng áng và ở nhà cơm nước.
Video đang HOT
Thắp nén hương cho chồng, chị khóc oà: “Anh đi rồi bỏ lại mẹ con em bơ vơ, giờ em biết làm gì để nuôi các con đây. Sao ông trời không để em chết thay cho anh, anh ơi!”.
Cháu Tạ Thị Thắm (con gái anh Hĩu) hiện đang học lớp 10, thấy mẹ khóc than như vậy lại gần ôm lấy mẹ an ủi: “Nhà mình nghèo, giờ mẹ không có tiền nuôi hai chị em con ăn học nữa đâu. Tới đây chúng con sẽ nghỉ học đi làm thuê lấy tiền cho mẹ chữa mắt”. Nghe con nói, chị Minh lại khóc to hơn.
Hai vợ chồng suýt chết chung
Cách nhà anh Hĩu không xa là nhà nạn nhân La Văn Chung. Nhà anh Chung cũng chung hoàn cảnh nghèo khó của những người bốc vác thuê.
Từ hôm chồng chết, chị Nguyễn Thị Việt (vợ anh Chung) cũng nằm bẹp một chỗ vì sốc. Chỉ có mỗi đứa con trai La Hoàng Nhật vừa tròn 6 tuổi vẫn hồn nhiên nô đùa.
Hoàn cảnh gia đình nạn nhân La Văn Chung cũng nghèo. Cả hai vợ chồng chỉ có nghề bốc vác.
Chị Việt cho biết, hôm đó nếu chị không đi đón cháu Nhật thì chị cũng chết cùng anh Chung rồi.
Chị kể: Hai vợ chồng chị đều làm nghề bốc vác thuê. Như thường lệ có việc là hai vợ chồng đều đi cả. Nhưng lần này do cháu Nhật mới bước vào lớp một, cộng với hàng có ít nên chị ở nhà đón con. Lúc này chồng chị Việt lại gọi thêm anh Nguyễn Văn Kỳ đi cùng thì xảy ra sự việc đau lòng.
Chiếc xe gây ra vụ tai nạn thương tâm
Anh Kỳ trước làm thợ xây, nhưng không có việc nên mới chuyển sang nghề bốc vác được gần một năm nay. Thu nhập bình quân của anh cũng được 70.000 – 100.000 đồng/ ngày.
Ông Lê Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã Hà Phong cho biết, hoàn cảnh của 3 gia đình trên đều rất nghèo khó. Sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo xã Hà Phong đã tổ chức đưa thi thể các nạn nhân về nhà, đồng thời tổ chức mai táng luôn cho họ.
“Thay mặt UBND xã, chúng tôi cũng đã kịp thời hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân một triệu đồng. Đồng thời sẽ vận động hội chữ thập đỏ xã để khuyên góp, hỗ trợ thêm cho các gia đình”, ông Dũng cho biết.
Theo Xahoi
Gia cảnh đáng thương của các nạn nhân vụ sập cổng trường
Không ai có thể kìm nén được lòng mình trước những lời kêu khóc thảm thương của gia đình các nạn nhân tử vong trong vụ sập cổng trường tiểu học làm 4 người chết, 1 người bị thương xảy ra mấy ngày trước.
Hai cô con gái anh Hữu đòi nghỉ học để ở nhà đi làm thuê giúp mẹ.
Tìm đến xóm nghèo thôn Tương Lạc, xã Hà Phong, huyện Hà Trung, một không khí tang tóc, u ám như đang bao trùm nơi đây. Chưa bao giờ trong thôn Tương Lạc lại đón nhận một nỗi đau, nỗi mất mát lớn đến như vậy.
Cả thôn nghèo đang làm đám tang cho những nạn nhân xấu số, những hình ảnh thật đau đớn. Những tiếng kêu gào của gia đình nạn nhân như xé vào lòng những người xung quanh.
Hoàn cảnh éo le nhất có lẽ là gia đình nạn nhân Tạ Văn Hữu, trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, chị Cao Thị Minh (vợ anh Hữu) vẫn gào thét bên di ảnh củangười chồng quá cố. Khi nhận được hung tin, chị Minh đã ngất lịm đi trong nỗi đớn đau.
Cả gia đình vốn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng không đủ ăn, nên anh Hữu dù bị vôi hóa cột sống, nhưng vẫn nai lưng đi bốc vác, kiếm thêm thu nhập nuôi hai đứa con ăn học. Trong dòng nước mắt nghẹn ngào, chị Minh nói: "Mỗi lần anh ấy đi làm về là người đau ê ẩm, tôi khuyên anh ấy ở nhà nhưng anh bảo cố làm lo cho con cái học xong sẽ nghỉ, nhưng ai ngờ...".
Anh Hữu là trụ cột trong gia đình, bản thân chị Minh bị bệnh mờ mắt, đã đi chữa nhiều năm nay nhưng không khỏi. "Hôm đang ngồi ở nhà nghe tin chồng gặp nạn, tôi chỉ mong anh ấy không bị làm sao. Thế mà anh ấy bỏ lại mẹ con tôi bơ vơ".
Con trai anh Chung còn quá nhỏ để cảm nhận nôi đau mất bố.
Cháu Tạ Thị Thắm (con gái anh Hữu) hiện đang học lớp 10, thấy mẹ khóc than, khuôn mặt đờ đẫn như người mất hồn. Thương bố, thương mẹ, Thắm không biết làm gì, ngoài việc an ủi mẹ: "Nhà mình nghèo, giờ mẹ không có tiền nuôi hai chị em con ăn học nữa đâu. Tới đây chúng con sẽ nghỉ học đi làm thuê lấy tiền cho mẹ chữa mắt". Nghe xong câu nói, chị Minh lại gào khóc.
Cách nhà anh Hữu không xa là nhà nạn nhân La Văn Chung. Hoàn cảnh gia đình anh cũng nghèo khó. Chồng đột ngột qua đời, khiến chị Nguyễn Thị Việt (vợ anh Chung) cũng nằm bẹp một chỗ vì sốc. Chỉ có mỗi đứa con trai La Hoàng Nhật vừa tròn 6 tuổi vẫn hồn nhiên nô đùa.
Hai vợ chồng chị đều làm nghề bốc vác thuê. Như thường lệ có việc là hai vợ chồng đều đi cả. Nhưng lần này do cháu Nhật mới bước vào lớp một, chị ở nhà đi đón con nên thoát nạn.
Hàng xóm láng giềng đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân.
Cùng nỗi đau với gia đình hai nạn nhân Hữu và Chung, gia cảnh nhà nạn nhân Nguyễn Văn Kỳ cũng rất khó khăn. Trước đây anh Kỳ làm nghề thợ xây, do không có việc nên phải chuyển sang nghề bốc vác. Một ngày bình quân thu nhập của người bốc vác cũng được 70 - 100 nghìn đồng. Vì lo cho miếng cơm manh áo, cuộc sống, dù nắng hay mưa, hễ có ai gọi là anh Kỳ lại lên đường đi làm.
Cuộc sống khó khăn vất vả, lâu nay trông chờ vào tiền chồng đi làm thuê mang về. Giờ tiền không có, người cũng không còn. Nỗi đau, sự tuyệt vọng của gia đình các nạn nhân thật khó có gì bù đắp nổi.
Sau khi sự việc xảy ra, đại diện chính quyền địa phương, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa, cùng với các lãnh đạo huyện Hà Trung đã đến chia buồn cùng các gia đình xấu số và hỗ trợ một phần kinh phí giúp các gia đình nạn nhân ổn định cuộc sống.
Đức Văn - Duy Tuyên
Theo Dantri
Xây trường cho học sinh ở đảo Sinh Tồn "Chăm lo cho các học sinh ở Trường Sa cũng chính là chăm lo cho tương lai của Tổ quốc", bà Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Qũy học bổng Vừ A Dính đã nhắn nhủ trong chương trình ủng hộ "Vì học sinh Trường Sa thân yêu". Đây là chương trình do Qũy học bổng Vừ A Dính tổ chức nhằm kêu gọi...