Đằng sau các cuộc hội ngộ của anh em Thaksin-Yingluck ở châu Á
Dư luận Thái Lan những ngày gần đây xôn xao với thông tin anh em cựu Thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra xuất hiện ở một số quốc gia châu Á ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử ở nước này. Sự xuất hiện này làm dấy lên nhiều đồn đoán về kế hoạch của anh em nhà Shinawatra.
Anh em Thaksin mua sắm ở Bắc Kinh (Ảnh: Matichon)
Truyền thông Thái Lan đưa tin, hồi đầu tháng này, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra và anh trai là cựu Thủ tướng Thaksin được nhìn thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore. Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của cả hai anh em họ kể từ khi bà Yingluck chạy khỏi đất nước hồi tháng 8 năm ngoái ngay trước phiên tòa luận tội.
Giới quan sát cho rằng, sự xuất hiện của anh em nhà Shinawatra ở các nước châu Á có thể là chuẩn bị cho kế hoạch của đảng Pheu Thai trước cuộc tổng tuyển cử vào đầu năm sau.
Ông Thaksin bị phế truất và phải sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 2008 để tránh bị luận tội. Tuy vậy, ông được cho là vẫn có tác động lớn đến đảng Pheu Thai – tiền thân là đảng Thai Rak Thai do ông Thaksin lãnh đạo. Patrick Jory, chuyên gia nghiên cứu chính trị tại Đại học Queenland (Australia) nhận định, các cuộc gặp gỡ ở Hong Kong và Singapore giữa ông Thaksin và các lãnh đạo Pheu Thai cho thấy đảng này vẫn chịu sự chi phối lớn từ ông Thaksin.
“Cần phải hiểu rằng, “thương hiệu” Thaksin có sức mạnh thế nào đối với những người ủng hộ ông ấy”, chuyên gia Jory nhận định.
Video đang HOT
Ông Thaksin chụp ảnh cùng một thành viên đảng Pheu Thai trong tháng này. (Ảnh: Facebook)
Ông Thaksin là thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 đến khi bị phế truất năm 2006. Ông bị cấm tham gia chính trường và đối mặt với phiên tòa luận tội. Hai năm sau, ông bắt đầu chạy ra nước ngoài, sống lưu vong và bị kết án vắng mặt.
“Ông ấy không thể tự tranh cử năm 2007 và 2011, nhưng tầm ảnh hưởng của ông ấy vẫn còn. Ít nhất là với đảng của ông ấy”, Duncan McCargo, giáo sư Đại học Leeds nhận định.
Truyền thông Thái Lan dẫn lời các quan chức đảng Pheu Thai gặp gỡ ông Thaksin cho biết, cựu lãnh đạo của họ hối thúc họ đoàn kết. “”Ông Thaksin yêu câu cac nghi si đoan kêt va không pha vơ sư đoan kêt đo. Ông ây yêu câu cac nghi si găp gơ cư tri vi cuôc bâu cư đang đên gân”, ông Prayuth Siripanich, một thành viên chủ chốt của Pheu Thai, cho biết. Theo lời quan chức này, tuần trước, 10 cựu nghị sĩ của đảng này đã đáp máy bay đến Hong Kong để gặp gỡ ông Thaksin.
Trước đó, một số nguồn thạo tin cho biết, anh em nhà Shinawatra cũng gặp gỡ cưu Thu tương Thai Lan Somchai Wongsawa hôm 10/2. Giới quan sát cho rằng, những cuộc gặp gỡ này có thể là một phần trong kế hoạch của anh em nhà Shinawatra nhằm tập hợp sự ủng hộ cho các hoạt động chính trị.
Tuy nhiên, Pheu Thai đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc cho rằng đảng này đang bị cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra “giật dây”. Ông Phumtham Wechayachai, Tổng thư kí đảng Pheu Thai, khẳng định cuộc gặp gỡ giữa các thành viên đảng này với ông Thaksin không liên quan đến chính trị. “Các quyết định của Pheu Thai luôn được đưa ra dựa trên quan điểm của các thành viên và của những người ủng hộ. Do vậy, bên ngoài không thể can thiệp vào công việc nội bộ của đảng”, ông Phumtham nói.
Minh Phương
Theo SCMP
Bà Yingluck trốn khỏi Thái Lan 'vào phút chót' do sợ lĩnh án nặng
Nguồn tin thân cận với Yingluck Shinawatra nói bà ra quyết định rời khỏi Thái Lan "vào phút chót" do sợ bị lĩnh án nặng và không được tại ngoại.
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters.
"Bà ấy chọn rời đi vì nghe tin bản án từ tòa sẽ rất nặng và bà không được tại ngoại", Reuters dẫn lời nguồn tin thân cận với cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm nay nói. "Bà ấy không phải người chờ đến phút chót. Bà ấy luôn lên kế hoạch rất cẩn thận. Đó là một quyết định vào phút chót".
Theo nguồn tin, bà Yingluck rời đi cùng hai trợ lý và để lại con trai duy nhất Supasek Amornchat, 15 tuổi, lại Thái Lan. Một trợ lý từng làm việc cho bà Yingluck suốt một thập kỷ cho biết cựu thủ tướng rời đi vào chiều 24/8.
Ngày 23/8, bà Yingluck vẫn tới một ngôi chùa ở gần sông Chaophraya, Bangkok, dâng lễ, phóng sinh cá. Các trợ lý nói bà Yingluck khi đó vẫn quyết định sẽ ra tòa vào ngày 25/8 để lĩnh án liên quan đến cáo buộc bà quản lý cẩu thả chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân, làm thất thoát ngân sách.
Các thành viên cấp cao đảng Pheu Thai của bà Yingluck cho biết cựu thủ tướng đã chạy trốn sang Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Anh trai bà Yingluck, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, có một ngôi nhà ở Dubai. Ông sống lưu vong tại đây để tránh án tù vì tham nhũng năm 2008.
Một trợ lý của ông Thaksin ở Dubai từ chối bình luận.
Nếu bị kết tội, bà Yingluck phải đối mặt với mức án cao nhất là 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị suốt đời. Tòa án Tối cao Thái Lan đã phát lệnh bắt cựu thủ tướng.
Chương trình trợ giá lúa gạo được triển khai năm 2011, không lâu sau khi bà Yingluck nhậm chức. Đây là một trong những cam kết khi bà tranh cử. Theo chương trình, Thái Lan sẽ hỗ trợ nông dân tại những vùng nông thôn nghèo khó, mua lúa gạo của họ với giá cao gấp đôi giá thị trường. Tuy nhiên, chương trình lại ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan, gây lỗ ít nhất 8 tỷ USD và tạo ra lượng lúa gạo tồn đọng lớn.
Như Tâm
Theo VNE
Người ủng hộ thông cảm trước tin Yingluck trốn khỏi Thái Lan Các nhà hoạt động thuộc phe áo đỏ ở Thái Lan thông cảm trước việc Yingluck trốn ra nước ngoài để tránh bị bắt giam. Người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters. Phần lớn người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ tha thứ cho việc bà trốn khỏi nước này để tránh bị bỏ...