Đằng sau bức ảnh người rơi khỏi tháp đôi trong vụ khủng bố 11/9
19 năm sau vụ khủng bố 11/9, danh tính người đàn ông rơi ra khỏi tòa tháp đôi, được gọi là “ Falling Man”, vẫn là một bí ẩn. Tác giả bức ảnh gọi nạn nhân là “người lính vô danh”.
Nhiếp ảnh gia Richard Drew của AP đã chụp được khoảnh khắc người đàn ông bị rơi khỏi tòa Tháp Bắc, Trung tâm Thương mại Thế giới, trong vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ. Hình ảnh này trở thành biểu tượng đầy ám ảnh trong sự kiện bi thương của nước Mỹ 19 năm trước.
Ở thời điểm đó, nhiếp ảnh gia Drew đang chụp ảnh sự kiện thời trang gần Trung tâm Thương mại Thế giới, thì nghe tin một máy bay đâm vào Tháp Bắc. Ông lập tức lên tàu điện ngầm để đến hiện trường.
Vào thời điểm ông rời địa điểm chụp ảnh thời trang để đến hiện trường, chiếc máy bay thứ 2 đã đâm vào Tháp Nam, nhưng khói bụi bốc cao mù mịt trên bầu trời nên ông không biết về sự việc cho đến khi được một cảnh sát thông báo.
Bức ảnh để đời
Trong số nhiều bức ảnh được ông Drew chụp lại hôm đó, “Falling Man” đã gây ra sự tranh cãi trên khắp thế giới. Bức ảnh được chụp vào lúc 9h41, cho thấy một người đàn ông đang rơi xuống đất, với chân hướng lên trời, phía sau là ngoại thất bằng thép của Tháp Bắc.
Bức ảnh được đặt tên là “Falling Man” (Người đàn ông đang rơi), trở thành ấn phẩm để đời của nhiếp ảnh gia Drew. Khuôn mặt của nạn nhân không rõ ràng, nhưng đối với nhiều người, hình ảnh cùng với số người chết trong vụ tấn công đã ghi dấu sự kinh hoàng của thảm kịch hôm đó.
“Falling Man” trở thành bức ảnh gây tranh cãi trong nhiều năm qua. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Tạp chí Time cho biết vào ngày xảy ra thảm kịch, “Falling Man” là chùm ảnh duy nhất cho thấy cảnh tượng một nạn nhân đang chết.
Bức ảnh được tờ New York Times in lên trang nhất vào ngày 12/9/2001, nhưng các nhà phê bình gán cho nó là “lạm dụng” và “tra tấn” người xem. Bức ảnh bị loại khỏi các ấn phẩm cho đến 2 năm sau mới xuất hiện lại trên một ấn phẩm lớn khác.
Những người sống sót sau vụ 11/9 nói rằng hình ảnh những thi thể rơi từ trên trời xuống là một trong những ký ức ám ảnh nhất đối với họ.
Người lính vô danh
Những năm sau đó, nhiều người đã cố gắng xác định danh tính người đàn ông trong bức ảnh, nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra. Bức ảnh cho thấy người đàn ông có râu cằm, mặc quần đen và áo dài trắng, giống như trang phục của nhân viên nhà hàng.
Người đàn ông trong ảnh được nhận định là người gốc Latin. Cuộc tìm kiếm danh tính người đàn ông tập trung vào Tháp Bắc, nơi có khoảng 100 công nhân tử nạn.
Danh tính người đàn ông trong bức ảnh gây tranh cãi đến nay vẫn là một bí ẩn: Ảnh: AP.
Ban đầu, người đàn ông trong ảnh được nhận định là Norberto Hernandez (người đã tử nạn trong vụ khủng bố), một đầu bếp bánh ngọt tại nhà hàng Windows on the World, tọa lạc trên tầng 106. Khi nhìn thấy bức ảnh, anh trai và em gái của Hernandez đều xác định đó là Norberto Hernandez, nhưng các thành viên khác trong gia đình bác bỏ điều này.
Một số thành viên trong gia đình Hernandez tin rằng ông sẽ không nhảy khỏi tòa nhà vì đức tin tôn giáo của ông ấy. Thậm chí con gái của Hernandez tỏ ra tức giận khi một phóng viên đưa bức ảnh đến đám tang của ông để xác nhận danh tính.
Trong bài viết có tiêu đề “The Falling Man” của nhà báo Tom Junod đăng trên tờ Esquire vào tháng 9/2003, tác giả cho rằng người đàn ông trong bức ảnh là Jonathan Briley, một kỹ sư âm thanh làm việc tại nhà hàng Windows on the World.
Giả thuyết này được đưa ra dựa vào trang phục thường ngày của Briley. Bức ảnh số 12 của nhiếp ảnh gia Drew cho thấy trong quá trình ông rơi xuống, gió làm bay áo khoác trắng bên ngoài, để lộ áo màu cam bên trong. Đây là màu áo mà Briley thường mặc.
Anh trai của Briley khi xem bức ảnh số 12 đã nói rằng người đàn ông trong ảnh là em trai mình. Chị gái của Briley cho biết thêm em trai mình bị hen suyễn, khói bụi từ vụ khủng bố khiến anh khó thở và lao ra ngoài, nhưng vợ của ông Briley phủ nhận giả thuyết.
Danh tính thực sự của người đàn ông trong bức ảnh vẫn là một bí ẩn. Đối với nhà báo Drew, ông thích nghĩ về người đàn ông trong bức ảnh như là “một người lính vô danh”.
“Hãy để anh ấy đại diện cho những người xấu số hôm đó. Tôi hy vọng mọi người có thể nhìn vào nó và chấp nhận rằng đó là một phần của những gì đã xảy ra trong thảm kịch năm xưa”, nhiếp ảnh gia Drew nói.
Người sống sót trong vụ khủng bố 11/9 chết vì Covid-19
Stephen Cooper, người đàn ông trong bức ảnh chạy khỏi tòa Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ 19 năm trước, qua đời sau khi nhiễm nCoV.
Cooper là một kỹ sư điện sống ở New York, Mỹ và trở nên nổi tiếng sau khi phóng viên ảnh của AP ghi lại hình ảnh ông trong đoàn người hoảng hốt tháo chạy khỏi tòa nhà phía nam của Trung tâm Thương mại Thế giới đang sụp xuống trong vụ khủng bố 11/9/2001.
Trong ảnh, Cooper tay cầm tập tài liệu, đeo kính và mặc áo màu đen, cùng những người khác chạy khỏi nơi đang bốc khói mù mịt phía sau, lúc một sĩ quan cảnh sát hét lên bảo ông và mọi người hãy chạy đi. Bức ảnh đã xuất hiện trên nhiều tạp chí và tờ báo khắp thế giới, được trưng bày trong Bảo tàng Tưởng niệm 11/9 ở New York.
Tuy nhiên, người thân hôm 5/7 xác nhận với truyền thông Mỹ rằng ông đã qua đời hôm 28/3 ở trung tâm y tế Delray, Florida vì Covid-19, thọ 78 tuổi.
Cooper, ngoài cùng bên trái, chạy khỏi tòa Trung tâm Thương mại Thế giới đang sụp xuống vào sáng 11/9/2001. Khi đó ông 60 tuổi. Ảnh: AP.
"Ông ấy không nhận ra mình đã được chụp ảnh cho tới vài tuần sau vụ khủng bố", Janet Rashes, người bạn đời 33 năm cạnh Cooper, nói. "Ông ấy vô cùng tự hào về tấm ảnh, luôn để nó trong ví và gặp ai cũng lôi ra khoe".
Cooper bắt đầu không khỏe từ đầu tháng 3, sau khi cùng Rashes tới căn hộ của họ tại khu phố Kings Point ở Delray. "Lúc đó, nCoV bắt đầu được chú ý, nhưng mọi người ở bệnh viện đều không đeo khẩu trang", Rashes nói.
Ban đầu, Cooper được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. "Nhân viên y tế tới đưa ông ấy vào viện hôm 23/3", Rashes nói. "Đó là lần cuối tôi gặp ông ấy".
Cooper qua đời 5 ngày sau.
Suzanne Plunkett, phóng viên đã chụp bức ảnh nổi tiếng của Cooper, cho hay đây là một trong 13 tấm ảnh bà chụp sau vụ khủng bố, trước khi một sĩ quan cảnh sát ra lệnh cho mọi người tìm nơi ẩn nấp. Sau khi gửi về cho biên tập viên vài tập ảnh ở một cửa hiệu gần đó, Plunkett cho hay bức ảnh có mặt Cooper lập tức được xuất bản khắp thế giới. Bà vẫn giữ liên lạc với một số người trong ảnh nhưng chưa từng liên hệ với Cooper.
"Ông ấy có vẻ là một người vui tính, nồng nhiệt", bà nói. "Tôi vẫn giữ liên lạc với một số người trong ảnh suốt nhiều năm. Tôi luôn tự hỏi về những người tôi chưa từng liên lạc. Tôi rất vinh dự khi biết ông Cooper rất tự hào vì mình có mặt trong tấm ảnh".
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 11,5 triệu người nhiễm và hơn 536.000 người tử vong. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần ba triệu người nhiễm và hơn 132.000 người chết.
Những hình ảnh gây sốc về thảm kịch khủng bố 11/9 Ngày thứ Ba 11/9/2001 bắt đầu như bình thường và không ai hay biết những gì xảy ra với nước Mỹ sáng hôm đó đã đi vào lịch sử như một nỗi khiếp đảm kéo dài suốt nhiều năm trời. Loạt vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ đã khiến cả thế giới chấn động và bàng hoàng. Bốn máy bay...