Dang rộng vòng tay chở che cho hàng ngàn trẻ em mồ côi vì COVID-19
Đại dịch COVID-19 bùng phát thời gian qua đã gây ra bao đau thương, mất mát cho cộng đồng. Hàng ngàn trẻ em tại TP Hồ Chí Minh rơi vào cảnh mồ côi vì mất đi cha mẹ hoặc người bảo trợ.
Số trẻ em mất đi người thân gia tăng mỗi ngày khiến chúng ta không thể dửng dưng…
Phải làm sao để giúp những trẻ em mồ côi vơi đi nỗi đau mất người thân? Phải làm sao để giúp “những mầm xanh bất hạnh” ấy có thể bước qua những khủng hoảng tâm lý sâu sắc của thời thơ ấu? Và phải làm sao, để các em có những điểm tựa vật chất và tinh thần trong hành trình khôn lớn mai này?
Đó là những câu hỏi đặt ra cấp thiết đối với mỗi chúng ta hiện giờ.
Hình ảnh hai em nhỏ trong đám tang của người cha mất vì dịch COVID-19. Đám tang được chính quyền địa phương tổ chức trọng thể. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Đứng trước tiếng gọi lương tri, đứng trước mệnh lệnh của trái tim: “không được để các em đối diện với việc thiếu ăn, gián đoạn học tập,… ảnh hưởng đến sự phát triển, an sinh của các em” , rất nhiều cơ quan đoàn thể đã vào cuộc giúp đỡ những trẻ em này, mong các em có thể ổn định cuộc sống, có thể sống tiếp một cách mạnh mẽ bằng nghị lực và niềm tin.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ” về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội “, các trẻ mồ côi cả cha mẹ sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng với mức 900.000 đồng/tháng nếu dưới 4 tuổi và 540.000 đồng/tháng với trường hợp đủ 4 tuổi trở lên.
Video đang HOT
Các em cũng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn giảm học phí và các khoản khác trong nhà trường cho đến dưới 16 tuổi. Trẻ đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh cho biết, ngay khi nhận thông tin về những trường hợp thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh đã phát động chương trình kết nối học bổng bảo trợ học tập cho các em đến hết cấp III.
Chương trình này hỗ trợ học bổng với mức 3 triệu đồng/năm học cho các em học sinh mất cha, mẹ do dịch bệnh COVID-19. Hiện chương trình đã nhận được đăng ký của hơn 150 nhà hảo tâm, cá nhân, tập thể với hơn 400 suất học bổng cho đội viên, học sinh với tổng kinh phí gần 6 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhiều cơ quan, đoàn thể tại TP Hồ Chí Minh đã vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, chăm lo cho trẻ từ nay đến khi các em tròn 18 tuổi, hoàn thành chương trình phổ thông, có thể là hoàn thành chương trình đại học, giáo dục nghề nghiệp tùy vào hoàn cảnh của từng em.
TW Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam cũng vừa phát động triển khai “Chương trình ATM Yêu thương” tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân đăng ký nhận bảo trợ cho các trẻ em mồ côi cha mẹ tại TP. Hồ Chí Minh do đợt dịch bệnh COVID-19 vừa qua gây ra. Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/cháu/tháng cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi.
Trước thực trạng hơn 1.500 em nhỏ mồ côi cha, mẹ do dịch COVID-19, T.Ư Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam phát động chương trình “ATM Yêu thương” để hỗ trợ mỗi trẻ mồ côi 1 triệu đồng/tháng cho đến khi các em đủ 18 tuổi.
Nêu cao truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, một số cơ quan báo chí, truyền thông trong nước đã không ngần ngại kêu gọi quý bạn đọc gần xa, quý nhà hảo tâm dang rộng vòng tay đón nhận, bảo trợ để giúp các em được tiếp tục sống, học tập và trưởng thành. Nhiều cá nhân cũng đã xin được làm nhịp cầu kết nối vạn tấm lòng để vun đắp tình yêu thương của xã hội đối với những mầm xanh bất hạnh này.
COVID-19 mang tới những bất hạnh, đau thương nhưng cũng trở thành chất xúc tác để khơi dậy lòng yêu thương, nghĩa đồng bào trong toàn dân tộc. Tin tưởng rằng, mỗi người trong chúng ta, với mỗi cách thức khác nhau, nhưng đều mong muốn được giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.
Chúng ta đều muốn được dang rộng vòng tay che chở cho “những mầm xanh bất hạnh” có cha mẹ không may qua đời trong cơn đại dịch, mang đến cho các em những sự hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước, cộng đồng, xã hội. Để từ đó, có thể tổ chức lại cuộc sống cho các em, đem lại cho các em sự phát triển toàn diện trong điều kiện tốt nhất có thể.
Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trước tình hình dịch bệnh Covid-19
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Tài chính, các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung tại Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Công văn do lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam ký nêu rõ yêu cầu sử dụng nguồn lực của địa phương, vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hỗ trợ kinh phí, đồ dùng thiết yếu, tăng cường dinh dưỡng đối với các đối tượng trẻ em nêu trên.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam thăm hỏi và cùng vui chơi với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Phương châm hành động là không một trẻ em nào rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 mà không được hỗ trợ, chăm sóc kịp thời.
Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các sở, ngành khác và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em.
Theo bà Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam, thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh nhà luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Trẻ em, Tỉnh ủy, HĐND, UBND UBMTTQVN tỉnh, sự phối hợp của các cấp, sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng gia tăng; đại dịch Covid-19 và hậu quả của biến đổi khí hậu đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tác động trực tiếp đến đối tượng trẻ em.
"Tỷ lệ trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh vẫn còn ở mức cao. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 5,13%, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 11,47% so với tổng số trẻ em toàn tỉnh", Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Nam cho hay.
Bên cạnh đó, tình hình tai nạn, thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, trẻ em lạm dụng đồ chơi công nghệ, nghiện games, điện tử, trẻ em truy cập các trang mạng internet có nội dung độc hại hoặc các trò chơi không lành mạnh vẫn còn xảy ra.
Khu vui chơi, giải trí cho trẻ em còn thiếu. Một số địa phương chưa quan tâm quy hoạch, bố trí đất để xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em. Đội ngũ làm công tác trẻ em cấp huyện còn kiêm nhiệm.
Một số nơi cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em chưa được bố trí theo quy định. Các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên nguồn lực đầu tư cho công tác trẻ em vẫn còn chưa đáp ứng được các mục tiêu đề ra.
Chính thức hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày cho trẻ mắc Covid-19 và trẻ phải cách ly Bộ LĐTB&XH đã có quyết định, trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ tiền ăn trong 21 ngày. Ngày 31/5, thông tin từ Bộ LĐTB&XH cho biết: Bộ LĐTB&XH đã có Quyết định số 623/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải...