Đang phẫu thuật não, nhạc sĩ vẫn chơi đàn để giúp bác sĩ tìm ra nơi tổn thương
Nhạc sĩ Musa Manzini người Nam Phi chơi đàn trong khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u não để bác sĩ phát hiện vùng tổn thương, tăng tính an toàn, triệt để cho ca phẫu thuật.
TS. Rohen Harrichandparsad – bác sĩ phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân chia sẻ, bệnh nhân được phẫu thuật trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và đã được gây tê cục bộ trước đó.
Việc chơi đàn giúp bệnh nhân phản hồi trực tiếp bằng cách gảy dây, bấm vào phím đàn rất cần thiết để ekip phẫu thuật quan sát và biết được chính xác vị trí cần xử lý.
Với phẫu thuật não khi bệnh nhân đang tỉnh, bác sĩ sẽ kích thích não bằng một dòng điện nhẹ để kiểm tra và lập bản đồ não. Khi một vùng não được kích thích và bệnh nhân phản ứng tiêu cực hoặc mất một số khả năng vận động, ví dụ như nói chuyện… bác sĩ sẽ biết rằng đó là khu vực não quan trọng không được phép làm tổn thương trong quá trình cắt khối u.
Việc chơi đàn đòi hỏi sự tương tác phức tạp của các dây thần kinh, thay vì nói chuyện liên tục, nhạc sĩ chỉ cần chơi nhạc cụ, bác sĩ đánh giá năng lực phản ứng của bệnh nhân hoặc nghe thông báo về bất cứ cảm giác bất thường nào.
Bác sĩ Basil Enicker, một bác sĩ phẫu thuật cho Manzini chia sẻ, 90% khối u đã được cắt bỏ và người nhạc sĩ đó đã hoàn toàn hồi phục.
Được biết, chơi đàn trong khi phẫu thuật không phải chuyện hiếm, trước đó, một vài trường hợp thực hiện hành động tương tự khi đang phẫu thuật não như nhạc sĩ chơi nhạc cụ hoặc hát…
Vào năm 2015, một nhạc sĩ đã chơi saxophone của mình trong ca phẫu thuật não ở Tây Ban Nha, và một ca sĩ opera đã hát trong một ca phẫu thuật não ở Hà Lan vào năm 2014.
Theo giadinhmoi
Khối u não của cô bé bỗng dưng biến mất, bác sĩ cũng ngỡ ngàng
Cô bé 11 tuổi ở Mỹ mới đây đã đón nhận một tin vui chẳng khác nào phép lạ. Khối u não không thể phẫu thuật của em bỗng dưng biến mất. Ngay cả các bác sĩ cũng ngỡ ngàng, không thể giải thích được.
Khối u não của bé Roxli Doss đã bỗng dưng biến mất - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK POST
Bệnh nhi là bé Roxli Doss, sống ở bang Texas, Mỹ. Vào tháng 6.2018, em bị chẩn đoán mắc khối u não glioma pontine nội tại khuếch tán (DIPG). Khối u dạng này khó điều trị và thường xuất hiện trẻ em từ 5 - 9 tuổi, theo Fox News.
"Căn bệnh này rất hiếm, khi chúng tôi kiểm tra thì tình trạng đã rất nghiêm trọng", bác sĩ Virginia Harrod, tại Bệnh viện Dell Children's Medical Center (Mỹ), nơi Roxli đang điều trị, cho biết.
Khối u sẽ khiến bệnh nhân dần dần suy giảm khả năng nuốt, đôi khi là mất thị lực, khả năng nói và cuối cùng là thở. Roxli đã trải qua nhiều tuần hóa trị.
Bố mẹ cô bé là ông Scott và bà Gena đã không ngừng cầu nguyện cho một phép lạ có thể giúp con khỏi bệnh. Dường như phép mầu đã xuất hiện, khối u của Roxli bỗng dưng biến mất.
Khi bác sĩ Harrod xem hình ảnh chụp cộng hưởng từ của Roxli, ông đã không còn nhìn thấy khối u. Hiện tượng này khiến các bác sĩ điều trị cho cô bé ngỡ ngàng.
"Điều đó thực sự là bất thường", bác sĩ Harrod nói.
Hiện tại, Roxli đang sống vui vẻ với gia đình. Cô bé vẫn tham gia các hoạt động bình thường như trước đây.
Roxli sẽ tiếp tục trải qua một số phương pháp điều trị bổ sung, trong đó có liệu pháp miễn dịch, để ngăn chặn khối u tái phát, theo New York Post.
Theo thanhnien
Cô bé Campuchia được bác sĩ Việt mổ tách tay, chân dính ngón Cô bé dính ngón bẩm sinh ở bàn tay trái và bàn chân trái, được đưa sang TP HCM để bác sĩ Việt Nam mổ tách. Bé Darika chào đời năm 2016, bị thiểu sản các xương ngón tay và dính ngón. Ngày 23/10, bé được bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) phẫu thuật giải phóng vòng thắt, tách ngón...