Đang ở tù, nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường lại ra tòa
Lợi dụng làm cán bộ Phòng Tài nguyên – Môi trường, trong 6 năm, Hồ Ngọc Phượng đã nhận làm sổ đỏ giùm cho một phụ nữ rồi chiếm đoạt 800 triệu đồng.
Ngày 27/4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Hồ Ngọc Phượng (44 tuổi, nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện Cần Giờ) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án trước đó, bị cáo phải chịu mức hình phạt 15 năm 6 tháng tù – tin tức đăng tải trên báo Pháp luật TP. HCM.
Bị cáo Phượng tại tòa. Ảnh: báo Pháp luật TP, HCM
Theo báo Người lao động,tháng 12/2007, Phượng (khi ấy là cán bộ tiếp dân, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Cần Giờ) biết bà Nguyễn Thị Bảy (ngụ thị trấn Cần Thạnh, không biết chữ) định xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho 73.830 m2 đất tại thị trấn Cần Thạnh. Phượng tự nhận mình có mối quan hệ rộng, có thể làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ giùm bà Bảy.
Từ đấy đến năm 2013, Phượng liên tục viện nhiều lý do, như: đóng thuế, bổ túc hồ sơ…rồi yêu cầu bà Bảy đưa tiền. Không mảy may nghi ngờ, gia đình bà Bảy giao cho Phượng 800 triệu đồng (chia làm nhiều đợt). Tháng 3/2013, bà Bảy gặp hỏi kết quả, Phượng vẫn khẳng định mình làm được. Ngoài ra, Phượng còn viết giấy cam kết đã nhận của bà Bảy 800 triệu đồng.
Video đang HOT
Đến tháng 7/2013, chờ mãi không thấy hồi âm, bà Bảy làm đơn tố cáo.
Tại cơ quan điều tra, Phượng thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, Phượng khai chỉ nhận 229 triệu đồng. Dù vậy, căn cứ bằng chứng phía bị hại cung cấp cùng kết luận giám định, cơ quan điều tra đủ cơ sở kết luận Phượng chiếm đoạt 800 triệu đồng.
Trước đó, năm 2014, Phượng bị TAND huyện Cần Giờ phạt 3 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo doisongphapluat
Phát hiện 7 thuyền thu gom cá chết ở biển Quảng Bình
Những người đi trên các thuyền này đều ở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Toàn bộ số hàng đã bị tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
Chiều 27/4, ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, nhận được tin có nhiều tàu cá, thuyền nan của ngư dân Hà Tĩnh vào vùng biển các xã Quảng Phú, Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) để đánh bắt hoặc thu gom các loại cá chết hoặc trong tình trạng lờ đờ, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo Bộ đội biên phòng nhanh chóng ngăn chặn tình trạng trên.
Theo đó, Hải đội 2 biên phòng phối hợp với Đồn biên phòng Cảng Gianh đã vào cuộc, bắt quả tang 7 thuyền đang gom cá các loại.
Số cá trên một thuyền nan của ngư dân Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Trí.
Những người đi trên các thuyền này đều có hộ khẩu thường trú tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Biên phòng Quảng Bình đã cảnh cáo số ngư dân, thu giữ số cá trên các thuyền để tiêu huỷ theo quy định.
Ngoài ra, Biên phòng Quảng Bình còn tuyên truyền, vận động để họ hiểu việc thu gom, tiêu thụ cá chết có thể ảnh hưởng đến người sử dụng. Ngư dân Hà Tĩnh đi trên các thuyền thu gom cá hứa sẽ không tái phạm.
Trước đó, ngày 6/4, ngư dân địa phương phát hiện cá chết tại vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình).
Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận cá chết ở Hà Tĩnh do "môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường".
Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.
19h hôm nay, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tổ chức họp báo cung cấp thông tin rõ về vụ cá chết ở miền Trung.
Theo Zing News
Hãi hùng cảnh chế biến măng trên nền gạch bẩn Măng được ngâm trong thùng nhựa, được người dân vớt măng ra bên ngoài, đổ thẳng xuống nền gạch ướt nhẹp, bẩn thỉu. Sáng 14/4, trở lại cơ sở chế biến măng ở khối Tân Thành 2, phường Lê Mao - địa điểm cảnh sát môi trường TP Vinh, Nghệ An phát hiện một số thùng chứa măng có giòi lúc nhúc bên...