Đảng Nhật mời phụ nữ họp, nhưng không cho phát biểu
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật đề xuất cho phụ nữ tham dự cuộc họp của hội đồng 12 thành viên, nhưng không cho họ phát biểu.
Đã đến lúc để các thành viên nữ của đảng Dân chủ Tự do (LDP) nổi bật hơn tại các cuộc họp quan trọng, Tổng thư ký của đảng Toshihiro Nikai cho biết trong tuần này. Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi cựu thủ tướng Yoshiro Mori từ chức trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo vì phát biểu các cuộc họp có sự tham dự của “những phụ nữ nói nhiều” có xu hướng “kéo dài”.
Động thái của LDP được xem là nỗ lực nhằm thể hiện cam kết bình đẳng giới của đảng sau lùm xùm của ông Mori. Tuy nhiên, đề xuất nhanh chóng bị người dùng mạng xã hội và các nghị sĩ đối lập chế giễu vì các nhóm gồm khoảng 5 phụ nữ tham dự các cuộc họp của hội đồng 12 thành viên, trong đó 10 người là nam giới, với điều kiện họ phải im lặng quan sát.
“Chủ nghĩa Sô-vanh (chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan) nam và phân biệt đối xử với phụ nữ luôn là một phần của LDP”, một người dùng Twitter viết.
Video đang HOT
Các thành viên nội các của Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, chỉ gồm hai phụ nữ, khi ra mắt tháng 9/2020. Ảnh: AP .
Nikai, người ủng hộ ông Yoshihide Suga trở thành thủ tướng năm ngoái, bảo vệ đề xuất này. Theo đó, các quan sát viên nữ sẽ được phép gửi quan điểm của họ đến ban thư ký của hội đồng, thay vì phát biểu.
“Điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ những cuộc thảo luận nào đang diễn ra”, Nikai, 82 tuổi, nói với các phóng viên.
Nikai đưa ra đề xuất một ngày sau khi cựu bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada, người vận động nâng cao vị thế của các nữ nghị sĩ, đề nghị phụ nữ được phép tham dự các cuộc họp quan trọng của đảng. Năm ngoái, Inada gọi Nhật Bản là “nền dân chủ không có phụ nữ” sau khi Thủ tướng Suga chỉ bổ nhiệm hai phụ nữ vào nội các.
“Phụ nữ chiếm một nửa dân số Nhật Bản và 40% thành viên LDP. Nếu phụ nữ không có nơi để thảo luận chính sách họ muốn ban hành, thì nền dân chủ của Nhật Bản không thể giúp ích gì ngoài sự thiên vị”, bà nói.
Vấn đề giới của Nhật Bản được phản ánh qua thành phần hạ viện, nơi chỉ có 9,9% nghị sĩ là phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình quốc tế 25,1%, theo Liên minh Nghị viện, tổ chức toàn cầu của các nghị viện quốc gia. Ngoài ra, xếp hạng toàn cầu về bình đẳng giới của Nhật Bản ở vị trí 121 trong số 153 quốc gia trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020 , giảm 11 bậc so với năm trước và là xếp hạng thấp nhất trong các nền kinh tế tiên tiến.
Nhật tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo
Thủ tướng Nhật tuyên bố tình trạng khẩn cấp một tháng ở Tokyo và các khu vực lân cận khi ca Covid-19 tăng kỷ lục.
"Sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 trên toàn quốc được cho là sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế. Trên cơ sở đó, chúng tôi ban hành tình trạng khẩn cấp", Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tại cuộc họp của nhóm chuyên trách Covid-19 hôm nay.
Theo đó, thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba sẽ trong tình trạng khẩn cấp từ 8/1 đến ít nhất 7/2. Lệnh sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi tỷ lệ nhập viện và ca dương tính giảm đáng kể.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tại cuộc họp báo ở Tokyo hôm 4/1. Ảnh: AFP .
Tuyên bố được đưa ra sau khi Tokyo hôm nay ghi nhận thêm 2.447 ca nhiễm, mức cao kỷ lục từ khi đại dịch bùng phát. Giới chức cho biết ngưỡng để Tokyo được dỡ tình trạng khẩn cấp là 500 ca/ngày.
Theo tuyên bố thứ hai, các thống đốc tỉnh liên quan sẽ yêu cầu người dân ở nhà sau 20h. Các nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ phục vụ từ 11h đến 19h và đóng cửa trước 20h.
Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Những người làm theo hướng dẫn sẽ được bồi thường tới 60.000 yên mỗi ngày.
Đây là lần thứ hai một số tỉnh thành của Nhật Bản bị áp tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên kéo dài hơn một tháng vào mùa xuân năm ngoái, khi các trường học và cơ sở kinh doanh không thiết yếu được yêu cầu đóng cửa.
Nhật Bản chống dịch chủ yếu dựa vào việc người dân đóng cửa tự nguyện và hạn chế đi lại hơn là biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như các khác trên thế giới. Dù ca nhiễm ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và châu Mỹ, Thủ tướng Suga đang đối mặt thách thức tổ chức Thế vận hội Tokyo mùa hè này sau khi sự kiện bị hoãn năm ngoái do đại dịch.
Thủ tướng Nhật hứng chỉ trích vì dự tiệc tất niên Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga bị chỉ trích vì tham dự các bữa tối cuối năm dù kêu gọi người dân tránh tụ tập khi ca mắc Covid-19 tăng cao. Thủ tướng Nhật Suga tối 14/12 cùng 6 người, gồm các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền, ăn tối tại nhà hàng bít tết cao cấp ở quận Ginza, Tokyo. Tất...