Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn coi trọng thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2019), chiều 24-7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gặp mặt các đại biểu thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc năm 2019.
Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh và 72 thương binh nặng tiêu biểu trên toàn quốc.
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong tổng thể các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 25-7, Chính phủ tổ chức gặp mặt, tuyên dương 500 thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc, mất sức lao động từ 81% trở lên. Tới dự cuộc gặp mặt với Chủ tịch Quốc hội là 72 người đại diện cho 500 thương binh nặng, đều là những thương binh đã vượt qua thương tật, chiến thắng bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Nhiều thương binh nặng đã trở thành những tấm gương phát triển kinh tế, những doanh nhân thành đạt…
Bày tỏ xúc động được gặp mặt 72 đồng chí thương binh nặng tiêu biểu đại diện cho 12.000 thương binh nặng trong cả nước, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Trong những ngày này, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội có rất nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể chăm sóc, tri ân các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu chụp ảnh cùng các đồng chí thương binh nặng tiêu biểu. Ảnh: TRỌNG HẢI.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thực hiện lời dặn của Bác, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng, quan tâm, chăm lo, thực hiện đền ơn, đáp nghĩa với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình có công với cách mạng. Tuy nhiên, sự hy sinh, mất mát của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng là vô giá, không thể đo đếm được. Mọi chế độ, chính sách của Nhà nước và nỗ lực đền ơn đáp nghĩa của xã hội cũng chỉ có thể bù đắp một phần, để chăm lo cuộc sống của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội biểu dương và đánh giá cao kết quả thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công với cách mạng của các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể từ Trung ương tới địa phương. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể… chăm lo tốt hơn nữa thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Các cấp, các ngành tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng.
* Trước đó, sáng 24-7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược và Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
* Cũng trong sáng 24-7, tại huyện Củ Chi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Nông, sinh năm 1936, ở ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng; thăm gia đình mẹ liệt sĩ Trần Thị Tỏ, sinh năm 1924, ấp Phước An, xã Phước Thạnh và thăm gia đình thương binh Phan Văn Đu, sinh năm 1956, ấp Bình Thượng 1, xã Thái Mỹ.
CHIẾN THẮNG
"Thời điểm gia nhập Công ước số 98 đã chín muồi"
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định như vậy tại phiên thảo luận Quốc hội về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Công ước 98 có 3 nội dung cơ bản: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử, chống công đoàn của người sử dụng lao động; Bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp, thao túng bởi người sử dụng lao động; Những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.
Thảo luận về nội dung này tại hội trường sáng 7/6, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98 và cho rằng, việc gia nhập Công ước số 98 phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế về lao động, xã hội; khẳng định quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với trách nhiệm là quốc gia thành viên ILO, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU.
Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc gia nhập Công ước số 98. (Ảnh: Q.Khánh)
ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, việc tham gia vào công ước này chính là chúng ta xây dựng khung khổ pháp luật, để bảo đảm cho thỏa ước thương lượng tập thể cho quá trình thương lượng tập thể được công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân không bị đối xử bất bình đẳng. "Điều này phù hợp với chủ trương của Đảng, Hiến pháp", ĐB Vũ Tiến Lộc nói.
Ngoài ra, việc tham gia Công ước đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động có nhiều cố gắng, tuy nhiên thương lượng tập thể vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều này chưa thực sự bảo đảm được quyền lợi của người lao động cũng như quyền lợi của giới chủ. Việc tham gia Công ước nhằm bảo đảm cạnh tranh lao động.
ĐB Vũ Tiến Lộc cũng đề nghị, cần nghiên cứu tái cơ cấu lại Quỹ công đoàn.
ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) kiến nghị, cần tiếp tục quan tâm đầu tư cụ thể hóa, luật hóa trong Bộ luật Lao động về vấn đề thương lượng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cả về thực hiện pháp luật lao động cả về thực hiện pháp luật về đầu tư.
ĐB Bùi Văn Cường (Gia Lai), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay: Đây cũng là thời cơ, thách thức mà tổ chức Công đoàn Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình do Đảng và Nhà nước giao.
"Chúng tôi đang xin trình cấp có thẩm quyền xây dựng đề án đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, phù hợp theo thông lệ quốc tế và tiếp thu kinh nghiệm của một số nước" - ĐB Bùi Văn Cường nói.
Tham gia giải trình ý kiến của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Trong quá trình xây dựng Tờ trình, các Bộ đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức quốc tế để rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, các điều kiện, tiêu chuẩn để đánh giá sự cần thiết, tính khả thi cũng như kế hoạch, chương trình cụ thể khi gia nhập Công ước số 98.
"Đến thời điểm này, việc chúng ta phê chuẩn gia nhập Công ước số 98 là cần thiết và có thể khẳng định là đã chín muồi. Các quy định của Công ước 98 hoàn toàn thực thi hiệu quả được. Các điều kiện chúng ta cam kết hoàn toàn phù hợp Hiến pháp, pháp luật Việt Nam" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định./.
Thu Hằng
Theo ĐCSVN
Ông Bùi Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu "đón đầu xu thế" già hóa dân số Theo ông Bùi Sỹ Lợi việc tăng tuổi nghỉ hưu, bước đầu chính là cách điều chỉnh nhận thức, quan điểm và phương pháp để người lao động Việt Nam quen dần với việc phải làm việc sau khi về già. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Tăng tuổi nghỉ hưu...