Đang ngủ thì nghe thấy tiếng chuông điện thoại lạ, nữ streamer sốc nặng khi cúi xuống gầm giường
Đang ngủ say thì bị đánh thức bởi một tiếng chuông điện thoại lạ, không phải tiếng chuông điện thoại của mình, cô gái lập tức tỉnh dậy và đi tìm hiểu.
Sự việc xảy ra mới đây tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Vào ngày 8/10 vừa qua, cô Yu vốn là một nữ streamer trên mạng xã hội, đã có một buổi phát sóng trực tiếp khá muộn để giao lưu với người hâm mộ. Tới khoảng 3h sáng hôm đó, cô Yu đã xong việc mới chuẩn bị đi ngủ.
Tuy nhiên, khi chưa ngủ được 2 tiếng, cô Yu đột nhiên nghe thấy tiếng chuông điện thoại lạ, rất lớn phát ra trong phòng ngủ của mình. Cô giật mình tỉnh giấc và ngay lập tức nhận ra đó không phải tiếng chuông điện thoại của mình. Cô Yu vô cùng sợ hãi, cầm đèn pin soi khắp phòng, sau đó cúi xuống gầm giường thì sốc nặng khi nhận ra dưới đó là một người đàn ông lạ mặt, không rõ đã lẻn vào trong phòng từ lúc nào.
Chia sẻ trên báo chí hôm 10/10, nữ streamer kể rằng vào hôm 7/10, cô đã ra ngoài lúc 18h tối và trở về nhà lúc 23h đêm. Sau đó, cô bắt đầu phát sóng trực tiếp để giao lưu với người hâm mộ cho tới tận 3h sáng ngày 8/10. Trong khoảng thời gian đó, cô không nhận ra bất cứ điều gì bất thường trong phòng của mình.
Sau khi ngủ được khoảng 2 tiếng, cô Yu bị đánh thức bởi tiếng chuông điện thoại lạ nhưng cô nhớ rằng điện thoại của mình đã được chuyển sang chế độ im lặng từ trước lúc ngủ, do đó cảm thấy vô cùng khó hiểu và sợ hãi. Cô Yu liều lĩnh bật đèn pin điện thoại lên, soi xuống hầm giường thì kinh hãi khi nhìn thấy khuôn mặt của một người đàn ông đang nhìn chằm chằm vào mình. Chiếc điện thoại trên tay anh ta chính là nguyên nhân phát ra âm thanh khiến cô Yu tỉnh giấc.
Ngay sau khi bị phát hiện, người đàn ông này đã chui ra khỏi gầm giường, quỳ gối xin lỗi cô Yu. Tên này tự xưng là fan hâm mộ cuồng nhiệt của nữ streamer từ rất lâu rồi, vì vậy chỉ muốn gặp cô một lần để bày tỏ tình cảm. Tất nhiên, cô Yu không thể chấp nhận “fan cuồng” một cách thái quá này nên nhanh chóng cầm điện thoại lên để gọi cảnh sát. Nào ngờ trong lúc cô đang gọi điện, người đàn ông đã lợi dụng thời cơ để chạy trốn. Rất may, toàn bộ hình ảnh bỏ chạy của anh ta đã được cô Yu ghi lại.
Về việc người đàn ông này lẻn vào phòng cô Yu từ khi nào và bằng cách nào, cô Yu chia sẻ rằng vào chiều ngày 7/10, cô đã ra khỏi phòng để phơi chăn. Lúc đó cô không hề khóa cửa nên suy đoán rằng người đàn ông đã vào phòng từ lúc đó, tuy nhiên vẫn không hoàn toàn chắc chắn.
Video đang HOT
Hiện tại, công an thành phố Nam Ninh đã thụ lý vụ việc, sẽ điều tra danh tính người đàn ông kia để xử lý. Cảnh sát cũng nhắc nhở người dân nói chung và những streamer nói riêng rằng khi phát sóng trực tiếp trên mạng, không nên tiết lộ tung tích, thông tin địa chỉ, đặc điểm nhận dạng ngôi nhà để tránh xảy ra những vụ việc tương tự.
Streamer văng tục ngập tràn trên Youtube: Bố mẹ cần quản lý con trẻ, chỉ bảo cách tiếp nhận
Trên video của mình, các streamer đều cảnh báo những nội dung không phù hợp hoặc hạn chế độ tuổi, tuy nhiên, đông đảo người xem, trong đó có nhiều trẻ nhỏ không chú ý đến những lời cảnh báo này.
Streamer là gì?
Vài năm gần đây xuất hiện một hình thức kiếm tiền dần trở thành một "công việc" nghiêm túc đó là chỉ cần ngồi chơi hoặc xem các trận đấu trên trò chơi điện tử và phát sóng trực tiếp (streaming) để nhiều người cùng xem. Những người làm công việc này được gọi là "streamer". Họ làm việc trên một số nền tảng cho phép phát trực tuyến, phổ biến nhất là Youtube, Facebook,...
Streamer có nhiệm vụ bình luận game khi xem các trận đấu hoặc ngay khi bản thân tham gia trò chơi. Các streamer sẽ có thu nhập từ những nguồn sau:
Donate: người xem ủng hộ tiền trực tiếp cho streamer.
Quảng cáo: Quảng cáo thụ động trên Youtube, quảng cáo Google ads xuất hiện trong khi streamer đang phát trực tiếp.
Ngoài ra, các streamer có tiếng có thể được nhiều nhãn hàng để mắt tới.
Trẻ thường xuyên xem các video văng tục, chửi bậy, phụ huynh nghĩ gì?
Vừa qua, cư dân mạng xôn xao khi các streamer bị nhắc tới trong một chương trình phóng sự trên truyền hình. Đặc biệt, một trong các gương mặt còn bị "điểm mặt chỉ tên" là Độ Mixi khiến cộng đồng fan của streamer này "nổi sóng". Độ Mixi là một trong những streamer nổi tiếng nhất hiện nay. Anh có lượng fan đông đảo khi sở hữu hơn 3.6 triệu lượt theo dõi trên Facebook, 3.9 triệu người đăng ký kênh Youtube. Mỗi video của anh đều đạt lượng view "khủng" từ 200 nghìn - 1.5 triệu lượt xem.
Độ Mixi nổi tiếng với cách nói chuyện dí dỏm, hài hước, tuy nhiên anh cũng có phần bỗ bã trong ngôn ngữ khi thường xuyên nói tục trong các video của mình. Không chỉ Độ Mixi, nhiều streamer có tiếng khác như Pew Pew, Misthy, Viruss,... cũng có những phát ngôn vô tư trong lúc streaming. Những streamer này lại là cái tên quen thuộc với đối tượng trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi. Chính vì vậy, nhiều người có cái nhìn không thiện cảm với công việc này bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và hành vi của trẻ nhỏ, thanh thiếu niên.
Tất nhiên, các video này đều được cảnh báo nội dung 18 nhưng chúng đều ở chế độ không giới hạn độ tuổi. Cụ thể, Độ Mixi đều gắn dòng chữ: "Stream có sử dụng những từ ngữ không phù hợp với các cháu nhỏ, vui lòng chuyển kênh khác khi chưa đủ 18 tuổi". Tuy vậy, hầu hết người xem đều không quan tâm tới cảnh báo này.
Sau khi chương trình cảnh báo của VTV lên sóng, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng về vấn đề này. Nhiều người cho biết mình chưa thực sự quan tâm xem con mình xem gì, nghe gì trên mạng.
Chị Nguyễn Thu Hằng (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: "Mình có con trai đang học cấp 2 và cậu ấy cực kỳ say mê điện thoại. Lúc nào cũng cầm trên tay hết chơi game thì xem Youtube. Hôm rồi VTV có phát phóng sự, mình thực sự rất lo lắng vì có thể con sẽ học những thứ không hay trên mạng. Có thể nó không dám nói bậy trước mặt bố mẹ nhưng khi ra đường thì mình không thể kiểm soát được".
Chị Hoàng Mai Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì đã từng nghe thấy những cái tên hot streamer từ trước: "Hôm đó gia đình mình họp mặt họ hàng, con mình (đang học lớp 8) cũng ngồi xem Youtube với mấy anh chị em họ. Mấy đứa cứ nhắc tới "Anh Độ mới mua xe đấy", "Anh Độ vừa đăng video khoe nhà",... mình cứ thấy tò mò vì không biết bọn trẻ chơi với anh Độ nào mà nhà không có ai tên như vậy. Hỏi ra mới biết đó là một cậu chuyên đăng video trên Youtube, vậy mà bọn trẻ cứ "anh Độ" như kiểu quen thân lắm. Sau mình cũng xem thử video của cậu này thì thấy khá "hãi" vì toàn văng tục chửi bậy. Mặc dù cách nói chuyện cũng vui nhưng nói tục quá nhiều như thế sợ bọn trẻ con sẽ dễ dàng học theo vì tưởng thế là hay".
Bên cạnh đó, anh Nguyễn Việt Thái (Ba Đình, Hà Nội) có ý kiến là trách nhiệm nằm ở các bậc phụ huynh là chính: "Xem xong chương trình thì tôi cũng lo lắng đấy, nhưng tôi nghĩ trách nhiệm chính vẫn thuộc về các bậc phụ huynh. Bố mẹ phải làm gương cho con cái trước tiên, đồng thời quản lý bọn nhỏ xem gì trên mạng để có cách trò chuyện cùng con. Hôm qua, trong bữa cơm gia đình, mình cũng đã dò hỏi con trai mình về vấn đề đó. Thằng bé cũng hồn nhiên kể là ở lớp ai cũng xem các streamer trên Youtube. Mình chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở là "Cái hay, cái tốt thì học hỏi người ta, còn nói bậy, nói tục là ngôn ngữ không phù hợp với trẻ con, tốt nhất là không học theo".
Cha mẹ phải làm thế nào để bảo vệ con khỏi những nội dung không phù hợp?
Trước khi đòi hỏi các streamer giới hạn độ tuổi của các video mà mình đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, các bậc phụ huynh cần biết cách tự bảo vệ con mình trước những nội dung không phù hợp đang ngập tràn.
Nếu có con nhỏ (dưới 12 tuổi), bố mẹ có thể thiết lập một tài khoản gia đình, tạo tài khoản Gmail và lập kênh Youtube đi kèm. Tài khoản này sẽ cho phép bố mẹ tạo các danh sách video được phê duyệt và đăng ký các kênh thân thiện với trẻ nhỏ. Nếu trẻ xem video bằng tài khoản này, bố mẹ có thể theo dõi con mình đã xem những gì qua danh sách lịch sử. Phụ huynh có thể thiết lập một số tùy chọn như:
- Tắt tùy chọn tìm kiếm và tạm dừng lịch sử xem.
- Bật chế độ an toàn/chế độ hạn chế.
- Khóa chế độ an toàn bằng cách sử dụng các thông tin đăng nhập.
- Gắn cờ các video có nội dung không phù hợp.
- Tắt chế độ tự động phát trên Youtube.
Ứng dụng Youtube Kids cũng là một lựa chọn an toàn cho trẻ nhỏ vì đây là những nội dung đã được kiểm duyệt bởi ban biên tập của Google. Bố mẹ cũng có thể quản lý ứng dụng này bằng mật khẩu và kiểm soát thời gian xem kênh Youtube của con bằng chế độ hẹn giờ.
Ngoài ra, cha mẹ hãy quản lý con chặt chẽ hơn bằng cách kiểm tra điện thoại, máy tính. Đồng thời, phụ huynh nên trò chuyện và giảng giải cho con hiểu về những nội dung xấu hay không phù hợp với lứa tuổi của mình. Chỉ như vậy, trẻ nhỏ mới tự giác và biết cách chọn lọc thông tin.
Tìm thấy 1 thứ dưới giường, anh chàng lên hỏi Internet rồi được khuyên chạy ngay còn kịp Bạn có biết đây là vật gì mà lại nguy hiểm đến thế không? Thông thường, trên diễn đàn Reddit, khi 1 ai đó chụp ảnh 1 vật đưa lên đây rồi hỏi mọi người đây là thứ gì thì sau đó, nếu biết câu trả lời, một số người vào bình luận đưa ra đáp án, rồi người hỏi sẽ vào cảm...