Đang ngủ ngon trẻ bỗng quấy khóc về đêm, mẹ cẩn thận kẻo con đang bị viêm tai giữa
Trẻ bị viêm tai giữa là căn bệnh rất phổ biến. Trẻ bị bệnh này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và hay quấy khóc về đêm
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, trẻ bị viêm tai giữa là bệnh trẻ em phổ biến đến mức 75% bé sơ sinh và trẻ 1 – 3 tuổi mắc phải. Tuy phổ biến nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể khỏi mà không cần dùng thuốc kháng sinh.
1. Viêm tai giữa ở trẻ là bệnh gì?
Trong tai mỗi bé sẽ có một đường ống tai nhỏ. Đây gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian), có nhiệm vụ kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi. Đồng thời giúp cân bằng áp lực. Nhưng khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy, nơi đây sẽ trở thành vùng đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển.
Tai của trẻ rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công
Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, trẻ nhỏ thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.
2. Nguyên nhân trẻ tuổi bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời điểm giao mùa thu đông. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do:
Nhiễm bệnh từ nhà trẻ
Trẻ có thói quen được cho ăn nằm
Tiếp xúc với khói thuốc lá
Trẻ bị viêm mũi, viêm xoang, tiếp xúc với khí lạnh
3. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ
Đau tai
Đau tai là một dấu hiệu chung thường găp của viêm tai giữa ở trẻ. Việc sớm điều trị bệnh cho bé sẽ mang lại nhiều kết quả tươi sáng hơn. Do đó, việc chúng ta cần học cách đọc được “ngôn ngữ đau tai” của bé. Một dấu hiệu bạn sẽ dường như không thấy khi bé bị viêm tai giữa, đó là trẻ bị sốt. Trừ khi bé bị viêm đường hô hấp nặng thì thân nhiệt của bé lúc này mới tăng lên.
Video đang HOT
Đau tai là tín hiệu đầu tiên cho thất bé đang bị viêm tai giữa
Chảy dịch mũi
Mũi của bé là nơi sẽ báo tín hiệu cho bạn biết bé bị viêm tai giữa. Vì lúc viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh. Do đó dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ chính là dịch nhầy có trong tai bé.
Một kịch bản thường thấy ở trẻ là đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong. Lúc này bé chưa bệnh. Cho đến một vài ngày sau đó, khi dịch nhầy chảy ra chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.
Trẻ quấy khóc về đêm
Ngoài ra, bé sẽ thường thức giấc vào ban đêm và tỏ ra đau đớn, nhất là khi thời tiết trở lạnh, lúc này là lúc bé phát tín hiệu “khẩn cấp” cho bạn rồi đấy.
Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, lúc này bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai lúc này cũng như để làm cho cơn đau tai giảm bớt.
Mắt đổ ghèn
Một dấu hiệu khác khi trẻ bị viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Khi bạn thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, bạn có thể nghĩ đến khả năng bé bị viêm tai giữa. Ở những tháng đầu đời, mắt của bé có thể ra ghèn, trường hợp này đơn giản là bé bị tắc tuyến lệ nhưng khi đi kèm với biểu hiện này là một cơn cảm lạnh, nhất là khi bé đã lớn hơn, điều này cho thấy một vùng xoang nào đó hay tai của bé đang bị viêm.
3. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa
Để chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa mẹ nên dùng khăn mềm làm ẩm bằng cách nhúng vào nước ấm và lau ở khu vực xung quanh vành tai của bé. Sau đó xoắn khăn vào bên trong để lau ống tai ngoài. Chú ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng để không làm đau bé.
Một cách khác, có thể rửa tai cho bé bằng nước muối sinh lý. Nước muối có đặc tính sát khuẩn mạnh nên sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Trước tiên, bạn nhỏ vào tai bé 2 – 3 giọt nước muối rồi hướng dẫn bé nghiêng qua một bên hoặc đặt trẻ nằm nghiêng trên giường, kê giấy phía dưới tai cho dịch chảy hết ra ngoài. Cuối cùng dùng bông gòn nhẹ nhàng lau sạch bên ngoài ống tai là được. Thực hiện rửa tai cho trẻ 2 lần mỗi ngày.
Vệ sinh khi trẻ bị viêm tai giữa
4. Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ sơ sinh
Chú ý đặt trẻ ngồi cao khi có bú bình và không nên cho ngậm bình sữa khi ngủ, nhằm tránh sữa chảy vào tai…
Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Giữ ấm cho trẻ nhỏ và tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang có bệnh.
Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm.
Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, nên hãy cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu.
Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ, nhất là bàn tay, mũi họng.
Loài cây trị các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả nhưng ít người biết đến
Viêm sưng đau răng lợi, viêm hầu họng, viêm gan A, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm kết mạc... và các bệnh đường hô hấp là những bệnh rất hay mắc thời điểm này. Chỉ cần dùng 1 cây thuốc là có thể khỏi, nhưng không phải ai cũng biết.
Cây chữa nhiều bệnh ngũ quan
Viêm sưng gây đau răng lợi, viêm hầu họng, viêm gan A, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm kết mạc, các bệnh đường hô hấp... mà các bác sĩ gọi là các bệnh ngũ quan (5 bộ phận trên mặt gồm Tai, Lông mày, Mắt, Mũi, Miệng) rất hay mắc thời điểm này, nhất là trẻ em.
Chỉ cần dùng cây Xuyên tâm liên (còn gọi nhiều tên gọi khác như cỏ đắng, cỏ Ấn Độ, Kim hương thảo, Khổ đởm thảo...). Theo tài liệu ghi chép cổ của Trung Quốc, Xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày, viêm họng,...
Nhà nghiên cứu dược học Đỗ Tất Lợi cho biết, cây thuốc dân gian này có thể dùng để chữa đau nhức xương khớp và trị rắn cắn.
Cây Xuyên tâm liên. Ảnh minh họa.
Theo sách Đông y thì cây Xuyên tâm liên vị đắng, tính hàn, có công dụng đi vào kinh phế, vị, đại tràng và tiểu tràng... giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống... Xuyên tâm liên có tính kháng sinh rất mạnh đối với nhiều loại vi trùng, có tác dụng giảm đau tương tự aspirin, và làm hạ huyết áp hiệu quả.
Trong dân gian cây Xuyên tâm liên thường được dùng cả phần lá, thân và rễ, thu hoạch quanh năm. Rễ Xuyên tâm liên thường hái vào mùa đông, lá và thân thu hoạch vào mùa hè. Loài thảo dược này hay dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt, chữa các bệnh viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn ở các bộ phận cơ thể, ngay cả bệnh cấp hay mạn tính. Còn dùng trị các bệnh nấm ngứa ngoài da rất hiệu quả. Một số thầy lang chữa bệnh da liễu, chữa bỏng bằng cách thái nhỏ nghiền vụn cây Xuyên tâm liên để dùng.
Cây Xuyên tâm liên. Ảnh minh họa.
Cách dùng cây Xuyên tâm liên
Với các bệnh ngũ quan như viêm hầu họng sưng đau, viêm mũi sưng, hay xung huyết niêm mạc mũi, đau mắt, sưng mắt, viêm mắt, viêm tai, thối tai, sưng lợi đau răng, các bệnh đường hô hấp... Cách dùng Xuyên tâm liên đơn giản và rất hiệu quả như sau:
- Cây Xuyên tâm liên tươi, hoặc khô dùng cả cây. Nếu cây khô cần dùng khoảng 20-30g, cây tươi dùng khoảng 40-50g.
- Cho cây thuốc vào niêu đất, hoặc nồi đổ ngập nước đun sôi kỹ lấy 3-4 bát nước đặc chia đều và uống hết trong ngày. Nếu là trẻ nhỏ thì dùng liều nhỏ hơn.
- Với bệnh viêm tai giữa, viêm mũi thì cần dùng lá tươi giã nát lấy nước cốt, rồi nhỏ vào tai, hoặc vào mũi. Mỗi ngày làm 2-3 lần tới khi khỏi, rất hiệu quả.
Xuyên tâm liên tươi, hoặc khô dùng cả cây đun nước uống chữa bệnh. Ảnh minh họa.
Về cơ bản, cây Xuyên tâm liên có rất nhiều tác dụng hữu ích, bà con đừng coi thường cây thuốc rẻ tiền, cách dùng đơn giản và phổ thông, nhưng rất hiệu quả, dễ thực hiện. Trước khì trước khi dùng Xuyên tâm liên cần có tư vấn của bác sĩ để đề phòng tác dụng phụ. Cây Xuyên tâm liên cũng rất hợp khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam nên bà con nhà, có đất thì nên trồng để dùng tự chữa bệnh khi thời tiết thay đổi hay khắc nghiệt, để giảm dùng thuốc kháng sinh.
Là dược thảo tốt, hiệu quả nhưng Xuyên tâm liên có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn mửa, hạ huyết áp... Do đó trước khi dùng Xuyên tâm liên người dân cần có tư vấn của bác sĩ để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số người không nên sử dụng xuyên tâm liên là:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú;
- Người tỳ vị hư hàn;
- Người mắc các bệnh liên quan đến sinh sản, đặc biệt người khó có con;
- Người có chứng máu không đông, người bị chấn thương ra máu, người sau phẫu thuật;
- Người bị tụt huyết áp thận trọng khi uống Xuyên tâm liên.
Người bệnh đang dùng các loại thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế miễn dịch... càng cần có ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Xuyên tâm liên để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe và thuốc chữa bệnh đang dùng. Nên cần có tư vấn của bác sĩ trước khi dùng để đề phòng tác dụng phụ.
Kỷ lục trẻ mắc bệnh hô hấp phải thở ô xy "Phòng cấp cứu sáng nay đã có hơn 30 ca phải thở oxy, kỷ lục từ đầu năm tới giờ" - BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 nói, đồng thời cho biết có hàng trăm bệnh nhi viêm đường hô hấp đang được điều trị tại đây. Bệnh nhi mắc bệnh hô hấp tăng cao (ảnh...