Đáng ngại: Vào mùa mưa, dân đổ xô đánh bắt, mua bán cá đồng non
Mùa mưa ở Cà Mau chính là thời điểm sinh sản của các loài thủy sản, trong đó, đặc biệt là nguồn lợi cá đồng. Đáng ngại, dù ngành chức năng khuyến cáo, hướng dẫn, thậm chí có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn, nhưng hễ bước vào mùa mưa, tình trạng người dân lại đổ xô giăng bắt, mua bán các loại cá non đã trở thành điệp khúc chưa có hồi kết…
Dạo quanh các điểm chợ trên địa bàn TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau không khó để bắt gặp hình ảnh bày bán cá đồng non. Bất chấp sự can thiệp của ngành chức năng, các hộ dân ngang nhiên mua bán, “chào giá” sản phẩm “đặc sản” với khách hàng.
Những chậu cá đồng non bày bán rất nhiều ở các tuyến đường huyện U Minh.
Tình trạng này còn dễ nhận thấy hơn trên các tuyến đường về các địa phương vùng ngọt: Huyện Trần Văn Thời, U Minh. Tại đây, bằng nhiều cách thức đa dạng, người dân vừa trực tiếp đánh bắt cá đồng non vừa bày bán ngay tại nhà, dù biết việc làm này là vi phạm quy định.
Xã Nguyễn Phích (huyện U Minh) là một trong những khu vực có nguồn lợi cá đồng khá nhiều. Mặc dù thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở nhưng tình trạng giăng bắt cá đồng non vẫn tiếp tục tái phạm.
Video đang HOT
Cá đồng non đang “hút hàng” ở các chợ.
Để ngăn chặn tình trạng này, ngay từ đầu năm, ngành chức năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, ngăn chặn tình trạng bắt cá đồng non trên địa bàn. Nhưng rồi “đâu cũng vào đấy”. Một phần do cuộc sống mưu sinh nhưng phần lớn là do ý thức của một bộ phận người dân chưa cao, nên thực tế hễ cứ bước vào mùa mưa thì lại “nhộn” tình trạng đánh bắt, mua bán cá non.
Tình trạng mua bán cá non diễn ra tràn lan tại các khu chợ.
Với giá từ 120 – 150.000 đồng/kg, cá non ( cá sặc, lòng ròng) là mặt hàng đang bị “hút” ở các chợ. Vì là của “hiếm” nên các thương lái phải tranh thủ đến các vùng sâu để thu mua.
Thiết nghĩ, để giải quyết vấn đề này, ngành chức năng cần phải mạnh tay hơn nữa với những biện pháp chế tài, xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn kịp thời và tránh để nguồn lợi cá đồng bị cạn kiệt…
Theo Bảo Trân (Báo ảnh Đất Mũi)
Giông lốc làm hư hại hơn 100 nhà dân ở Cà Mau
Chiều tối ngày 12/7, tin từ Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, trong 2 ngày qua, mưa lớn và giông lốc đã làm hư hại nhiều nhà dân trên địa bàn tỉnh này.
Thông tin ban đầu, tối ngày 11/7 và trong ngày 12/7, có 41 căn nhà của người dân ở huyện Trần Văn Thời, huyện Năm Căn, huyện U Minh, huyện Ngọc Hiển, huyện Thới Bình và TP Cà Mau bị sập và tốc mái do giông lốc.
Tính cho đến tối ngày 12/7, đã có hơn 100 căn nhà dân tại nhiều địa phương trong tỉnh Cà Mau bị hư hại. Rất may không có thương vong về người; ước thiệt hại tài sản hơn nửa tỷ đồng.
Rạng sáng ngày 12/7, giông lốc kèm mưa lớn cũng đã làm chìm và gãy 4 phương tiện thủy của người dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời).
Những ngày qua, mưa lớn và giông lốc đã làm hư hại trường học, nhiều nhà dân ở Cà Mau. (Ảnh: CTV)
Trong một vụ việc khác, hơn 1h ngày 12/7, nhà của bà Tạ Thị Hằng (ngụ xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển) xảy ra hỏa hoạn.
Trước đó, khu vực nhà bà Hằng bị mất điện. Sau khi có điện trở lại khoảng 15 phút thì nhà bà Hằng xảy ra cháy. Do nhà làm bằng gỗ nên lửa cháy rất nhanh. Khi xảy ra vụ cháy, bà Hằng không có trong nhà. Vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà.
Sau khi xảy ra các vụ việc thiên tai, hỏa hoạn, chính quyền các địa phương đã thành lập nhiều đoàn đến thăm hỏi, hỗ trợ bước đầu và huy động lực lượng xuống giúp người dân có nhà bị thiệt hại khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Theo Dantri
Cho heo ăn nước ngập tới gối, rau, cá thất thu trong mấy tháng trời Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống trong khu vực lâm phần thuộc Vườn quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) đang chịu cảnh sống chung với ngập úng. Thực trạng này đang gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Có mặt tại khu vực ấp 12, 13 (xã Khánh An, huyện U Minh), ấp Vồ...