Đáng ngại Trung Quốc biến chiến hạm thành tàu hải cảnh
Trung Quốc dường như đang tăng cường việc phát triển “phiên bản” tàu chiến tên lửa thành tàu hải cảnh phục vụ mưu đồ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, Hoa Đô
Mới đây, báo mạng Sina đăng tải loạt ảnh tàu hải cảnh mới của Trung Quốc.
Điều đáng nói là chiếc tàu hải cảnh này có phần khung thân y hệt tàu hộ vệ tên lửa Type 054A – tàu hộ vệ hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thiết kế tàu hải cảnh theo kiểu tàu chiến. Trước đó đã có một số hình ảnh cho thấy nước này đã đóng tàu hải cảnh có kiểu dáng hệt tàu hộ vệ tên lửa Type 056.
Theo chuyên gia quân sự, Trung Quốc đóng tàu hải cảnh dựa trên nền tảng tàu hộ vệ 054A, pháo chính của nó sẽ sử dụng pháo 76mm của tàu 054A, phần tên lửa phòng không và chống hạm dự kiến sẽ tháo gỡ, thay vào đó là tăng cường vũ khí sát thương mềm.
Video đang HOT
Đồng thời về động cơ của tàu, có thể được trang bị thêm thiết bị đẩy bằng điện, giúp tàu có khả năng cơ động và linh hoạt cao hơn trong quá trình thi hành luật trên biển.
Tàu hải cảnh mới của Trung Quốc dựa theo thiết kế tàu chiến, mang số hiệu 46301.
Theo mạng Sina, việc thiết kế tàu hải cảnh dựa trên tàu chiến nhằm tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, bởi cơ bản chúng có thiết kế giống nhau, dễ bảo trì, bảo dưỡng và có thể hoán cải thành tàu chiến với vũ khí hạng nặng nhanh chóng.
Vì là thiết kế theo kiểu tàu chiến, chỉ thiếu vũ khí nên tính năng của loại tàu hải cảnh này được coi là mạnh hơn hẳn các thiết kế trước đây.
Việc tiếp tục tăng cường tàu hải cảnh, đặc biệt là dùng thiết kế tàu chiến cho thấy dã tâm của chính quyền Trung Quốc với vùng Biển Đông và Hoa Đông rất lớn. Sắp tới có thể tình hình sẽ ngày càng phức tạp hơn khi Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự.
Tàu hải cảnh 46031 được thiết kế với sân đỗ trực thăng và nhà chứa máy bay.
Theo_Kiến Thức
Chiến hạm Gepard Việt Nam mạnh hơn của Nga?
Sau khi hoàn thiện nâng cấp, tàu hộ vệ Gepard mang tên Tatarstan của Nga sở hữu sức mạnh có thể tương với chiến hạm Gepard 3.9 trong Hải quân Việt Nam.
Theo cơ quan báo chí thuộc Quân khu phía Nam của Nga, hộ vệ hạm Gepard mang tên Tatarstan đã hoàn thành quá trình hiện đại hóa và sẵn sàng tham gia tập trận Caucasus-2016.
Hải quân Nga cho biết, việc hiện đại hóa được thực hiện tổng thể thông số tàu chiến, cũng như các phương tiện kỹ thuật và công thái học. Động cơ của Tatarstan đã được nâng cấp và tự động hóa.
"Tàu được lắp hệ thống radar Gals, tăng đáng kể đặc tính chiến đấu của các phương tiện vô tuyến kỹ thuật trong việc phát hiện mục tiêu trên không và trên biển. Các thiết bị phát hiện mục tiêu và giám sát mặt biển, thiết bị chiến tranh điện tử, gây nhiễu điện tử đã được thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn", thông cáo cho biết.
Chiến hạm Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Tatarstan là chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard Project 11661 đầu tiên được chế tạo, con tàu được đánh số hiệu 691 được khởi đóng năm 1993, hạ thủy năm 2001 và biên chế năm 2003. Nó là một trong hai tàu chiến lớn nhất của Tiểu hạm đội Caspian và cũng là soái hạm của hạm đội đặc biệt này.
Tàu hộ vệ Tatarstan có nhiều điểm khác biệt so với Gepard 3.9 dành cho Việt Nam. Đặc biệt là thiết kế bệ phóng tên lửa Uran đặt dọc thân tàu thay vì bố chí bắt chéo nhau như Gepard 3.9. Tàu Tatarstan được trang bị tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 đạt tầm phóng đến 130km, trang bị đầu dò chủ động.
Ngoài ra, tàu hộ vệ Gepard đầu tiên của Hải quân Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-M với một bệ phóng hai giá treo cùng 20 quả đạn tên lửa có thể bắn rơi mục tiêu ở cự ly 15km, độ cao đến 12km.
Rõ ràng với hệ thống vũ khí này, chiến hạm Tatarstan của Hạm đội Caspian có phần thua kém tàu Gepard 3.9 của Việt Nam khi tàu được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.
Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu.
Trong khi đó theo website chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, các tàu Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/h; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người. Trong khi đó, tàu hộ vệ tên lửa Tatarstan có lượng giãn nước toàn tải chỉ 1.930 tấn, dài 102,4m, rộng 13,09m, mớn nước 5,3m, thủy thủ đoàn 98 người.
Rõ ràng, xét về nhiều thông số, chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam nhỉnh hơn hẳn tàu Tatarstan của Nga.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Hạm đội tàu chiến mạnh nhất châu Á của Nhật Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản sở hữu 4 tàu sân bay trực thăng, 29 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, 19 tàu ngầm và hàng chục tàu hỗ trợ khác với sức mạnh hàng đầu khu vực. Chiến hạm lớn nhất của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) là tàu sân bay trực thăng lớp Izumo....