Đáng ngại: Giá dứa xuống thấp, nông dân vẫn “liều” trồng gần 30ha
Hiện nay, nông dân các xã vùng sâu huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) đang bước vào thu hoạch dứa. Tuy nhiên, điệp khúc “được mùa, mất giá” lại tiếp diễn khiến cho bà con nông dân ở đây đối mặt với nguy cơ một mùa “dứa đắng”
Theo thống kê, vụ dứa năm nay toàn xã Cư Đrăm có 185 ha, trong đó 143,2 ha đã thu hoạch. Song theo lãnh đạo xã Cư Đrăm, trên thực tế diện tích cây dứa của xã còn cao hơn nhiều.
Diện tích tăng, năng suất, sản lượng cũng tăng so với năm trước, nhưng giá cả lại giảm rất nhiều so với cùng kỳ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của bà con nông dân. Ông Trần Văn Lợi (ở thôn 1, xã Cư Đrăm) có mấy người con trai, con rể đã trồng dứa nhiều năm nay với diện tích khoảng hơn 2 ha. Những năm trước, giá dứa cao nên thu nhập của gia đình rất khá. Năm nay giá dứa xuống quá thấp nên thu nhập giảm rất nhiều.
Số dứa mới thu hoạch của gia đình ông Ama Nghiệp (buôn Chàm B, xã Cư Đrăm).
Ông Lợi cho biết: “Năm ngoái, gia đình các con thu được hơn 500 triệu đồng từ bán dứa và bán giống dứa. Năm nay đầu vụ, dứa loại 1 cũng bán được khoảng 15.000 đồng/quả nhưng chỉ được mấy hôm. Đến thời điểm hiện tại, giá giảm mạnh, chỉ còn khoảng 4.000 – 5.000 đồng/quả. Nếu bán hết dứa, gia đình cũng chỉ thu được khoảng 1/3 số tiền so với năm trước trong khi chi phí năm nay lại cao hơn nhiều”.
Thôn 2 có diện tích dứa lớn nhất của xã Cư Đrăm với gần 80 ha. Do mấy năm gần đây giá dứa tăng cao trong khi giá hồ tiêu, cà phê, sắn xuống thấp nên bà con đổ xô sang trồng dứa khiến diện tích vượt nhiều so với quy hoạch. Cung vượt quá cầu nên việc tiêu thụ khó, giá cả xuống thấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.
Anh Trần Hữu Sử ở thôn 2 (Cư Đrăm) lo ngại: “Dứa đầu vụ bán được giá. Thời điểm này thu hoạch đại trà nhưng giá xuống thấp, chỉ bằng 1/3 so với đầu vụ. Dù giá thấp cũng phải bán vì dứa chín hái về chỉ để được vài ngày, nếu không bán được thì chỉ có bỏ đi”.
Video đang HOT
Ở xã Yang Mao, vụ này cũng có gần 40 ha dứa cho thu hoạch song cũng chịu tình trạng chung về giá cả.
Dứa nhỏ không bán được nên bà con chặt nhỏ cho bò ăn.
Điều đáng lo ngại là mặc dù biết giá xuống thấp, đầu ra không ổn định nhưng bà con nông dân xã Yang Mao vẫn tiếp tục đăng ký trồng mới gần 30 ha dứa từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án giảm nghèo Tây Nguyên.
Ông Trần Kim Phụng, Phó Chủ tịch UBND xã Yang Mao nói: “Cán bộ phụ trách Dự án của xã đã tổ chức họp, tư vấn và khuyến cáo bà con nông dân về tình hình giá cả, đầu ra của quả dứa. Tuy nhiên hiện nay nhiều hộ vẫn tiếp tục đăng ký trồng dứa”.
Giá thấp nhưng việc tiêu thụ dứa cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số hộ không bán được cho thương lái phải mang ra chợ bán lẻ, hoặc phải chở đi bán dạo ở các địa phương khác. Chỉ một số hộ có thương lái là bạn hàng lâu năm thì việc bán dứa mới dễ dàng hơn song giá cả phụ thuộc vào thương lái quyết định, khi thương lái nhập dứa và bán dứa cho các chợ đầu mối được bao nhiêu tiền thì mới báo giá cho các hộ bán dứa.
Tuy đã được dự báo về đầu ra của cây dứa nhưng hai năm qua, bà con nông dân ở các xã vùng sâu của huyện Krông Bông vẫn tiếp tục tăng diện tích vì thấy hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trước mắt mà cây dứa mang lại. Lãnh đạo các địa phương này cũng đang “đau đầu” tìm đầu ra cho sản phẩm cho bà con. Trước mắt, các địa phương cũng chỉ biết khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích mà nên chú trọng đến việc chăm sóc, bảo đảm về chất lượng quả dứa.
Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Cư Đrăm chia sẻ: “Dù đã cảnh báo cho bà con nông dân những diễn biến khó lường về giá cả, đầu ra của cây dứa song hiện nay lãnh đạo địa phương cũng đang loay hoay, chưa tìm được các loại cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế, đầu ra ổn định để khuyến khích bà con chuyển đổi”.
Theo Tùng Tâm (Báo Đắk Lắk)
Giá khóm tăng trở lại, nông dân ĐBSCL thoát lỗ
Sau thời gian dài sụt giảm, hiện giá khóm (dứa) ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang... đã tăng trở lại, nông dân không còn bị thua lỗ, thâm chi nhiêu hô đa co lai.
Sau thời gian dài sụt giảm, hiện giá khóm ở ĐBSCL đã tăng trở lại.
Đang phân chia khóm ra từng loại vừa xoắn xong (thu hoạch) để chuẩn bị đếm cho thương lái, ông Nguyễn Văn Khoáng, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, Hậu Giang, cho biết: "Cũng may là giá khóm vừa tăng trở lại khoảng một tuần nay với mức 5.000 đồng/trái (khóm loại nhất từ 1kg/trái trở lên), còn thời gian dài trước đó, giá khóm chỉ ở mức 3.500 đồng/trái. Với 5ha khóm của gia đình vừa xoắn xong được khoảng 6 thiên trái, sau khi trừ chi phí cũng kiếm lời được khoảng 15 triệu đồng. Còn nếu bán mức giá như trước đó thì cầm chắc lỗ vốn".
Nông dân chuyên trồng khóm nơi đây cho biết, nhiều năm qua, giá khóm luôn ổn định ở mức cao, thấp nhất là 5.000 đồng/trái loại nhất, còn đỉnh điểm (vụ nghịch) là 11.000 - 12.000 đồng/trái nên nhà rẫy sống tốt. Nhưng năm nay, khoảng từ tháng 3 (âm lịch) đến cách nay chừng một tuần lễ, giá khóm luôn cầm chừng ở mức 3.500 đồng/trái loại nhất, không có lời.
Nông dân tinh Hâu Giang vui mưng vi gia khom tăng trơ lai. Anh: I.T
Cách rẫy khóm của ông Khoáng không xa, bà Nguyễn Thị Phượng ở cùng ấp Thạnh An vẫn còn buồn mỗi khi nhắc lại chuyện bán khóm cách nay gần một tháng vì không có lời. Chỉ tay về mấy chai nước màu được làm từ khóm để bán cho khách qua đường, bà Phượng bộc bạch: "Đó là sản phẩm của những trái khóm nhỏ mà lần xoắn trước thấy giá rẻ quá (tính ra chưa được 1.000 đồng/trái do khóm nhỏ 4 trái tính bằng 1 trái khóm nhất) nên tôi không đành bán mà làm nước màu để bán. Thu hoạch khóm đợt rồi biết là lỗ nhưng cũng phải xoắn vì đã tới lứa, nếu bỏ thì càng lỗ nặng hơn".
Gia đình bà Phượng có 1,5 ha khóm và chia làm 2 đợt thu hoạch, lần thu hoạch trước được gần một thiên khóm, còn vài ngày nữa sẽ tiếp tục xoắn lần 2, với tình hình giá đang tăng trở lại đã phần nào làm cho bà cảm thấy vui.
Nông dân tinh Hâu Giang thu hoach khom. Anh: nongnghiep.vn
"Biết giá khóm đang tăng nên ai cũng mừng, riêng tôi đã hợp đồng giá bán xong với thương lái là 5.000 đồng/trái loại nhất, khoảng vài bữa nữa sẽ thu hoạch và ước khoảng hơn 1 thiên trái. Hy vọng lần bán khóm tới đây sẽ kiếm được đồng lời chút đỉnh để bù lại lần lỗ trước đó, chứ làm ra được trái khóm đâu phải chuyện dễ, nhất là trong điều kiện đất đai ngày một bạc màu như hiện nay", bà Phượng bộc bạch thêm.
Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao (Kiên Giang) cho biết, năm nay nhiều loại nông sản đều bị rớt giá như: khóm, hồ tiêu, cá lóc nuôi, gà... khiến nông dân thua lỗ. Giá khóm trên địa bàn huyện thời gian vừa qua đã có thời điểm giảm sâu, còn chưa tới 2.000 đồng/trái mà không có thương lái thu mua.
Cũng may là tình trạng này không kéo dài. Hiện giá khóm đã tăng trở lại ở mức hơn 4.000 đồng/trái, nông dân thoát cảnh thua lỗ. Tuy nhiên, mức giá này vẫn còn thấp so với giá 7.000 - 8.000 đồng/trái từng tồn tại thời gian dài trước đây. Hiện toàn huyện Gò Quao có 3.650 ha khóm, chiếm 1/2 diện tích loại cây này của tỉnh Kiên Giang.
Theo Đ.T.Chanh - Tuân Phat (Nông nghiêp Viêt Nam)
Thu nhập tăng gấp 4 khi trồng khóm trên đất chua phèn Với mục đích chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, nhiều nông dân ở xã Lâm Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn áp dụng trồng cây khóm (dứa) trên đất trũng phèn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả cao Là vùng đất trũng phèn nên...