Đáng nể gương anh hùng thời chiến và cũng ‘anh hùng’ giữa đời thường
Sau 14 năm cống hiến tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng đất nước và làm nhiệm vụ quốc tế, ông được nhà nước phong danh hiệu Anh hùng. Trở về đời thường, ông tiếp tục được người dân “phong” anh hùng…
Trở về đời thường, ông tiếp tục được người dân “phong” anh hùng, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gây và giữ được 2 khoảnh rừng gỗ quí. Ông là cựu chiến binh, Anh hùng Dương Đức Thùng, 64 tuổi, ở TX.Đồng Xoài, Bình Phước.
Chất lính giữa đời thường
Ông Dương Đưc Thung sinh năm 1954. Năm 17 tuổi, ông đi bộ đội, chiến đấu ở các chiến trường từ miền Trung đến điểm cuối là chiên dich Hô Chi Minh, giải phóng Sài Gòn. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông tiếp tục nhận nhiệm vụ quốc tế bên nước bạn Campuchia. Năm 1985, ông nghi chê đô. Lúc này, mảnh đất Bình Phước ông từng gắn bó bao năm qua đã níu chân ông và gia đình đến nay.
Anh hùng Dương Đức Thùng và khu rừng quý 30 năm tuổi
Nhớ lại những này mới lập nghiệp ở xa Tân Thanh, TX.Đông Xoai này, ông trầm ngâm: “Thời đó đất đai ở đây chủ yếu bỏ hoang cho cỏ mọc, muỗi mòng, côn trùng sinh sống. Lúc chúng tôi về đây, ngay cả đường mòn đi lại còn chưa có. Điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn, ngoài 2 bàn tay, sức người với cuốc, rựa ra, không có gì hỗ trợ…Nhưng nhìn thấy đất mênh mông là tôi mê. Khi đó, tôi xác định chỉ cần 1 – 2 năm sau là gia đình tôi có dư lương thực ăn, không sợ đói”.
Vốn là ngươi dân tôc Nung, sinh ra ở vùng núi Cao Băng, nên ông Thùng không chỉ quen thuộc, gắn bó với việc nương rẫy, mà còn có niềm đam mê đặc biệt với đất, ông bảo, rất khó chịu nếu đất ở quanh mình bị bỏ hoang cho cỏ mọc. Thêm nữa, những năm tháng nằm gai nếm mật nơi chiến trường cũng “tôi luyện” cho ông đức tính không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào.
“So với thời chiến, công việc bây giờ quá nhàn hạ”, ông nói thế. Có lẽ vì vậy mà ông đã tiếp sức cho vợ con gầy dựng cơ ngơi thuộc loại “hoành tráng” nhất nhì ở xã Tân Thành này.
Bình Phước từng là một trong những tỉnh có nhiều rừng nhất nhì khu vực miền Đông, nhưng vì nhiều nguyên nhân mà nay diện tích rừng đã giảm đến mức báo động. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mỗi khi mưa ở các vùng cao là nước kênh, sông, suối dâng cao, đỏ ngầu vì đất bị rửa trôi.
Nơi vợ chồng ông dừng chân ban đầu là âp Bưng Sê, xã Tân Thành. Đó la một khu bưng bau hoang rộng mênh mông, chi co co lac, co my va cây le le um tum. Sau môt thơi gian, vơ chông ông đa phát quang được 1ha trông lua nươc, vụ đầu ông thu được 2 tấn thóc.
“Muốn làm gì thì làm, nhưng trước mắt phải lo cho cái bao tử nó không “kiện” mình cái đã. Nên tôi ưu tiên trồng lúa”, ông Thùng cười hóm hỉnh. Sau khi co gạo ăn, vợ chồng ông tiếp tục khai hoang, trông cây lâu năm là điều, cao su, xen canh đâu, băp, rau…kêt hơp vơi chăn nuôi đê co nguôn thưc phâm tai chô, “lây ngăn, nuôi dai”. Bât kê năng mưa, ngày đêm ông làm bạn với cái cuốc, cây rựa, cặm cụi làm… Năm tháng qua đi, diện tích đất, cơ ngơi, tài sản của gia đình ông lớn dần, gồm những ruộng lúa, vườn điều, cao su, ao nuôi cá…và một khu rừng diện tích 2 sào (2.000m2) gồm toàn gỗ quý.
Anh hùng giữa đời thường
Sau khi khai hoang, cải tạo thành công rẫy ở ấp Bưng Sê, vợ chồng ông Thùng tiép tục về ấp 2, xã Tiến Thành, Đồng Xoài khai hoang tiếp 4ha rẫy nữa. Tại đây, ông tiếp tục gây trồng thêm một khoảnh rừng nữa bằng diện tích rừng ở ấp Bưng Sê.
Video đang HOT
Ao cá rộng 2 sào của gia đình ông Thùng ở ấp 2, xã Tiến Thành, Đồng Xoài
Nói về lý do gầy dựng và gìn giữ khoảnh rừng quý, ông bảo, rừng đã che chở, nuôi sống ông và đồng đội cả chục năm trời. Nếu không có những tán cây rừng, không có những sản vật của rừng, công cuộc giải phóng đất nước chắc chắn sẽ gặp vô vàn khó khăn. Và chưa chắc ông còn sống để trở về.
“Mình có giàu có đến đâu, cũng chỉ như người ta, ngày ăn 2 bữa, ngủ trên 1 cái giường. Còn một thứ rất quan trọng đối với tôi nữa, đó là tinh thần. Mảnh rừng này là một kỷ niệm, nhắc tôi nhớ về một thời hào hùng. Và coi như đây là một món quà mà tôi muốn để lại cho thế hệ sau”, ông Thùng nói.
Sau 30 năm bảo vệ và chăm sóc, những cây gỗ lim xẹt, trắc, bằng lăng ổi, sao, go…trong khu rừng của ông Thùng ở ấp 2 đã trưởng thành, nhiều cây có đường kính khoảng nửa mét.
“Mấy năm trước, Hôi Cưu chiên binh tinh đến tham quan, dẫn theo một ông giao sư ngươi Nhât, ông người Nhật ấy cứ suýt xoa, ngắm nghía từng cây gỗ quý rồi bảo, ngay ở đô thị mà có khu rừng quá đẹp. Đây là một tài sản quý không chỉ của cá nhân ông, mà còn là của địa phương. Mô hình này rất nên nhân rộng”, ông Thùng kể.
Ông Thùng nói thêm, Bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Văn Lợi, lúc đến thăm và chúc tết gia đình, ông ấy cũng thích lắm. Ông Lợi nói với mọi người, ngay ở khu đô thị, toàn phố sá mà lại có một khu rừng quý, đó là điều đặc biệt.
Đồng Xoài vốn ít sông rạch, nên khu rừng này góp phần cho không khí trong lành hơn, giảm thiểu ô nhiễm. Rừng cây của ông Thùng đều là những loại gỗ quý, thuộc nhóm II, III mà hiện chỉ trong Vươn quôc gia Bu Gia Mâp mới có. Cho nên, nếu trong tương lai, Đông Xoai co thêm nhiêu vươn, rưng cây xanh như vây thi không khi se cang trong lanh hơn.
Trả lời câu hỏi, ông có định sẽ khai thác rừng cây hay không, ông nói dứt khoát: “Tôi giữ khu rừng này không phải vì tiền, nếu cần nhiều tiền hơn thì mấy chục năm trước tôi đã phát quang, trồng cao su, điều rồi. Khu rừng này sẽ còn mãi”.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước đến thăm, chúc tết gia đình Anh hùng Dương Đức Thùng và cùn ông ngồi ông lại những tháng năm lịch sử hào hùng của dân tộc (Ảnh tư liệu nhân vật cung cấp)
Trong những năm làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia, ngoài trực tiếp chiến đấu, ông Thùng còn được giao nhiệm vụ đội trưởng đội công tác quần chúng. Góp phần đưa ngườ dân trở về chính nghĩa và gây khó khăn cho địch. Chính vì thế, địch từng treo thưởng, ai giết được ông, chúng sẽ thưởng 10 lạng vàng, nếu bắt và giao người sống cho chúng thì mức thuởng gấp nhiều lần.
Với những thành tích ở quê nhà và nước bạn, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba, gần 2 chục giấy khen, bằng khen, chiến sĩ thi đua.
Ngoài ra, Anh hùng Dương Đức Thùng còn được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng Huân chương. Và năm 1983, ông được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Phúc Lập (Nông nghiệp Việt Nam)
Xúc động chương trình cầu TH đặc biệt tri ân các anh hùng, liệt sĩ
Qua các phóng sự "81 ngày đêm - khúc tráng ca Thành cổ", "Những trang nhật ký và một thế hệ "mãi mãi tuổi 20", "Những món nợ của người lính già"... khán giả cả nước đến với mảnh đất bi hùng Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn.
Tại điểm cầu Đài tưởng niệm Bắc Sơn (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các đại biểu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối 26.7, một chương trình cầu truyền hình đặc biệt mang tên "Dáng đứng Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ LĐTBXH thực hiện trực tiếp tại 4 điểm cầu: Tượng đài Bắc Sơn (Hà Nội), Khu di tích lịch sử quốc gia 27.7 (Thái Nguyên), Thành cổ Quảng Trị, và Đền tưởng niệm Bến Dược-Củ Chi (TPHCM) đã để lại những không ít rung cảm trong lòng khán giả.
Tham dự chương trình tại các điểm cầu có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, cán bộ lão thành cách mạng, thương bệnh binh, người có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng cùng đông đảo nhân dân cả nước.
Mở đầu chương trình, khán giả được chứng kiến Lễ tri ân các Anh hùng Liệt sĩ được tổ chức tại 4 điểm cầu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, lãnh đạo Đảng Nhà nước đã thắp nén nhang thơm, tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Cầu truyền hình Dáng đứng Việt Nam tại Di tích lịch sử quốc gia 27.7 ở xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Đến với Khu Di tích lịch sử Quốc gia 27.7, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khán giả cả nước được trở lại nơi cách đây 70 năm đã diễn ra Lễ mít tinh Ngày Thương binh toàn quốc đầu tiên của nước ta.
Tại đây, qua các phóng sự và lời kể của bà Tạ Thị Vệ, một trong 300 người được tham dự Lễ mít tinh đầu tiên, các sự kiện quan trọng của lịch sử đã được tái hiện lại như: Bác Hồ tặng áo rét tại buổi quyên góp ở Nhà hát Lớn; viết thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng (có con trai hy sinh); ký sắc lệnh số 20/SL Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ; phát động phong trào chăm sóc thương binh, với phương châm: "Bữa ăn chín cũng như mười/Mỗi nhà nuôi lấy một người thương binh"...
Bên cạnh những tiết mục nghệ thuật đặc sắc tại 4 điểm cầu, chương trình cầu truyền hình mang tới cho khán giả và nhân dân cả nước nhiều câu chuyện rất đặc biệt, lần đầu được công bố.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân tham dự chương trình tại đầu cầu Đền tưởng niệm Bến Dược (huyện Củ Chi) trong điều kiện trời mưa to. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)
Khán giả theo dõi chương trình tựa như được đọc một cuốn sách, trong đó viết về những chiến sĩ đã ra đi, "...chẳng để lại chi trước lúc lên đường/Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ".
Trong chương mở đầu của cuốn sách "Anh chẳng để lại gì trước khi lên đường", khán giả được nghe câu chuyện của bà Bùi Thị Dẫn (ở Kiến Thụy, Hải Phòng), có cha là Liệt sĩ Bùi Thế Giới, thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; nghe ông Bob Cornor, nguyên Trung sĩ Cảnh sát bảo vệ sân bay Biên Hòa, Đồng Nai - một trong những cựu binh Hoa Kỳ đã kết nối, giúp Việt Nam tìm ra mộ chôn tập thể của 150 chiến sĩ tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968 tại sân bay Biên Hòa kể về cảm xúc khi chứng kiến cảnh khai quật mộ những người lính Việt Nam; giao lưu với Đại tá Mai Xuân Chiến, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai - người đã đưa hài cốt những người lính trở về quê hương...
Qua các phóng sự "81 ngày đêm - khúc tráng ca Thành cổ", "Những trang nhật ký và một thế hệ "mãi mãi tuổi 20", "Những món nợ của người lính già"... khán giả cả nước đến với mảnh đất bi hùng Quảng Trị. Trong 81 ngày đêm (từ 28.6 đến 16.9.1972), Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình, mỗi chiến sĩ phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Mỗi ngày có một đại đội vượt dòng Thạch Hãn - ranh giới phân chia đất nước thành hai nửa, để tiếp viện quân số.
Tại Đài chứng tích sinh viên-chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị, những cựu sinh viên Hà Nội từng tham gia chiến đấu tại đây đã cùng nhau ôn lại những câu chuyện nhập ngũ, những ngày hành quân, mang theo sách vở vào chiến trường, những khó khăn, ác liệt khi tham gia chiến đấu...
Khán giả còn được nghe câu chuyện về liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn - người đã hy sinh trong những trận đánh ác liệt kéo dài 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Ở tuổi 18, chàng trai trẻ Nguyễn Kỳ Sơn khi đang là sinh viên năm thứ hai Học viện Thủy lợi viết thư tình nguyện đi bộ đội (tháng 9.1971).
Trong cuốn nhật ký bằng thơ của mình, Nguyễn Kỳ Sơn tự hào: "Tuổi 18 lên đường đánh Mỹ/Vui gì hơn anh lính tân binh/Mũ sáng soi miệng cười chúm chím/Anh hào quang tỏa sáng niềm tin". Anh hy sinh ngày 25.8.1972. Phải một năm sau gia đình mới nhận được tin để rồi bắt đầu chuỗi hành trình 38 năm bố mẹ anh lặn lội tìm mộ con...
Một tiết mục văn nghệ trong chương trình cầu truyền hình.
Chương hai của chương trình - "Những kỷ vật còn lại" - đưa khán giả đến với câu chuyện của những kỷ vật trong kho lưu trữ 70.000 hiện vật của Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3, tại Hà Nội. Trong đó có câu chuyện về đôi bông tai của Liệt sĩ Nguyễn Văn Đồng được gửi lại kho lưu trữ trước khi lên đường ra chiến trận, đã được trở về với thân nhân của liệt sĩ; câu chuyện về mối tình dang dở của Liệt sĩ Đỗ Ngọc Lâm (quê ở Hải Dương, đơn vị Đại đội 506B, Tiểu đoàn 704 đặc công Quảng Ngãi, hy sinh ngày 17.10.1974 tại Mộ Đức, Quảng Ngãi) với y tá Đặng Ngọc Cẩm (năm nay 70 tuổi, quê ở Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)...
Giao lưu trong điều kiện trời mưa to. Ảnh: Pháp luật TPHCM
Chương kết với chủ đề "Gia đình mãi đợi anh về" tái hiện câu chuyện những Người Mẹ đã chờ đợi con dù biết con đã hy sinh. Đó là câu chuyện của 2 người mẹ đợi con 30 năm, dù con đã hy sinh trong trận chiến CQ88. Đó là mẹ Dương Thị Tạo - mẹ của liệt sĩ Phan Văn Thiềng - E83 công binh hải quân, quê ở Đồng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), bao năm nay vẫn một mình ở trong căn nhà cũ bên bờ biển đợi con về.
Người thứ hai là mẹ Nguyễn Thị Tròn, năm nay 84 tuổi, ở một vùng quê cát trắng ven biển thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, vẫn ngày ngày đi lang thang vô định trên các động cát trắng, chờ đợi con. Con mẹ Tròn là anh Hoàng Văn Túy, đã nằm lại ở biển Trường Sa vào ngày 14.3.1988.
Trong chương trình, còn có các phóng sự được thực hiện tại: Điện Biên, Quảng Trị, Côn Đảo, TP.HCM, Hà Giang, Đồng Nai, Quãng Ngãi, Quảng Bình...
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao quà tặng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh, thương bệnh binh; lãnh đạo Bộ LĐTBXH đã trao chứng nhận danh tính hài cốt liệt sĩ cho thân nhân các liệt sĩ.
Theo Danviet
Lão nông giúp xoài Đồng Tháp vang danh hơn trăm nước Năng động, sáng tạo, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh và luôn "cháy" hết mình với tinh thần vượt khó - đó là bí quyết đã giúp ông Đoàn Thanh Hiền - "vua" xoài Đồng Tháp - có mức lương 50 triệu đồng/tháng. Từ nông dân thành nhà vườn chính hiệu Xuất thân là nông dân chuyên trồng lúa và làm...