Đang mắc các chứng bệnh này thì áp dụng ngay cách cực hay và dễ để tận dụng quả nhãn làm bài thuốc trị bệnh hữu hiệu
Nhãn không chỉ đơn thuần là trái cây tráng miệng theo mùa mà lợi ích của nhãn còn được cả đông-tây y chứng nhận, coi trọng từ rất lâu đời.
Lợi ích của nhãn và lý do nên ăn vào mùa chính vụ để thu được vô vàn lợi ích sức khỏe
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y Tuệ Tĩnh, quả nhãn có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi.
Trong sách của Hải Thượng Lãn Ông còn ghi nhận lợi ích của nhãn thông qua việc ăn thường xuyên và lâu dài sẽ giúp thông minh, trẻ lâu. Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh… và rất nhiều bệnh khác.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú, chiếm 80% nhu cầu vitamin C trung bình ở mỗi người. Nhãn cũng chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, phốt pho, magiê, kali. Loại quả này cũng rất giàu vitamin A, vô cùng quan trọng trong việc chống oxy hóa.
Cùng với polyphenol, ăn nhãn còn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định. Loại quả này cũng có khả năng cải thiện lưu thông máu và làm tăng sự đồng hóa sắt trong cơ thể chúng ta, cực tốt cho người bị thiếu máu.
Cùng với polyphenol, ăn nhãn còn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại.
Những bài thuốc chữa bệnh cực hay ho từ quả nhãn trong vườn nhà
Theo lương y Bùi Hồng Minh, lợi ích của nhãn đem lại cho người dùng một nguồn năng lượng dồi dào, nên đang vào giai đoạn chính vụ, mọi người nên để mắt đến loại quả này làm món tráng miệng ngon lành cho cả nhà. Ngoài ra, quả nhãn còn được dùng làm thuốc chữa bệnh theo những cách sau:
Video đang HOT
- Chữa chứng mất ngủ, hay quên, hay bị hồi hộp, tim đập nhanh: Gạo nếp ngon 100g, cùi nhãn 100g. Đem nấu cháo thật nhừ, nêm gia vị cho phù hợp với bản thân rồi ăn.
- Suy nhược cơ thể, thiếu máu: 15g long nhãn, 20g hạt sen, 15g hồng táo, 15g đậu phộng và 50g gạo nếp ngon. Đem nấu cháo với những nguyên liệu trên, ăn khi còn nóng vào buổi sáng và chiều tối.
Lợi ích của nhãn đem lại cho người dùng một nguồn năng lượng dồi dào, nên đang vào giai đoạn chính vụ, mọi người nên để mắt đến loại quả này làm món tráng miệng ngon lành cho cả nhà.
- Tiêu chảy do tì hư: 30 long nhãn, gừng vừa đủ. Đem nấu 2 nguyên liệu trên lấy nước uống trong ngày để trị chứng tiêu chảy.
- Chữa chảy máu do chấn thương: Dùng hạt long nhãn khô tán mịn rồi đắp lên vết thương.
- Ăn ngủ kém, người tiều tụy xanh tái: Long nhãn 250g, đại táo 250g, rửa sạch cho vào nồi , đổ vào khoảng 1/2 lít nước, đun lửa to cho sôi rồi chuyển lửa nhỏ cho chín kỹ. Cho thêm mật ong 250g và nước cốt gừng trộn đều, nấu chín rồi ăn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú, chiếm 80% nhu cầu vitamin C trung bình ở mỗi người.
- Rượu long nhãn giúp bổ khí huyết, ăn ngon hơn: 200g long nhãn nhục vào một bình có miệng nhỏ, đổ vào 1/2 lít rượu trắng thật tốt, bịt kín miệng bình. Mỗi ngày lắc bình một-hai lần, sau hai tuần là dùng được.
Theo afamily
Ngoài nấu canh và bún riêu nếu khéo chế biến cua đồng bạn có thể chữa được vô khối bệnh
Cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể chữa được vô vàn bệnh mà không cần phải đụng vào một viên thuốc nào.
Cua đồng - Món ăn ngon giải nhiệt mùa hè được Đông y trọng dụng
Vào những ngày hè nóng nực, oi bức này, nếu được thưởng thức cơm trắng với một bát canh cua đồng mồng tơi, cùng vài quả cà pháo muối giòn tan thì thực sự không còn gì ngon lành hơn. Những bữa ăn của bạn không còn uể oải, ngán ngẩm do tiết trời oi bức kéo dài nữa.
Nhưng bạn có biết, cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể chữa được vô vàn bệnh mà không cần phải đụng vào một viên thuốc nào. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cua đồng có tên là điền giải, có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục...
Cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y.
Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae.
Trong cuốn Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi lại: "Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông". Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng nói: "Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ"...
Bên cạnh việc nấu canh cua, nấu bún riêu cua... ăn giải nhiệt, cua đồng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP...
Những bài thuốc, món ăn chữa bệnh từ cua đồng cực hữu ích vào mùa hè
Bên cạnh việc nấu canh cua, nấu bún riêu cua... ăn giải nhiệt, cua đồng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ món ăn quen thuộc này được chuyên gia gợi ý như sau:
- Chữa hoa mắt chóng mặt: Thịt cua đồng 100g, đậu phụ 50g, cà chua 2 quả, hành hoa, mùi tàu, có thể thêm thịt băm, gia vị vừa đủ nấu canh riêu cua ăn mỗi tuần vài lần sẽ đánh bay chứng bệnh này.
Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo.
- Chữa ho tức ngực, nhiều mồ hôi: Thịt cua đồng 100g, hoa bí 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, mỗi tuần vài lần.
- Chữa chứng phiền nhiệt khó ngủ: Thịt cua đồng 100g, hoa lý 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.
- Chữa sang thương huyết ứ, gân xương yếu, khó ngủ, "trúng phong" yếu tê liệt, mụn nhọt, mụn trứng cá, hạch kết, bướu cổ, vảy nến do huyết ứ: Thịt cua đồng 100g, rau nhút 150g, khoai sọ 100g, hành khô gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
- Đau tim, đau đầu, ngực sườn, phụ nữ đau bụng kinh, gân xương yếu, trĩ, táo bón, phù thũng các chứng phong tê do huyết nhiệt huyết ứ: Thịt cua đồng 100g, rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
- Đau răng, đau lợi do vị nhiệt: Cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.
- Nóng nhiệt mùa hè: Thịt cua đồng, rau đay, mướp hương, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.
Theo afamily
Bỏ ngay 3 thói quen sai lầm này khi ăn rau muống nếu không muốn rước họa vào thân, hại sức khỏe Những lưu ý khi ăn rau muống sẽ giúp bạn ăn ngon hơn lại có thể bồi bổ sức khỏe vào mùa hè này hiệu quả nhất có thể. Là loại rau được ăn nhiều vào mùa hè, rau muống là một thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi dễ ăn, dễ chế biến lại giúp làm dịu đi đáng kể cái...