Đắng lòng Việt Nam nhiều “ăn cắp”!
Đâu chỉ có hiện tượng ăn cắp ở hàng không. Ngẫm lại mà xe, đường bộ, đường thủy, nơi đâu chẳng bị… rút.
Đường bộ: Rút ruột công trình, nhồi nhét hành khách
Hàng loạt công trình trọng điểm như đường cao tốc, thủy điện, hầm bộ… với mức đầu tư hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng chưa kịp đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng nhưng đã bộc rõ dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.
Ngày 26/12, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quyết định kỷ luật 11 người và 2 đơn vị có liên quan đến việc rút ruột công trình đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Cụ thể, VEC cảnh cáo nhà thầu thi công, đưa đội thi công hạng mục móng cột chắn lan can hai bên đường đoạn cầu Ruột Ngựa ra khỏi công trường và cấm tham gia các dự án do VEC làm chủ đầu tư.
Đối với cá nhân, kỷ luật khiển trách 4 người, trong đó có cả phó tổng giám đốc của VEC. Ngoài ra, VEC cũng kỷ luật cảnh cáo 3 người và đình chỉ công tác 4 người, đồng thời buộc khắc phục sai phạm.
Đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây chuẩn bị thông xe 20 km vào ngày 30-12. Tuy nhiên, trước khi thông xe những khiếm khuyết của dự án ở các cột chắn lan can 2 bên đường được phát hiện bị rút ruột làm không đúng thiết kế và không đảm bảo chất lượng.
Nhiều công trình bị xuống cấp trầm trọng
Trước đó, ngày 4/2/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội giao cho UBND huyện Chương Mỹ làm chủ đầu tư dự án, sử dụng nguồn ngân sách thành phố để xây dựng công trình gia cố chống sạt lở hạ lưu cống xả tràn Thụy Hương ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ với mức đầu tư là 12,3 tỷ đồng. Công ty Cổ phần xây dựng Hoàng Cường là đơn vị trúng thầu.
Nguyễn Đức Quảng (32 tuổi, ở huyện Mỹ Đức) và Hoàng Văn Hòa (31 tuổi, ở quận Hà Đông), lúc đó là Phó giám đốc và kỹ sư Công ty cổ phần Hoàng Cường, được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng công trình.
Đặng Minh Thảnh (34 tuổi, ở quận Cầu Giấy) là cán bộ tư vấn giám sát của công ty CONINCO, có trách nhiệm giám sát công trình để phát hiện sai sót về vật tư, nguyên vật liệu, quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, lợi dụng chức vụ, Thảnh đã để Quảng và Hòa làm trái quy định về xây dựng cơ bản, khi nhận hồ sơ nghiệm thu đã không kiểm tra, không báo cáo sai phạm trong quá trình thi công với Ban quản lý dự án huyện Chương Mỹ để ngăn chặn hành vi vi phạm của nhà thầu.
Nhớ lại, tại Cuộc đối thoại trực tuyến với người dân tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ xây dựng, Trịnh Đình Dũng đã thừa nhận: “Hiện tượng chất lượng ở một số công trình còn thấp đã gây ra những ảnh hưởng xấu tới hiệu quả đầu tư xây dựng, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với công tác quản lý xây dựng”.
Video đang HOT
Ông Dũng cũng nhấn mạnh: Thất thoát, lãng phí là vấn đề bức xúc, nhức nhối, được cả xã hội quan tâm”.
Như vậy đâu đã hết, hiện tượng xe nhồi nhét khách vượt quá số lượng quy định cũng là một vấn nạn gây bức xúc hiện nay. Mặc dù đã có nhiều biện pháp, thậm chí đường dây nóng thế nhưng mọi việc đâu vẫn vào đó.
Đây có được gọi là ăn cắp hay không? Có chứ. Dĩ nhiên là mấy anh rút ruột công trình kia chưa bị phát hiện, mà dù gì thì cũng ăn cắp, ăn trộm nơi sân nhà nên không bị làm lớn chuyện, dần dần chuyện lại đâu vào đó.
Đường hàng không: Hết ăn cắp lại tiêu thụ hàng cấm
Đường bộ đã vậy, hàng không cũng đâu kém nhức nhối, đâu chỉ có buôn lậu hàng ăn cắp mà cả những chuyến hàng lậu với số lượng cực lớn cũng đi qua mắt được hải quan.
Ma túy luôn chọn hàng không là hình thức vận chuyển
Lợi dụng sự nhộn nhịp của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng buôn lậu đã vận chuyển nhiều loại ma túy từ nước ngoài về Việt Nam rồi đi các nước khác.
Gần đây nhất, sinh viên Trần Hạ Tiên bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bắt giữ trong khi đang vận chuyển 4 kg ma túy dạng đá về nước. Đường dây buôn lậu ma túy của 2 chị em Duy và Tiên đã vận chuyển trót lọt 11 chuyến với 7,5 kg ma túy từ nhiều quốc gia về Việt Nam.
Các đối tượng này khai báo: Được một người gốc Phi thuê vận chuyển với giá 500 đến 1000 USD/chuyến và được ngụy trang bằng việc vận chuyển mẫu quần áo.
Tính từ giữa tháng 7/2012 đến đầu tháng 5/2013, cơ quan chức năng đã phát hiện 8 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, ngà voi qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trong đó có một số vụ vận chuyển từ Pháp hoặc các nước châu Phi.
Hầu hết sừng tê giác, ngà voi được các đối tượng cắt thành khúc hoặc chế thành phẩm, sau đó giấu kín trong hộp nhựa, lư đồng để qua mặt cơ quan chức năng.
Nhiều đối tượng còn gửi hàng trước, người thì đi một chuyến khác để dễ bề tẩu thoát nếu bị phát hiện. Ngoài ra, nhiều đối tượng còn gói sừng tê giác, ngà voi bằng giấy bạc, bọc ni lông để tránh máy soi phát hiện.
Ngày 17/11/2013, Đài Loan đã bắt và tịch thu 600 bánh heroin nặng gần 230 kg trị giá 300 triệu USD, được “nén” trong 12 dàn loa nằm trong máy bay chở hàng của hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) cất cánh từ Việt Nam. Đây được coi là vụ vận chuyển ma túy bằng đường hàng không lớn nhất từ trước đến nay.
Trước câu hỏi liệu quy trình kiểm soát hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất có vấn đề bởi 230 kg ma túy là số lượng cực lớn không thể dễ dàng “lọt lưới”, nhưng Cục hải quan TPHCM từ chối trả lời.
Những hành vi buôn bán hàng cấm như vậy có được gọi là ăn cắp hay không. Dĩ nhiên là có chứ, thậm chí còn táo bạo và đầy tinh vi.
Đường thủy: Việt Nam là nơi trung chuyển ngà voi, sừng tê giác lậu
Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là nơi tiêu thụ và trung chuyển số lượng sừng tê giác, ngà voi thuộc loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Cites (cơ quan đại diện Chính phủ thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp) cho biết từ năm 2003, nhiều người Việt Nam đã sang Nam Phi săn bắn tê giác lấy sừng, sau đó tìm cách vận chuyển về nước.
Tính từ năm 2003 đến nay, đã có hơn 600 sừng tê giác được nhập khẩu từ Nam Phi về Việt Nam, sau đó phân phối cho các đầu nậu.
Tiêu thụ ngà voi, sừng tê giác nhập lậu
Theo Cites, nguyên nhân của sự gia tăng các hoạt động vận chuyển, mua bán sừng tê giác chủ yếu là do ở Việt Nam và một số nước châu Á quan niệm sừng tê giác có khả năng chữa bách bệnh. Trong đó, các thành phố lớn như TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội thường trở thành địa điểm “nóng” về tệ nạn buôn bán sừng tê giác.
Nguyên nhân các đối tượng buôn lậu sừng tê giác, ngà voi bất chấp pháp luật là do mặt hàng này đem lại lợi nhuận rất cao.
Tại cuộc tọa đàm do Cites tổ chức ở TP HCM vào giữa tháng 9 vừa qua, nhà báo người Nam Phi Julian Rademeyer cho biết thông thường, sau khi hạ gục tê giác, các thợ săn Việt Nam tại Nam Phi thuê người vận chuyển về nước.
Không chỉ bỏ mối cho thị trường ở Việt Nam, các trùm buôn bán sừng tê giác còn vận chuyển sang các nước khác như Lào, Thái Lan. Thậm chí, có đối tượng còn thành lập công ty xuất nhập khẩu, buôn bán sừng tê giác với số lượng lớn.
“Nhiều tội phạm ở các nước trên thế giới đã chọn Việt Nam là nước trung chuyển hoặc quá cảnh để đưa sừng tê giác và ngà voi qua các nước khác” – ông Julian Rademeyer nói.
Một hiện thực đau lòng, đâu chỉ có đường hàng không mới vận chuyển hàng ăn cắp. Chính vì vậy, đừng vội buộc tội VNA, vì đâu chỉ có họ mới buôn hàng ăn cắp.
Theo ĐVO
Nghi tuồn hàng ăn cắp ở Nhật: Đình chỉ thêm cơ phó, 4 tiếp viên
Liên quan đến nghi vấn chuyển hàng trộm cắp từ Nhật Bản tuồn về Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã yêu cầu Đoàn bay, Đoàn tiếp viên ra quyết định đình chỉ bay thêm đối với 1 cơ phó và 4 nữ tiếp viên hàng không để làm rõ.
Cụ thể, VNA đã quyết định đình chỉ công tác nữ tiếp viên hiện đang bị tạm giữ tại Nhật và tạm thời đình chỉ bay đối với 5 thành viên tổ bay (01 lái phụ và 04 tiếp viên) khác đang được yêu cầu tham gia công tác điều tra.
Các tiếp viên này cũng đã được yêu cầu viết bản tường trình và thông báo cho cảnh sát Nhật là VNA sẵn sàng cung cấp bản tường trình này phục vụ công tác điều tra.
Các tiếp viên của Vietnam Airlines (Ảnh minh họa)
Đây được xem là động thái cụ thể nhất của VNA trong việc làm rõ những nghi vấn vận chuyển hàng trộm cắp của các phi công và tiếp viên khi tham gia công tác trên đường bay Việt Nam - Nhật Bản.
Được biết, sau lệnh bắt nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc tại Nhật Bản, cơ quan Cảnh sát Tokyo cũng có văn bản yêu cầu VNA phối hợp, dẫn độ 1 phi công và 4 tiếp viên nói trênh từ Việt Nam sang Nhật Bản để điều tra làm rõ.
Hiện chưa rõ thời gian bị đình chỉ là bao lâu, nhưng trong thời gian này, các phi công và tiếp viên bị đình chỉ không được tham gia bay quốc tế, trường hợp cấp bách vì thiếu nhân sự thì Đoàn bay và Đoàn tiếp viên có thể bố trí cho bay các tuyến nội địa.
Trong sáng nay (27/3), Chi nhánh VNA tại Nhật Bản đã cung cấp tất cả những thông tin, tư liệu theo yêu cầu cho cảnh sát Nhật. Phía cảnh sát Nhật đánh giá đây là những thông tin đầy đủ và không đề nghị cung cấp thêm.
VNA cho biết, dù là công ty có nhân viên đang được tiến hành điều tra, mặc dù đã hết sức chủ động phối hợp nhưng VNA chưa nhận được phản hồi và thông tin đầy đủ như mong muốn.
Trước đó, như TS đã đưa tin nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35 của VNA bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.
Cơ quan cảnh sát điều tra Tokyo cũng cho rằng tiếp viên Nguyễn Bích Ngọcđã nhận đặt hàng từ với một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi đang sống tại Nhật để buôn lậu quần áo ăn cắp, thậm chí tuồn hàng cho các thành viên khác trong đoàn bay, tuy nhiên tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc đã phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan điều tra.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Máy bay Malaysia mất tích: Hai hành khách dùng hộ chiếu ăn cắp 'có gương mặt châu Á' Bộ Nội vụ Malaysia cho biết 2 hành khách dùng hộ chiếu châu Âu bị đánh cắp để lên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines có "đặc điểm gương mặt của người châu Á". Hành khách di chuyển bên trong sân bay quốc tế Kualar Lumpur - Ảnh: Reuters Chuyến bay nói trên đã mất tích một cách bí ẩn...