Đắng lòng “kiếp” sinh viên không có Tết
Đón Tết xa nhà cũng bát mì tôm (Ảnh minh họa)
Tết đến, xuân về, ai cũng muốn về với gia đình. Song, đối với những sinh viên nghèo, các em phải ngậm ngùi đón Tết xa nhà để kiếm tiền lo cho việc học của mình trong năm mới.
Vừa học ôn, vừa thi, vừa kiếm tiến
Cuối năm, hầu như công ty nào cũng tuyển thêm lao động để phục vụ việc bán hàng tết. Không cần chạy đôn chạy đáo để kiếm việc làm như những ngày bình thường, các sinh viên chỉ cần đảo một vòng tại các chợ, siêu thị là các em có khối người thuê. Nguyễn Sinh Huy (quê tỉnh Nghệ An, sinh viên Đại học Sư phạm) cuối tháng 12 đã tranh thủ kiếm cho mình một công việc bán hàng thêm vào buổi chiều ở một cửa hàng tại BigC. Huy tâm sự: “Trong năm em đi dạy kèm để kiếm tiền. Tết đến, học sinh muốn nghỉ giải lao nên em phải kiếm việc khác để làm thêm. Dù đang trong thời kỳ thi cử nhưng tết là mùa kiếm tiền nên phải tranh thủ. Nhà nghèo mà anh!”.
Cùng cảnh với Huy, Nguyễn Thị Hạnh (quê tỉnh Thái Bình, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng) cũng chọn cho mình một công việc tại hội chợ. Hạnh cho biết: Gia đình khó khăn nên em phải bươn chải để học tập. Bán hàng trong dịp tết rất mệt vì khách đông. Đây cũng là khoảng thời gian đang thi nên người em như căng ra. Thi vào buổi sáng nên em dành buổi chiều đi làm. Tối học bài. Có nhiều bữa khách đông, chủ hàng yêu cầu làm đến 8h tối. Coi như tối đó em thức trắng đêm để ôn bài. Qua mùa tết chắc em phải sụt đến mấy kilô. Biết là ảnh hưởng đến việc học và sức khỏe nhưng 1 tháng làm này có thể trang trải một phần nào đó tiền học phí nên em phải cố.
Tết là thời điểm mà ai cũng muốn đoàn tụ với gia đình, song vẫn còn nhiều em sinh viên nghèo nhọc nhằn lo kiếm tiền trong tết để phục vụ việc học
Video đang HOT
Sinh viên là những thanh niên trẻ, khỏe, chịu khó, đó là lý do mà các công ty, cửa hàng “chuộng” thuê sinh viên làm thêm. Anh Nguyễn Văn Mỹ, chủ một vựa hoa ở phường Hòa Cường Bắc cho biết: “Hầu như năm nào tôi cũng ươm 2 ngàn đến 3 ngàn chậu hoa nên làm không xuể, phải kêu sinh viên đến giúp mình. Các em làm công việc tưới nước, lặt nụ, lá theo chỉ dẫn của tôi. Công việc dù nhẹ nhàng nhưng cần tỉ mỉ. Những năm gần đây, tôi đều thuê sinh viên đến làm vì tôi rất hài lòng khi các em làm được việc, lại chịu khó, thật thà. Những nhà trồng hoa ở phường này nếu thiếu người đều gọi sinh viên đến làm giúp”…
Những sinh viên không biết Tết
3 năm học đại học là 3 năm Lê Thị Huệ (sinh viên Trường Đại học Sư phạm) đón tết xa nhà. Quê Huệ tận Thanh Hóa, nhà làm nông nên cuộc sống cũng khá vất vả. Để trang trải cho việc học tập, năm nào Huệ cũng phải đi dạy thêm. Tết đến lại đi tìm việc làm thêm như bán hàng, cà phê…
Khi nhu cầu cuộc sống tăng cao, người dân tìm đến quán cà phê để trò chuyện nhiều hơn là ngồi nhà cắn hạt dưa, quán cà phê ăn nên làm ra. Tuy nhiên, tìm người phục vụ vào ba ngày tết là điều không dễ. Huệ là một trong số ít sinh viên chấp nhận kiếm tiền vào ba ngày tết. Huệ cho biết: Ba ngày tết, số người đến quán cà phê rất đông, nhất là lớp trẻ. Sáng sớm đến tối mịt, hầu như quán không vắng khách bao giờ nên việc phục vụ khá vất vả. Đổi lại, mình được trả công cao. Để phục vụ khách tốt, theo Huệ, mình cần nhanh nhẹn, luôn tươi cười. Trong lòng rất buồn vì nhớ nhà, nhớ gia đình, thậm chí, nhiều lúc Huệ gặp người quen, họ cứ nhìn Huệ bằng ánh mắt ái ngại khiến em rất buồn. Tuy vậy, Huệ chấp nhận hy sinh để có thu nhập cao, lo cho việc học của mình và các em.
Không chỉ quán cà phê, các quán bar cũng hút một lượng không nhỏ sinh viên làm 3 ngày tết. Nguyễn Văn Nguyên (sinh viên một trường cao đẳng) có sức khỏe, to cao nên đã xin vào quán bar phục vụ 3 ngày tết. Vì quê ở Quảng Nam nên ban đêm làm thêm, bàn ngày tranh thủ về nhà thăm gia đình. Dù ít nhiều em cũng được ăn tết, chứ nhiều bạn làm cùng em, quê xa nên ban ngày chỉ ngủ vùi. Đối với các bạn ấy, tết trở nên xa lắc lơ!”
Theo CAND
Teen coi chừng 'sập bẫy' mùa làm thêm cuối năm
Noel, Tết dương lịch và Tết nguyên đán đang đến gần là lúc giới sinh viên rộn ràng đi kiếm việc làm thêm nhưng đó cũng là thời điểm các trung tâm môi giới việc làm "không đứng đắn" giăng ra những cái bẫy hoàn hảo để tóm được những con mồi trẻ tuổi.
Vì sao sinh viên "sốt" việc làm thêm?
Nhu cầu có một khoản thù lao kha khá để tiêu pha trong những dịp lễ, mong muốn sắm được những bộ cánh lung linh hay để cùng ai đó có những ngày lễ thật lãng mạn... là những lý do khiến các bạn sinh viên đổ xô đi tìm việc làm thêm mùa Tết.
Cậu bạn M.T (đại học KTQD) tâm sự: "Bạn gái tớ thích đi xem phim ở Megastar chứ kiên quyết không đi xem phim ở những rạp khác. Mà vé ở Megastar thì đắt. Không kiếm việc làm thêm thì có mà..." Còn cô bạn T.H (đại học Mở) thổ lộ: "Hôm trước, tớ thấy cái váy ở shop đẹp quá. Lại đang muốn học thêm một khoá tin học nữa. Đành phải "cày cuốc" vậy".
Thêm vào đó là nhu cầu khẳng định mình, mong muốn được trưởng thành và biết trân trọng hơn những đồng tiền kiếm được. Thế là, các bạn sinh viên đi tìm việc part- time mà không biết rằng công cuộc này chẳng hề dễ dàng. Cho dù...
Nơi nơi tư vấn việc làm, nhà nhà tuyển dụng
Chỉ cần click chuột, đăng nhập vào những trang web tuyển dụng, tìm việc là dân sinh viên nhà mình có thể tháy đầy rẫy những dòng tin với các tít to đùng, hấp dẫn như: "Việc làm bán thời gian cho sinh viên, thu nhập cao", "Ai cần việc part - time nhào dzô" hoặc "làm ca, lương 200.000đ/ca"... Chỉ vì một chút tò mò, thiếu hiểu biết là không ít sinh viên sẽ tin vào những dòng "trời ơi đất hỡi" này với hi vọng sẽ kiếm được một công việc nhàn hạ mà lương lại cao.
Trong vai một sinh viên đang cần việc làm thêm cuối năm, người viết đã "mon men" đến trụ sở của công ty S. (đường Láng, Hà Nội). Vừa bước vào văn phòng, tôi đã bị choáng ngợp bởi hàng trăm sinh viên, gương mặt ai cũng hồ hởi với những quyển catalo quảng cáo mĩ phẩm rực rỡ trên tay. Trong văn phòng, các anh chị tư vấn viên hăng say truyền đạt kinh nghiệm bán hàng cho đàn em.
Khoan bàn đến tính chất của công vịêc này, nhưng tôi chỉ thử nhẩm tính với chừng này người bán mĩ phẩm (và còn nhiều người ở những trung tâm khác nữa) thì lấy đâu ra nguồn khách hàng tương ứng và yêu thích nhãn hiệu mĩ phẩm này?
Các bạn trẻ hãy tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn làm thêm. (ảnh minh họa)
Trong một lần bị dụ khị bởi một trung tâm tư vấn việc làm ở đường Trường Chinh, Hà Nội, bạn T.H (đại học Công đoàn) đã mất 50.000đ lệ phí để được giới thiệu cho một công việc "đơn giản, thù lao cao và không ràng buộc thời gian".
Đến lúc nhận việc, cô bạn mới ngã ngửa ra khi công việc đã được giới thiệu một cách "hoa mĩ" kia chỉ là dán vỏ hộp bánh kẹo cho một xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Thù lao cao đâu chả thấy, chỉ thấy M.T phải ngồi một chỗ, làm luôn tay mà chỉ được tròm trèm 30.000 - 40.000đ/buổi. Làm được một tuần, M.T cũng phải "chào thua".
K.P lại là một trường hợp khác. Đựơc người quen giới thiệu cho công việc bán vé máy bay ở gần Ngã Tư Sở, cô bạn cũng làm hồ sơ, phỏng vấn tại văn phòng của hãng đàng hoàng. Nhưng chốt hạ, để làm việc thì bạn vẫn phải nộp 300.000đ để "hoàn tât thủ tục, làm sổ BHXH" - như lời của nhân viên ở đó nói.
Dù tiền đã nộp, nhưng K.P còn phải thử vịêc một tuần và trong một tuần, nếu bị từ chối vì bất kì lí do gì thì cô bạn cũng không được đòi lại số tiền trên. Đến nước này, K.P chỉ còn biết tặc lưỡi: "Thôi, đã đâm lao thì phải theo lao".
Tự tạo "kháng thể" cho mình
Nguyên nhân chính sinh viên thành con mồi béo bở cho những trung tâm lừa là do các bạn còn thiếu cảnh giác, hiểu biết và quá nôn nóng trong quá trình tìm vịêc làm thêm. Nên tạo cho mình những "kháng thể"cần thiết nếu gặp phải những trung tâm kiểu này, các bạn trẻ nhé.
Nếu các công ty, doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động, chắc chắn họ sẽ đăng tuyển và nhận hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp chứ không bắt các ứng viên nộp bất cứ khoản tiền nào cho họ. Hơn nữa, các giấy tờ, biên lai cũng sẽ có dấu của công ty một cách rõ ràng và minh bạch - điều mà những "trung tâm lừa" không bao giờ có.
Tốt hơn hết, các bạn sinh viên nên tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để không bị rơi vào cái bẫy việc làm. Hãy đến tận nơi, hỏi trực tiếp bộ phận tuyển dụng của những cơ sở mà bạn muốn làm part - time. Câu trả lời sẽ xác thực hơn nhiều và nguy cơ bị cho "ăn thịt lừa" sẽ được giảm thiểu đáng kể đấy.
Theo Mực Tím
Đắng lòng cảnh thiếu nữ lớp trưởng bỗng nhiên mất trí Quỳnh suốt 10 năm liền là học sinh giỏi, lớp 10 em là lớp trưởng của lớp chọn giỏi nhất khối, thế nhưng giờ đây sinh mạng em đang bị đe dọa bởi bạo bệnh. Bệnh tật tiếp nối tai ương Cuối tháng 11, khi dư âm của trận lũ lịch sử đã không còn làm bận lòng người dân huyện Lệ Thủy,...