Đắng lòng hồi tưởng lấy chồng công tử
Tôi lại gặp Tâm – thiếu gia ở An Giang. 4 tháng sau ngày quen biết tôi lên xe hoa lần nữa nhưng lần này võng lộng cao sang tôi ngước mặt tận mây trong ngày cưới.
Tôi bỏ Hưng đi lấy chồng khiến anh ngơ ngác hụt hẫng. Hẹn hò nhau 8 năm nhưng tôi không biết yêu là gì, có chăng đó chỉ là kết theo phong trào để không ai nói mình hâm, mình ế. Tôi thực dụng chỉ nghĩ đến tiền tài danh vọng, chỉ nghĩ đến việc đổi đời khi mình cưới một người đàn ông giàu có.
Rồi tôi cũng tìm được một thiếu gia ăn chơi khét tiếng ở Bình Chánh. Khải – vị thiếu gia đã lọt vào tầm ngắm của tôi. Khải giàu xổi nhờ quy hoạch đất.
Ảnh minh họa
Lễ ăn hỏi diễn ra nhanh chóng như tôi mong muốn. Nhưng hỡi ơi! Lễ ăn hỏi cô hoa khôi một thời mà chỉ có 4 người teo héo khệ nệ bưng 4 mâm quả cũ xì, mốc thếch lầm lũi bước vào nhà gái. Tôi muối mặt cố gượng cười ra đón tiếp mong số nữ trang cưới gỡ gạc. Nào ngờ sính lễ nhà trai chỉ mang theo đôi bông vàng 18k mỏng dính. Tôi bám vào tường mới đứng nổi khi “ông xã” đeo hoa tai cho mình …Mọi người xầm xì khiến má chú rể ngại nên hắng giọng: “Thôi để dành đám cưới cho luôn một thể”.
Video đang HOT
Khải ở miết trong nhà tôi từ hôm lễ hỏi đìu hiu để năn nỉ ỉ ôi. Còn tôi như người chết đuối mới ngoi lên bờ chỉ thở dốc. Hai tháng sau tôi trả lại vàng cưới và đá Khải ra khỏi nhà vì Khải cứ bám theo tôi như con bám mẹ.
Vết thương nào cũng lành theo năm tháng. Tôi lại gặp Tâm – thiếu gia ở An Giang. 4 tháng sau ngày quen biết tôi lên xe hoa lần nữa nhưng lần này võng lộng cao sang tôi ngước mặt tận mây trong ngày cưới.
Cưới nhau chưa đầy tháng Tâm đã đàn đúm bia bọt với bạn bè hơn nửa tháng. Tôi tặc lưỡi cho qua vì nghĩ đến tài sản nhà Tâm chỉ chia làm 4 vì nhà chồng tôi chỉ có 4 người. Chồng ăn chơi của nhà chồng chứ có phải của tôi đâu.
Lấy nhau 3 năm thì Tâm tằng tịu với gái bán bia ôm và bỏ tôi khi tôi đang ở cữ thằng con trai thứ 2. 4 năm sau nhà chồng tôi phá sản vì mỗi mùa bóng lăn là của cải trong nhà đội nón ra đi. Nhà chồng khánh kiệt nhưng chồng tôi vẫn cứ chơi bời lêu lổng. Kiếp tầm gửi của tôi được cứu cánh bởi cái nghề gõ đầu trẻ – cái nghề mà ngày trước tôi đeo đuổi không phải vì tiền mà để quần là áo lụa khoe mẽ với đời.
Má chồng tôi bị tai nạn ra đi đột ngột, ba chồng tái hôn sau đó ít lâu, của cải ít ỏi còn lại chia cho 3 người em chồng . Tôi tay trắng vì ba chồng tôi nói ông đã từ thằng con phá gia chi tử là chồng tôi từ lâu rồi.
Hôn nhân, tiền tài, danh vọng của tôi là vậy đó. Giờ tôi đã gần 50 tuổi, nghĩ lại thời ếch ngồi đáy giếng mà suy ngẫm…nỗi đau còn mãi.
Theo Vietnamnet
Những nỗi khổ của đàn ông
Ai bảo đàn bà mới khổ? Đàn ông mà không khổ ư? Nào là phải cao hơn phụ nữ hẳn một cái đầu, nào là phải cố xứng đáng với vai trò trụ cột của gia đình, nào là áp lực phải làm sao để người đàn bà của mình cảm thấy thỏa mãn...
Đừng than: "Làm phụ nữ khổ lắm" vì chính đàn ông mới là khổ. Ngay cả điều mà phụ nữ thường cho mình là khổ nhất thì cũng chỉ là khổ so với các công việc khác chứ so với đàn ông vẫn muốn phần sung sướng hơn, ấy là cái việc chỉ có phụ nữ làm được: sinh ra một đứa bé.
Đàn ông sẽ không bao giờ có được cảm giác hạnh phúc đến trào nước mắt khi lần đầu tiên cảm nhận đôi chân bé tí xíu tung tẩy trong bụng. Nếu muốn được nghe tiếng con, các bác đành phải... nghe nhờ qua lớp da bụng của vợ.
Ngay cả khoảnh khắc kinh khủng nhất là lúc "khai hoa nở nhụy" thì những người đàn ông cũng không được trải qua. Họ không trải qua thì làm sao họ biết được cảm giác sung sướng chừng nào khi người phụ nữ kết thúc cuộc vật lộn với tử thần để nhìn thấy đứa trẻ xinh đẹp chui từ trong lòng mình ra và mở to đôi mắt đầy ngạc nhiên khi lần đầu tiên được nhìn thấy mẹ.
Người mẹ thân thiết với đứa con từ cả chín tháng trước khi được gặp mặt nó, còn bố đến lúc gặp con lần đầu tiên mới làm quen từ đầu. Thế nên dân gian mới có chuyện: Một ông bố bị vợ sai đi mua kẹo về cho con.
Giữa đường về nhìn gói kẹo thèm quá anh ta không biết làm thế nào mới nói to lên một mình: "Con mình là con vợ mình. Vợ mình là con người ta. Suy đi tính lại chẳng bà con chi". Nói xong yên tâm chén sạch gói kẹo.
Lúc người ta gặp bất hạnh đến muốn tự tử hay sung sướng đến phát điên, chẳng ai hét to: "Bố ơi". Một cô bạn đồng nghiệp của tôi kể lại rằng ông bố hơn 80 tuổi của cô trong phút lâm chung còn thều thào: "Mẹ ơi, cho con đi theo với".
Ấy là chưa kể đàn ông còn đeo thêm vô số nỗi khổ nữa. Nghĩa là khổ so với phụ nữ, vì chúng ta chỉ có mỗi hai phạm trù để so sánh.
1. Đàn ông luôn mang nặng áp lực rằng thì là làm sao phải hơn phụ nữ một cái đầu cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Phụ nữ thì chẳng việc gì phải thế. Tôi từng biết một cô gái chân dài tới mét mốt, nói ngọng âm l với âm n, còn vài tháng nữa sẽ tốt nghiệp lớp 12 nhưng cô đột nhiên dừng lại không muốn tốt nghiệp nữa.
Cô chỉ có thể nấu ăn ngon hai món luộc duy nhất, nhưng vẫn tự tin đi lại trước hàng triệu người trên sân khấu lớn. Và rất nhiều đàn ông giàu có, tri thức muốn cưới cô về làm vợ. Phụ nữ dốt tí chả sao.
Ai nói gì không hiểu, hơi ngơ ngác còn thành ra phong cách ngây thơ, càng đáng quý, đàn ông càng yên tâm. Nhưng đàn ông mà ngồi đối diện với phụ nữ, cô ta kể chuyện tiếu lâm xong một tiếng sau mới cười thì lúc ra về thế nào anh ta cũng phải khóc.
2. Đàn ông luôn mang gánh nặng là trụ cột của gia đình. Chẳng người phụ nữ nào phải lo "không biết mình có nuôi nổi chồng con". Tôi thấy một số đàn ông hay mong được giàu có, thậm chí còn tự nuôi áp lực phải giàu có. Còn phụ nữ cũng mong kiếm được tiền nhiều, mong được giàu có, nhưng không thành áp lực.
Và cho dù thu nhập của cô ta chỉ đủ nuôi ba con mèo, thậm chí thất nghiệp thì cũng chẳng sao, cô ta sẽ ở nhà nội trợ. Nội trợ cũng vinh quang chán. Xong một ngày rửa bát duỗi dài chân trên ghế sa lông xem "Những bà nội trợ kiểu Mỹ" vẫn được cả xã hội tôn vinh là mẹ hiền vợ đảm.
Nên ở Nhật, Mỹ, khối ông nhảy lầu tự tử chỉ vì mỗi cái tội bị sếp sa thải, nguy cơ thất nghiệp sờ sờ trước mắt.
3. Đàn ông lúc nào cũng phải bảo vệ cho khái niệm "phái mạnh". Vì trót bị đầu thai vào làm phái mạnh nên đàn ông lúc nào cũng mong muốn được mạnh. Phụ nữ gặp nhau hay có thói quen khoe bệnh tật. Người kêu dạo này tôi hay đau cột sống, người kêu đau đầu, người than trèo lên ba tầng gác đã thở muốn tái mặt.
"Phái yếu" chả yếu thì sao. Đàn ông thì không thế. Bị đánh giá là sức khỏe yếu trước đám đông là một nỗi tổn thương lớn.
Ngày xưa lúc Al Gore ra tranh cử với George Bush, đọc tin thấy báo chí phát hiện ra ông Gore bị bệnh gì ấy nhưng ông ta cứ giấu nhẹm đi sợ người ta thấy mình yếu thì không bầu làm tổng thống.
4. Đàn ông luôn miệng hỏi "Em có thích không?". Đây là một vấn đề mang tính căng thẳng. Phụ nữ nếu có hỏi câu này thì đôi khi chỉ là vì âu yếm và lịch sự chứ không mang nội dung... áp lực.
Bởi vì đối với đàn ông, cái sự "Em chẳng thấy dễ chịu gì cả" không diễn tả thành lời ấy sẽ khiến 3 thế mạnh vừa kể ở trên trở thành vô nghĩa. Ngay cả một người đàn ông hội tụ đủ mọi yếu tố trí tuệ, giàu có, tài hoa, khỏe mạnh mà cảm nhận được chữ "không" từ phụ nữ thì anh ta sẽ cảm thấy trong mắt người kia, anh ta là một con số 0 tròn trịa.
Hôm trước, ở khu nhà tôi ở thấy treo một tấm biển quảng cáo kỳ lạ: "Các gia đình sinh con một bề đúng 8h tối nay được mời đến nhà C3 tham dự hội thảo".
Mặc dù không phải thành phần được mời, tôi vẫn muốn đi xem cái nội dung cuộc hội thảo ấy thế nào. Tiếc rằng đến tối tôi có lời hẹn đi dự sinh nhật cậu con trai thứ hai trong số hai cậu con trai của một cô bạn học cũ...
Box: Phụ nữ dốt tí chả sao. Ai nói gì không hiểu, hơi ngơ ngác còn thành ra phong cách ngây thơ, càng đáng quý...
Theo VnMedia
Còn trinh khi lấy chồng, tiếc hùi hụi Tôi bắt đầu thấy mất niềm tin, hả hê vui chơi cùng bao gã khác trước khi tôi lấy chồng. Người ta nói, đàn ông thời nay không mấy người coi trọng chuyện trinh tiết. Không phải họ thích lấy con gái không còn trong trắng, mà bởi suy nghĩ của họ đã thoán hơn. Họ cho rằng, yêu là phải hi sinh,...