Đắng lòng cưỡng chế… án ly hôn
Những tưởng để giành quyền nuôi con chung, vợ chồng chỉ khó “phân chia” ở Tòa án. Nhưng sự thật thì sau khi bản án ly hôn có hiệu lực, nhiều vụ con không thể trở về với cha hoặc mẹ – những người được quyền nuôi dưỡng vì nhiều lý do…
(Ảnh minh họa)
Cưỡng chế thi hành án khi trẻ không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm trẻ bị tổn thương
Tòa giao cho mẹ, con đòi ở với bố
Nhìn vào gia cảnh chị Mỹ Hương (Từ Liêm, Hà Nội) và anh Tuấn Khanh (cùng địa chỉ) không ai nghĩ có một ngày họ sẽ đưa nhau ra tòa, chia nhau đến từng cái kim, sợi chỉ
Tất cả bất hòa phát sinh từ chuyện chị Mỹ Hương là Giám đốc một DN lớn, ăn nên làm ra nên tối ngày chị bận “bù đầu” với khách khứa, công việc. Mười ngày như nhau cả mười, chị rời nhà lúc 6h và trở về khi thằng nhóc con chị đã say sưa ngủ.
Anh Khanh chỉ là Trưởng phòng ở một viện nghiên cứu, “sáng cắp ô đi tối cắp về”, mọi việc đưa đón, dạy bảo, tắm rửa, ăn uống của con trai, anh Khanh lo từ A đến Z. Ngày đưa nhau ra tòa ly hôn, Tòa án đã giao chị Hương quyền nuôi bé Nam vì xét cho cùng chị có điều kiện tốt hơn anh Khanh, vả lại bé Nam khi đó cũng còn rất nhỏ.
Tuy nhiên, đến cả 3 năm sau, bản án ly hôn này vẫn không thể thi hành vì bé Nam cứ “bám chặt” lấy bố, không chịu về sống chung với mẹ. Nhiều lần đòi con không được, chị Hương phải đến yêu cầu cơ quan thi hành án (THA) can thiệp.
Sau nhiều lần thuyết phục, trước đại diện chính quyền địa phương và tổ dân phố, bé Nam đã được “giao” cho mẹ. Tuy nhiên, chỉ đến chiều, khi anh Khanh mang quần áo sang cho con, thì thằng bé nhất định đòi về với bố. Từ đó, chưa lần nào chị Hương “đem” được con trở lại nhà mình…
Video đang HOT
Một vụ án khác khá thương tâm vừa xảy ra ở Hà Tĩnh mà Chấp hành viên cũng là người “mắc kẹt” khi thực hiện quyền giao con từ cha về cho mẹ. Tại bản án ly hôn của TAND huyện C.L đã xử anh A phải giao cháu Nguyễn Kim Cô (sinh ngày 01/12/2004) cho chị B nuôi dưỡng, anh A phải đóng góp phí tổn nuôi con chung. Tuy nhiên, sau khi án có hiệu lực, anh A không tự nguyện thi hành mà còn đem con đi giấu ở nơi khác.
Anh A cho biết, chị B bỏ nhà đi biệt tích từ lúc sinh con ra được 5 tháng, để mình anh lo từng bữa ăn nuôi bé Kim Cô khôn lớn. Bản thân cháu Kim Cô cũng xin được ở với bố vì không còn tình cảm với mẹ. Sau 3 lần tổ chức cưỡng chế không thành thì trong một cơn lũ quét bất ngờ, cháu Kim Cô đã đã bị nước cuốn trôi. Bản án vĩnh viễn nằm đó, giống như số phận của đứa trẻ vô tội…
Không nuôi được thì nên “nhường”
Điều 120 Luật Thi hành án dân sự về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định quy định: Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện THA.
Trường hợp người phải THA hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.
Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Quy định như vậy, nhưng thực tiễn thi hành các bản án ly hôn luôn là sự thử thách đối với bất cứ Chấp hành viên nào. Đành rằng, bản án đã có hiệu lực nhưng trong trường hợp đứa trẻ không chịu về với người kia, hay người kia vì lý do nào đó muốn giữ con ở lại thì những người thực thi công vụ cũng khó lòng mà tiến hành cưỡng chế.
Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự Thanh Xuân (Hà Nội) Nguyễn Song Hà chia sẻ: “Hầu hết các vụ giao con sau ly hôn chúng tôi đều sử dụng biện pháp giáo dục thuyết phục là chính. Đứa trẻ không phải là vật vô tri vô giác, chúng đã thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, nếu cưỡng chế thi hành án khi chúng không muốn ở với người mà chúng không thích thì một lần nữa sẽ làm chúng bị tổn thương”.
Thực tế, trong nhiều trường hợp, vận động, thuyết phục mà bên phải THA vẫn không chịu giao đứa trẻ. “Cưỡng chế là giải pháp cuối cùng, bất đắc dĩ mới phải làm. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người có thẩm quyền được xử phạt hành chính, mức độ cao hơn là xử lý hình sự về tội không chấp hành án. Trong một số trường hợp chây ỳ, chống đối, cơ quan pháp luật cũng phải mạnh tay, nếu không đương sự sẽ “nhờn”, một Chấp hành viên khẳng định.
Tuy nhiên, một giải pháp khả dĩ hơn được đưa ra cho những trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm được cuộc sống cho đứa trẻ cả về vật chất, tinh thần, hoặc nếu đứa trẻ có nguyện vọng được thay đổi người nuôi dưỡng thì người không được giao quyền nuôi con có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Đó là cách tốt nhất giành lại quyền nuôi con mà không vi phạm luật pháp.
Theo Dantri
Tòa án tỉnh Sơn La thừa nhận sai sót trong việc sửa bản án
Sau khi báo Dân trí phản ánh việc TAND tỉnh Sơn La tự ý sửa bản án phúc trong vụ tranh chấp đất ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn gây bức xúc cho bên bị đơn, TAND tỉnh Sơn La đã có văn bản giải trình vấn đề này.
Ngày 19/4/2013, báo Dân trí có bài viết " Công dân bức xúc vì Tòa án tỉnh Sơn La sửa chữa bản án bất thường". Theo phản ánh của ông Đặng Hoàng Cẩm, trú tại Tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, TAND tỉnh Sơn La đã tuyên xử bản án phúc thẩm số 20/2012/DSPT ngày 19/7/2012 trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thiếu khách quan, gây thiệt hại cho bên bị đơn là ông Cẩm và vợ là Lê Thị Thái. Trong lúc TAND Tối cao đang xem xét trình tự Giám đốc thẩm theo đơn kháng nghị của ông Cẩm, TAND tỉnh Sơn La lại ban hành thông báo sửa chữa nội dung bản án với những dấu hiệu bất thường.
Công văn phúc đáp của TAND tỉnh Sơn La gửi báo Dân trí
Ngày 22/4/2013, bà Vì Thị Sơn, Phó Chánh án TAND tỉnh Sơn La đã ký công văn số 55/CV-TA gửi báo Dân trí giải thích vụ việc này. Công văn của TAND tỉnh Sơn La nêu rõ:
"Trên tờ bản đồ hiện trạng dân cư đội 20, tiểu khu 2 Nông trường QD Tô Hiệu (ban hành kèm theo Quyết định số 61/QĐ - UB ngày 03/3/1992 của UBND tỉnh Sơn La về việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ ở cho các hộ gia đình ở 8 đội Nông trường quốc doanh Tô Hiệu), Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La khẳng định theo tờ bản đồ này thì có thể xác định được sơ đồ hình thể của thửa đất nhưng không xác định được số đo chiều dài, chiều rộng thửa đất của hai hộ gia đình đang tranh chấp.
Căn cứ theo Giấy chứng nhận QSDĐ của UBND tỉnh Sơn La, không có căn cứ để xác định chính xác ranh giới sử dụng đất giữa thửa đất của hai hộ gia đình ông Vũ Văn Soi với ông Đặng Hoàng Cẩm. Theo như kết quả đo đạc thực tế, cả hai hộ đều đang sử dụng đất nhiều hơn diện tích đất được cấp nên không có căn cứ hộ nào lấn chiếm đất của hộ nào.
Mặt khác, diện tích đất hai hộ đang sử dụng thuộc quy hoạch khu dân cư, vì vậy Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm công nhân hiện trạng thực tế sử dụng đất của hai gia đình đã sử dụng từ năm 1991 cho đến nay, được xác định bằng bức tường ông Vũ Văn Soi bà Trần Thị Hiền đã xây dựng có chiều dài 12,95m tính từ bức tường nhà tập thể cũ của ông Đặng Hoàng Cẩm, bà Lê Thị Thái kéo dài ra phía quốc lộ 6 (theo sơ đồ hình thể thửa đất kèm theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 12/3/2012 của TAND tỉnh Sơn La).
Tuy nhiên, do sự nhầm lẫn trong quyết định của Bản án phúc thẩm ghi các vị trí các điểm để xác định số đo khoảng cách thửa đất không đúng với thực tế khi đo đạc đã được ghi trong biên bản đo thực tế, nên khi lập hồ sơ thi hành án Chi cục Thi hành án dân sư huyện Mai Sơn đã phát hiện sai sót và có công văn đề nghị TAND tỉnh xem xét lại để đính chính lại cho chính xác. HĐXX phúc thẩm đã kiểm tra lại bản án và nhận thấy đã có sai sót trong việc ghi vị trí xác định khoảng cách bức tường không đúng với thực tế đo đạc.
Nhưng sai sót đó không làm ảnh hưởng tới việc quyết định ranh giới hai bên đang tranh chấp. Theo quy định của pháp luật thì việc nhầm lẫn về từ ngữ về số liệu tính toán thì được phép sửa chữa lại bản án cho chính xác chứ không hề làm ảnh hưởng tới quyền lợi của ông Cẩm. Chúng tôi xin trân thành cảm ơn quý báo đã thông tin những thiếu sót của Thẩm phán để nhắc nhở cán bộ cẩn thận hơn trong công việc, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có".
Vụ án tranh chấp giữa gia đình ông Đặng Hoàng Cẩm với ông Soi, bà Hiền đang được xem xét trình tự Giám đốc thẩm
Liên quan đến vụ án này, ngày 25/3/2011, TAND huyện Mai Sơn tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 09/2010/TLST - DS ngày 12/7/2010, về việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Vũ Văn Soi và bà Trần Thị Hiền, địa chỉ tiểu khu 19, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn. Bên bị đơn là ông Đặng Hoàng Cẩm và vợ là Lê Thị Thái.
Bản án sơ thẩm số 07/2011/DS- ST tuyên: Buộc ông Vũ Văn Soi và bà Trần Thị Hiền khi cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà phải xây dựng đúng ranh giới (đúng 6,6m chiều rộng) của thửa đất đã được nhà nước cấp theo sơ đồ thửa đất ở trong Giấy chứng nhận QSDĐ số A027946 cấp ngày 3/3/1992 mang tên Trần Thị Hiền và bản đồ hiện trạng dân cư đội 20 tiểu khu 2 nông trường quốc doanh Tô Hiệu (Ban hành kèm theo quyết định số 61/QĐ- UB ngày 3/3/1992).
HĐXX buộc ông Vũ Văn Soi có trách nhiệm dỡ bỏ bức tường đang xây dựng phía tiếp giáp thửa đất nhà ông Đặng Hoàng Cẩm (tính từ điểm mốc lộ giới, đã trừ hành lang giao thông 13,5m vào sâu phía trong tiếp giáp đầu hồi nhà ông Cẩm) để hoàn trả lại tổng diện tích 2,28m2 đã lấn chiếm của ông Cẩm. Phần diện tích đất lấn chiếm ông Soi buộc trả lại cho ông Cẩm gồm có: Chiều rộng mặt phía trước tiếp giáp quốc lộ 6 (hướng tây- nam), tính từ điểm thẳng vuông góc 6,84m là 24cm, tính từ điểm thẳng vuông góc 6,84m sâu vào trong 4,4m là 25cm, tính từ điểm rộng 6,85m sâu vào phía trong đến điểm rộng 6,6m có chiều dài là 7,6m.
Không hài lòng với bản án sơ thẩm, ông Vũ Văn Soi và bà Trần Thị Hiền đã làm đơn kháng nghị bản án gửi TAND tỉnh Sơn La.
Ngày 19/7/2012, TAND tỉnh Sơn La tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số 11/2011/TLPT - DS ngày 19/5/2011. Tại phiên xét xử, HĐXX quyêt định sửa bản án sơ thẩm số 07/2011/DS-ST ngày 25/03/2011 của TAND huyện Mai Sơn với nội dung, xử giữ nguyên ranh giới đất thực tế mà 2 hộ gia đình sử dụng từ năm 1991 cho đến nay, được xác định bằng bức tường ông Vũ Văn Soi và bà Trần Thị Hiền đã xây dựng có chiều dàu 12,95m, tính từ bức tường nhà tập thể cũ của ông Đặng Hoàng Cẩm, bà Lê Thị Thái kéo dài ra quốc lộ 6.
Cho rằng bản án phúc thẩm số 20/2012/DSPT ngày 19/7/2012 của TAND tỉnh Sơn La không có căn cứ và không đúng pháp luật, gia đình ông Cẩm tiếp tục làm đơn kháng nghị đề nghị xử Giám đốc thẩm. Ngày 28/8/2012, TAND Tối cao đã có thông báo số 1203/TB - TDS về việc nhận đơn kháng nghị của ông Đặng Hoàng Cầm.
Trong lúc vụ án đang được xem xét trình tự Giám đốc thẩm, ngày 20/11/2012, TAND tỉnh Sơn La bất ngờ ban hành công văn số 58/CV - DS về việc giải thích bản án, cùng thông báo sửa chữa bổ sung bản án phúc thẩm do thẩm phán Đinh Huy Hiệp ký khiến bên bị đơn bức xúc.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
CSGT phải cười và biết xin lỗi dân trước khi xử phạt! Đây là lớp tập huấn đặc biệt, là lần đầu tiên Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM mở lớp tập huấn cho CSGT biết cười và xin lỗi dân khi xử phạt vi phạm trên đường phố. Công an TPHCM đang tập huấn cho CSGT cười khi tiến hành xử phạt. Chiều 9/4, PC67 cho biết, từ...