Đắng lòng bệnh nhân khỏi bệnh không muốn về nhà
Việc bệnh nhân tranh nhau ăn, không muốn xuất viện nghe có vẻ lạ ở bất cứ bệnh viện nào. Nhưng ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, thì đó là chuyện rất đỗi bình thường.
Khỏi bệnh nhưng không muốn xuất viện
Đó là thực trạng đã từng xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I và được chính GĐ Bệnh viện La Đức Cương xác nhận với phóng viên. Theo BS Cương, việc bệnh nhân khỏi bệnh nhưng nhất quyết không chịu về là có thật tại bệnh viện.
Về lý do thì muôn hình muôn vẻ, có thể đó là do chính gia đình bệnh nhân không tin là bệnh nhân đã khỏi bệnh nên có tư tưởng: “đóng tiền cho ở viện còn hơn là đưa về nhà rồi lại đưa đến viện”.
Hoặc có những bệnh nhân khi mắc bệnh thì không muốn đến viện, nhưng khi điều trị khỏi lại không muốn về do họ đã ý thức được và lo sợ khi về lại quê hương, làng bản mọi người sẽ kỳ thị, phân biệt vì mắc bệnh tâm thần.
Nhiều bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh nhưng chưa muốn về nhà.
Bài liên quan:
Không chỉ có vậy, khi tiếp xúc tâm sự trực tiếp với các bệnh nhân mới phần nào hiểu được những tâm tư của họ khi phải vào BV Tâm thần.
Bác N.C.Đăng, xuất thân từ trong quân ngũ, chỉ vì một đôi lần quá chén mà người nhà cho rằng mắc bệnh tâm thần và đưa vào viện điều trị, họ bỏ mặc ngoài tai mọi sự giải thích.
Theo bác Đăng: “Đó là sự không tôn trọng người khác, chính bởi thế giờ khi được bác sĩ thông báo đã khỏi bệnh, họ (người nhà-p/v) có đến đón tôi cũng không vể. Để cho họ đóng tiền nuôi tôi ở trong viện”.
“Mọi người cứ nghĩ người tâm thần là thế nọ thế kia, nhưng khi tôi sống ở trong này cùng với các bác như: bác Tám, bác Hùng, bác Sơn …họ sống rất tình cảm chứ đâu như mọi người nghĩ. Tất nhiên, những trường hợp nặng là bệnh viện có cách điều trị và tách riêng”, bác Đăng chia sẻ.
GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, chia sẻ với phóng viên.
Bữa cơm rơi nước mắt
Rời nơi điều trị những bệnh nhân sắp được xuất viện, phóng viên tới thăm những bệnh nhân nặng mới được được chuyển vào. May mắn thay, giờ tới thăm cũng chính là giờ ăn của các bệnh nhân.
Chứng kiến bữa cơm chiều của những bệnh nhân tâm thần, thật khiến những người chứng kiến phải rơi nước mắt. Khi xe chở cơm đến, tất cả bệnh nhân ùa ra, mỗi người một xuất, dù có bàn ăn nhưng họ chẳng bao giờ dùng tới, mà mỗi người ngồi ăn một góc.
Video đang HOT
Dù có bàn ăn nhưng nhiều bệnh nhân vẫn đi tìm cho mình một góc an toàn.
Cứ tưởng như vậy cho yên tĩnh, họ ăn sẽ ngon miệng hơn, nhưng nguyên nhân hoàn toàn không phải. Khi tiếp xúc bắt chuyện được với một bệnh nhân, phóng viên mới tá hỏa khi được họ tiết lộ nguyên nhân: “Ăn cùng chúng nó, chúng nó cướp hết đồ ăn của tôi, tôi chẳng có gì để ăn cả”.
Khi xác minh thông tin trên, thì được bác sĩ cho biết, đó là thật vì trong đầu họ lúc nào cũng có ảo giác có kẻ đáng đánh, cướp, giết nên tư tưởng của họ luôn phải chạy trốn.
“Thậm chí có những bệnh nhân khi có cơm họ không ăn xuất của mình mà cứ đi xin của bệnh nhân khác, xin không được thì họ tranh. Còn xuất cơm của họ họ để phần người thân ở nhà”, một bác sĩ tâm sự.
Nhiều bệnh nhân không xử dụng xuất cơm của mình mà lại đi tranh xuất ăn của bệnh nhân khác.
Còn đối với người nhà bệnh nhân, khi hàng ngày phải chứng kiến cảnh đó họ không khỏi sót xa. Chị Huệ (quê Bắc Giang) tâm sự: “Chồng bị bệnh để ở nhà thì cứ đi lang thang nên không đành, đưa vào viện mỗi lần xuống thăm nhìn cảnh này tôi chẳng thể cầm lòng”.
“Đã vậy lại còn phải đi chữa bệnh giấu diếm, chứ bảo đi vào viện tâm thần, sau này khi chồng tôi khỏi bệnh, về nhà họ lại xa lánh, chẳng mấy lại mắc bệnh lại”, chị Huệ nói.
Điều lo lắng của chị Huệ cũng là những băn khoăn lớn nhất của đội ngũ y bác sĩ ở BV Tâm thần Trung ương I, đó chính là sự dị nghị, sự kỳ thị và xa lánh đối với bệnh nhân mắc bệnh tâm thần và có tiền sử tâm thần.
Qua những cảnh ngộ trên, hy vọng mọi người trong xã hội hãy cảm thông, chia sẻ và giúp những người đã từng mắc bệnh tâm thần tái nhập công đồng được nhanh hơn.
Theo_Eva
10% dân số VN bị tâm thần: Cười một mình cũng là bệnh
"Nói đến bệnh tâm thần thường nghĩ ngay đến người điên, la hét, nói lảm nhảm, cười vu vơ, giắt hoa lá lên đầu, tay nhặt lá chân đá ống bơ. Đây là quan niệm sai lầm", ông La Đức Cương nói.
Theo nhận định của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay số dân Việt Nam có dấu hiệu tâm thần chiếm khoảng 10% dân số. Dự kiến đến năm 2020, con số này sẽ còn tăng lên.
Bệnh nhân tâm thần điều trị tại bệnh viện (Ảnh chụp tại BV Tâm thần Trung ương)
Con số vẫn khiêm tốn
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, số liệu 10% dân số Việt Nam bị rối loạn tâm thần (tức cứ 10 người thì có 1 người có dấu hiệu tâm thần) vẫn ít so với con số của Viện đưa ra.
Ông lý giải, theo nghiên cứu của Viện Tâm thần Trung ương, tỷ lệ người có dấu hiệu rối loạn tâm thần trong những năm 2002 tại Việt Nam đã chiếm khoảng 20% dân số. Trong khi đó, quy mô nghiên cứu của Viện còn khiêm tốn nên con số này vẫn chưa phải là con số chuẩn.
Bác sĩ La Đức Cương cho biết, kết luận của Viện Tâm thần Trung ương công bố thông qua khảo sát trên 8 vùng sinh thái của cả nước.
Tuy nhiên, ở Việt Nam so với các nước trên thế giới vẫn còn thấp. Chẳng hạn ở Mỹ, Pháp, số người có dấu hiệu rối loạn tâm thần đều trên 50%. Các nước này nghiên cứu các dấu hiệu tâm thần trong một đời người, còn ở Việt Nam chỉ nghiên cứu tại một thời điểm nhất định.
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho rằng, đa số người Việt Nam đọc thông tin này đều nghĩ rằng, cứ 10 người Việt Nam thì có 1 người bị "điên" và phì cười vì điều này phi thực tế. Đại đa số người dân, khi nói đến tâm thần, người ta nghĩ ngay đến bệnh ở trạng thái tiêu cực, không mấy ai nghĩ đến tích cực.
"Nói đến bệnh tâm thần người ta nghĩ ngay đến những người bị điên, những người thường la hét, nói lảm nhảm, cười vu vơ, giắt hoa lá lên đầu, tay nhặt lá chân đá ống bơ. Đây là quan niệm sai lầm", ông La Đức Cương nói.
Theo ông, chuyên ngành tâm thần dùng thuật ngữ "tâm thần" cho cả 2 trạng thái: bệnh tật (tiêu cực) và khỏe mạnh (tích cực).
Sức khỏe tâm thần một phần song hành với sức khỏe con người, còn bệnh tâm thần chỉ trạng thái không còn bình thường về sức khỏe tâm thần, cần sự chăm sóc y tế. Do đó, những rối loạn tâm thần nếu không được phát hiện sẽ phát triển thành bệnh tâm thần.
Theo bác sĩ La Đức Cương, chuyên ngành tâm thần dùng thuật ngữ "tâm thần" cho cả 2 trạng thái: bệnh tật (tiêu cực) và khỏe mạnh (tích cực)
Viện trưởng Viện Tâm thần Trung ương cho biết, triệu chứng mắc bệnh tâm thần rất đa dạng, từ mất ngủ, suy nhược thần kinh đến loạn thần.
Ngoài những ca tâm thần bẩm sinh (bại não, động kinh), còn có những ca rối loạn tâm thần vì cú sốc tâm lý. Những ca này nếu được can thiệp sớm có thể phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, dấu hiệu báo trước của một số bệnh tâm thần có thể kể đến như: buồn rầu, bi quan, mất tự tin, cảm thấy bất lực trước công việc hàng ngày, mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ, lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên, không chú ý đến vệ sinh cá nhân, từ chối ăn uống.
Ngoài ra, những người cảm xúc không ổn định, khóc cười vô duyên cớ, nói lẩm bẩm một mình, cười một mình, ngại tiếp xúc với mọi người, ngồi một mình trong phòng kín, đập phá đồ đạc hoặc tấn công người khác mà không rõ nguyên nhân, hốt hoảng khi phải đi ra ngoài một mình hoặc không dám đi ra ngoài một mình... cũng báo hiệu biểu hiện tâm thần.
Bên cạnh đó, người thường xuyên nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ có thể giống với thực tế hay không giống với thực tế mà người khác không nhìn thấy cũng có dấu hiệu tâm thần.
Đặc biệt, người có ý nghĩ kỳ lạ, bất thường và có ý định và hành vi tự sát mà không phải do bế tắc trước cuộc sống cũng có dấu hiệu tâm thần.
Thanh thiếu niên dễ mắc tâm thần
TS.BS. Vương Văn Tịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, những người có biểu hiện rối loạn tâm thần tại Việt Nam chủ yếu rơi vào độ tuổi thanh thiếu niên, nhân cách chưa ổn định. Độ tuổi này thường có những thay đổi tâm lý, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc.
Cũng theo ông Tịnh, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sẽ gấp đôi nam giới và những gia đình nghèo khó sẽ dễ mắc bệnh hơn gia đình khá giả. Nhiều người lo lắng về nguồn tài chính chữa bệnh, bỏ công ăn việc làm chăm sóc người thân.
Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh tâm thần sẽ tăng ở những gia đình vốn ít dành thời gian để chia sẻ những khó khăn cùng nhau. Và nếu lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ dẫn đến những rối loạn chuyển hóa và suy nhược cơ thể. Với những người đã mắc bệnh mạn tính như: cao huyết áp, tim mạch, khi gặp thêm cú sốc người thân bị bệnh thì bệnh của họ sẽ nặng hơn.
"Hầu hết người Việt bị rối loạn thần kinh do áp lực xã hội trong lao động, cuộc sống, bạo lực gia đình, không thỏa mãn tình dục... Những người này bị áp lực quá lớn gây tổn thương tâm thần và không ổn định về thần kinh", TS.BS. Vương Văn Tịnh cho hay.
Đặc biệt, trong xã hội có rất nhiều người bị rối loạn tâm thần mà gia đình không nhận thấy. Hơn nữa, tâm lý giấu bệnh tâm thần ở các gia đình vẫn rất phổ biến. Nhiều gia đình giấu bệnh không muốn nói con em họ bị rối loạn tâm thần vì lo xã hội kỳ thị.
"Họ không nói con họ bị tâm thần vì sợ mang tiếng, không ai lấy, không xin được việc. Nhiều gia đình không đưa vào viện, tự điều trị ở nhà, trừ những trường hợp quá nặng và dễ nhận thấy. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ con số 10% người Việt bị rối loạn tâm thần còn ít", bác sĩ Vương Văn Tịnh nói.
TS. Tịnh cho rằng, 10% dân số Việt bị rối loạn tâm thần nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Do đó, nếu phát hiện sớm điều trị dễ hơn, mới phát hiện đến điều trị trong thời gian ngắn là hết. Nếu để thời gian khá dài sẽ khó điều trị và ảnh hưởng đến nhiều người.
Người có tâm thần ổn định là:
- Thái độ tích cực với bản thân, hiểu được giá trị đích thực của mình.
- Có khả năng làm việc và trao đổi kinh nghiệm với người khác
- Giữ được điều hòa của cảm xúc, phản ứng đúng mức trước các sự kiện
- Có khả năng tự chủ, tự quyết định công việc mình làm
- Có khả năng hiểu biết những gì đã xảy ra trong thực tế
- Có khả năng tạo được mối quan hệ tốt với mọi người, trong gia đình, xã hội.
Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương
Theo_Dân việt
Nghi vấn quanh người đàn ông giết con sau 3 lần tự tử không thành Được mẹ giao ở nhà trông bố ốm, bé Nguyễn Văn Được chẳng thể ngờ rằng, buổi trưa 4-6 sẽ là thời khắc khủng khiếp nhất của mình. Đúng lúc cậu bé đang say ngủ, chính người bố đã ra tay giết chết con mình. Nguyễn Hữu Giáp khi vẫn còn khỏe mạnh, tỉnh táo Thảm án giữa trưa hè Sự việc đã...