Đắng lòng bà mẹ bị 3 đứa trai hắt hủi
Những tưởng sẽ được hưởng phúc con cháu không ngờ đến tuổi gần đất xa trời bà vẫn phải lận đận từng ngày từng giờ vì những đứa con bất hiếu, đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già.
Chồng mất sớm, một mình bà Phiếu cóp nhặt từng hạt lúa để nuôi ba người con trai lớn thành người. Những tưởng sẽ được hưởng phúc con cháu không ngờ đến tuổi gần đất xa trời bà vẫn phải lận đận từng ngày từng giờ vì những đứa con bất hiếu, đùn đẩy trách nhiệm nuôi mẹ già.
Người mẹ già bất hạnh đó tên là Đỗ Thị Phiếu (78 tuổi), trú ở xóm Đông, thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Vụ việc bà bị đứa con út bỏ bơ vơ ngoài đường giữa đêm vắng đang dấy lên sự phẫn nộ của người dân nơi đây.
Ngôi nhà cụ Phiếu đang sống.
Một đời vì con…
Trong ngôi nhà nằm trơ trọi gữa đồng hoang, ba con người già nua nương tựa nhau. Cụ bà Đỗ Thị Phiếu, lưng đã còng rạp gần như sát đất vì những gánh nặng mưu sinh nuôi ba người con trai suốtbao năm, được chị gái của mình, cụ Nguyễn Thị Tâm (SN 1930, chị gái cụ Tâm) dìu từ buồng trong bước ra với bộ dạng cực kì thiểu não. Khi nói về Nguyễn Ngọc Bộ, những giọt nước mắt gần như đã khô quánh qua thời gian của cụ không thể nào rơi ra ngoài được vì nỗi đau quá lớn: “Bao năm chăm sóc dạy dỗ chúng, cho tới ngày chúng khôn lớn, lập gia đình cho chúng, tôi đâu có ngờ con lại có thể đối xử như thế đối với mình.”
Video đang HOT
Cụ cho biết thêm, thời còn trẻ, cũng như những người con gái trong làng, khi lớn lên rồi đến tuổi cập kê, cô gái tên Phiếu được bố mẹ gả cho môt chàng trai lực điền khỏe mạnh hay lam chăm làm. Hai người sống vơi nhau hạnh phúc và sinh hạ được ba người con trai khỏe mạnh lần lượt là: Nguyễn Ngọc Thống, Nguyễn Ngọc Sáu và Nguyễn Ngọc Bộ. Nuôi con khôn lớn nên người là niềm hạnh phúc của ông bà. Nhưng ông trời đã cướp đi người bạn đời của bà Phiếu, để lại ba đứa con cho bà nuôi dưỡng mà ra đi.
Vì chồng mất sớm nên gánh nặng càng đè chặt lên đôi vai người mẹ già vốn đã cực khổ từ nhỏ. Trước đây, bà Phiếu sống ở thôn Tân Nghi, xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, Bình Định. Ba đứa con trai ngày càng lớn, rồi cũng đến lúc cưới vợ sinh con. Người con cả – Nguyễn Ngọc Thống cưới vợ và sống tại nhà vợ ở thôn An Dõng. Người con trai thứ – Nguyễn Ngọc Sáu sinh sống trên nền đất của ông bà cha mẹ để lại và lập nghiệp luôn ở đó. Còn người con út – Nguyễn Ngọc Bộ ở rể tại nhà của bố mẹ vợ ở thôn Bình Đức, xã Cát Tân, huyện Phú Cát, Bình Định.
Hẩm hiu tuổi già…
Theo quy luật từ xưa đến nay, con trai cả nuôi mẹ già. Bà Phiếu về già chỉ muốn nương nhờ con cháu nên khoảng ba năm về trước đã cắt hộ khẩu ở thôn Tân Nghi về sống với người con trai cả ở thôn An Dõng.
Lắm lúc cụ Phiểu cảm thấy tủi thân vì đã sinh ra những đứa con bất hiếu.
Cụ Phiếu nghẹn ngào kể lại, mấy ngày trước tết Giáp Ngọ: thằng Bộ lên nhà anh cả nó để tìm cụ đòi sổ hộ khẩu. Nhưng cụ đã làm mất sổ hộ khẩu từ hồi còn ở nhà cũ (thôn Tân Nghi, xã Nhơn Mỹ) nên cụ không có để đưa cho con trai. Thằng Bộ nổi khùng chủi bới tôi rồi chửi luôn chị dâu của nó. Trong lúc thằng Thống vắng nhà nên tôi và con dâu chỉ biết nhường nhịn cho qua chuyện. Nói ly lẽ thế nào nó cũng không nghe. Sau khi thằng út về, cả nhà con dâu tôi cho rằng thằng út nó mất dạy, đầu gấu rồi nói sang cả tôi. Nhà con dâu khuyên nó không nên nuôi tôi nữa. Thế là chiều mùng 7 tết Giáp Ngọ, con dâu trưởng bắt xe đò đưa tôi xuống nhà thằng con trai út để ở.
Nhà con cả trốn tránh trách nhiệm nuôi bà mẹ già, theo lẽ thường tình thì con thứ hay con út nuôi nhưng đằng này ngay cả con út cũng để bà bơ vơ. Theo lời cụ Phiếu, khoảng 3 giờ sáng mùng 8 tết Giáp Ngọ, vợ chồng người con trai út bàn nhau gọi một người chạy xe ôm đến nhà, nói là chở bà mẹ già tới bỏ ở nghĩa trang xã Bình Hòa (gần nhà ông Thống). Người xe ôm tốt bụng bảo rằng đó là việc làm thất đức, tàn nhẫn, dù có cho nhiều tiền cũng không làm.
Thấy vậy, cụ Phiếu đau lòng nói với con: “Chúng mày có làm gì tao thì cũng đợi đến sáng mai đã chứ. Tao già yếu thế này rồi, đêm hôm lạnh lẽo khuya khoắt tụi mày đưa tao ra đường, lỡ tao chết thì lại làm khổ tụi mày”.
Những lời nói đau đớn, tuyệt vọng của bà mẹ đã từng mang nặng đẻ đau không hề lay chuyện được sự bất hiếu của người con có giã tâm. Rạng sáng hôm đó, vợ chồng ông Bộ vẫn lấy xe máy chở người mẹ già yếu của mình bỏ trước nhà bà Phan Thị Ảnh ở xóm Đông, thôn An Dõng, cách nhà ông Thống hơn 150 mét rồi bỏ về không chút tiếc thương.
Nhớ lại cảnh tượng đêm hôm đó, bà Phiếu rỉ giọng: “Lúc đó, tôi vừa rét vừa mệt nên gắng sức lắm chỉ gọi được một câu “Bảy (tên bà Ảnh) ơi! Mở cửa cho bác vào với. May sao lúc đó con Ảnh đã nghe được tiếng gọi yếu ớt của tôi, không thì tôi chết ngoài đường rồi chú à”.
Nuôi được ba đứa con khôn lớn, lại là ba đứa con trai bà cứ tưởng sau này về già mình sẽ được hưởng phúc. Nhưng bà không ngờ cái phúc phận bé nhỏ ấy bà lại không được hưởng. Bà ở nhà con trai cả gần ba năm, nhà con trai thứ chỉ được năm ngày, sang ngày thứ sáu bị đuổi, đến nhà con trai út thì chỉ được nửa ngày đã bị chính đứa con trai của bà chở ra bỏ mặc giữa đường trong trời đêm gió lạnh. Ai nói có con trai được nhờ, con gái là con của người ta chứ với bà Phiếu thì con trai cũng không nhờ vả được gì lại còn bị chính con trai hại.
Theo lời kể của bà Ảnh thì lúc nghe tiếng gọi của bà Phiếu đã gần 4 giờ sáng mùng 8 tết Giáp Ngọ. Khi đó, cụ Phiếu rất yếu, người tím tái, run cầm cập vì trời lạnh cắt da cắt thịt. Sau khi mở cửa dẫn cụ Phiếu vào nhà, gia đình bà Ảnh đã hơ lửa sưởi ấm, chăm sóc tận tình cho đến gần sáng thì gọi bà Hoàng Thị Tùng – vợ ông Thống tới đón mẹ chồng về. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, bà Tùng sai con trai chở cụ Phiếu xuống bỏ ở nhà bà Nguyễn Thị Tâm (84 tuổi, thôn Đại Chí, xã Tây An, huyện Tây Sơn, Bình Định) là chị gái của bà Phiếu.
Bà Tâm tâm sự: “Tôi đã già yếu, lại bị thương tật ở chân từ lâu, chồng tôi là ông Nguyễn Ngọc Liên (88 tuổi) cũng đang bị bệnh tim nên phải sống nhờ vào con cái. Rất may là các con tôi ngoan ngoãn, thương bố mẹ và thương dì Phiếu. Chúng nó sẵn sàng chăm sóc dì Phiếu khi thấy mấy người con dì nó tệ bạc như vậy. Hồi trước, em tôi nhịn đói nhịn khát đi mót từng hạt lúa ngoài đồng về nuôi con. Bây giờ lại bị con hất hủi, tội cho em nó quá”.
Hiện tại, gia đình ông Thống dẫn nhau vào nam làm ăn lâu rồi không về quê, còn ông Nguyễn Ngọc Bộ thì phân bua: “Nếu vợ chồng anh Thống không nuôi nổi mẹ thì cả hai vợ chồng dẫn xuống nhà tôi sao lại để khi anh trai đi vắng, chị dâu thả mẹ ngoài đường làm sao tôi dám nuôi được. Tôi chở mẹ đi sáng sớm mới gặp chứ lỡ trưa thì chị dâu đi vào nam mất”. Ông Nguyễn Ngọc Sáu thì cho biết đã gọi điện thoại cho anh cả Nguyễn Ngọc Thống và ông Thống hẹn là cuối tháng sẽ thu xếp về quê giải quyết chuyện gia đình.
Chia sẻ về những đứa con của cụ Phiếu, cụ Tâm nói: “Tội nghiệp nó (ý nói cụ Phiếu-PV), sinh được ba thằng con trai, nuôi đến ngày khôn lớn thì thằng nào lo phận thằng ấy mà bỏ mẹ bơ vơ. Đến ngay cả anh em chúng nó cũng chẳng mấy khi gần gũi. Sống cứ như người dưng vậy đó”. Còn bà Hà Thị L. người buôn bán ở chợ Tân Đức thì nói: “Nó vứt bỏ bà cụ trong đêm mà cứ như người ta vứt món đồ bỏ đi ngoài chợ vậy”.
Còn cô con gái cụ Tâm thì nói một cách chua xót: “Thằng Bộ trời đánh thánh đâm, nó còn muốn gì ở người mẹ đã kiệt sức vì anh em nó chứ. Nó có xứng là một người con của một người mẹ hy sinh hết mình vì con. Nó có đáng làm một con người hay không?”. Bộ không hề biết rằng mẹ mình, mặc dù bị con ruồng rẫy nhưng vẫn lặng lẽ giấu nước mắt vào trong lòng mà chẳng dám có nửa lời than thở. Khi biết được câu chuyện Bộ bỏ mẹ sẽ bị lên án và có thể chịu trách nhiệm hình sự, cụ Phiếu nói như van xin phóng viên: “Tôi xin các chú. Xin các chú đừng bắt nó đem bỏ tù mà tội nghiệp cho nó, tội cho con nó”.
Hiện tại, cụ Phiếu đang ở với vợ chồng bà Tâm, ba người đều già cả. Người chị gái thì vừa ngã gãy cả xương tay, chẳng thể làm lụng được gì. Người anh rể cũng gần chín chục tuổi, già cả chẳng làm được gì cho có thu nhập. Ba người, sống cảnh nghèo túng, phải sống dựa vào người con cụ Tâm ở gần đó. Nhưng, khi được hỏi cụ có thấy thiếu thốn gì không, cụ Phiếu trả lời: “Bấy nhiêu đó cũng đủ an ủi cho tôi rồi. Tôi chẳng còn một tấc đất cắm dùi. Có nơi tránh mưa tránh gió đã là tốt lắm.”
Ông Lê Bá Sơn – trưởng thôn Tân Nghi cho biết: cụ Phiếu có một miếng đất cắt làm bốn phần, mỗi người con trai được chia một phần, phần còn lại là cụ Phiếu ở. Khoảng 3 năm về trước, người con trai cả tới xin sang tên phần đất của mẹ mình và có cam kết sẽ phụng dưỡng mẹ già. Ba người con trai của cụ tuy không giàu có nhưng kinh tế đều ổn định. Ông Thống vào nam theo nghề đờn ca tài tử, ông Sáu đi buôn gỗ còn ông Bộ buôn bán trái cây. Nói chung là kinh tế đều ổn cả!
Theo Trần Thanh – Nguyễn An (Dòng Đời)