Đáng lo: Hơn 13.500 hộ dân Cà Mau sẽ thiếu nước vì mùa khô đến sớm
Trước dự báo mùa khô năm 2019-2020 đến sớm hơn bình thường, UBND tỉnh Cà Mau nhận định, sẽ có khoảng 13.500 hộ dân tại một số khu vực chưa được tiếp cận nguồn nước nối mạng và không có nguồn nước ngầm để khai thác sẽ thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng.
Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, số hộ dân nông thôn của tỉnh khoảng 226.000 hộ, trong đó tỷ lệ hộ cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 91%, tương đương với khoảng trên 206.000 hộ. Tỷ lệ hộ dân thiếu nước và chưa chủ động nguồn nước sinh hoạt khoảng 8,7%, tương đương với 20.000 hộ.
Đặc biệt, có khoảng 13.500 hộ dân tại một số khu vực chưa tiếp cận được nguồn nước nối mạng và không có nguồn nước ngầm để khai thác sẽ thiếu hụt nước sinh hoạt trầm trọng. Tình trạng thiếu hụt trọng trầm nước sinh hoạt sẽ diễn ra trên hầu hết tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh Cà Mau.
Cụ thể, dự báo, huyện Thới Bình sẽ có hộ thiếu hụt nước sinh hoạt nhiều nhất với khoảng trên 3.000 hộ, kế đến là các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước đều có khoảng 2.000 hộ…. Bên cạnh đó, tại khu vực đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời), các hộ dân cũng gặp khó khăn về nguồn nước ngọt.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt là do điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn phụ thuộc hoàn toàn lượng nước mưa và nước ngầm. Ảnh: CL.
Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu hụt nước sinh hoạt là do điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn phụ thuộc hoàn toàn lượng nước mưa và nước ngầm, không có lượng nước ngọt bổ sung trong mùa khô. Khi hạn hán đến sớm, nguồn nước mặt cạn kiệt, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng sẽ dẫn đến mực nước và chất lượng nước ngầm giảm sút.
Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia thì tổng lượng mưa từ nay đến cuối năm 2019 ở các khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%. Đồng thời, dòng chảy trên các sông, suối từ tháng 11/2019 đến 4/2020 tại các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-50%.
Theo nhận định, ở mùa khô 2019 – 2020, tình trạng hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến sớm, khiến nguy cơ xâm nhập mặn tại tỉnh là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, hạn hán còn gây nguy cơ sụp đất.
Trước tình hình trên, tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương hướng dẫn người dân đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ đông xuân, khi hiện còn trên 25.000ha chưa xuống giống. Bên cạnh đó, địa phương sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước tập trung, hỗ trợ các dụng cụ trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho hộ nghèo tại những nơi không có nguồn nước ngầm sử dụng được và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó là thực hiện các giải pháp nhằm chủ động đắp đập, cống nhằm ngăn mặn xâm nhập, giữ ngọt phục vụ sản xuất, phòng chống cháy rừng…
Theo Danviet
Cà Mau: Sạt lở khoét sâu nền đất, dân thấp thỏm lo nhà đổ sập
Trước tình trạng sạt lở diễn ra trên diện rộng với tốc độ nhanh ở Cà Cau, người dân ở những điểm "nóng" như ngồi trên đống lửa, bởi cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng trực tiếp.
Những năm gần đây tình trạng sạt lở ở Cà Mau đã ở mức báo động, không chỉ diễn ra trên diện rộng mà ngày càng phức tạp, khó lường. Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua, tình trạng sạt lở của địa phương diễn ra trên khoảng 105km bờ biển. Từ năm 2007 đến nay đã mất gần 9.000ha đất rừng phòng hộ.
Cà Mau là địa phương duy nhất của cả nước có đường bờ dài từ đông Đông sang Tây, chính vì vậy tình trạng sạt lở ven biển diễn ra ngày càng phức tạp, rộng khắp. Sạt lở không chỉ cuốn trôi đất sản xuất, mất rừng phòng hộ, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế, tác động tiêu cực đến đời sống người dân vùng ven biển.
Tại bờ biển Đông, cửa biển Vàm Xoáy (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đang là điểm sạt lở nguy cấp của tỉnh Cà Mau. Sạt lở là nỗi lo thường trực của những hộ dân sống hai bên bờ cửa biển Vàm Xoáy. Theo ông Trần Văn Hận, người đã về ở tại cửa biển này hơn 30 năm, khoảng 10 năm trước, từ nhà ông còn 2 lớp nhà nữa mới tới con đường bê tông. Bây giờ con đường bê tông đã nằm lại dưới cửa biển. Đất dưới nền nhà của ông cũng không còn.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý.
Dân Việt xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông nguy hiểm ở Cà Mau:
Trước đó, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. Trong ảnh: Các lực lượng đang tích cưc gia cô đoạn đê bị sạt lở. Ảnh: Chúc Ly.
Làng cá Hố Gùi (ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) với hơn 180 hộ dân đang sống trong thấp thỏm khi sạt lở lấn vào khu dân cư khoảng 1km trong 10 năm nay. Ảnh: Chúc Ly.
Gia đình ông Trần Văn Trung (ngụ ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân) cho biết sạt lở có thể đến bất cứ lúc nào. 2 căn nhà của gia đình đã bị cuốn theo dòng nước vì sạt lở, thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Chúc Ly.
Nền đất rạn nứt, bị khoét sâu vì sạt lở, dễ dàng nhìn thấy rõ ở những ngôi nhà sàn ở làng cá Hố Gùi. Ảnh: Chúc Ly.
Hàng trăm mét rừng phòng hộ rất xung yếu thuộc đoạn Gò Công - Sào Lưới của xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân đã bị sóng biển cuốn trôi. Ảnh: Chúc Ly.
Tại xã Nguyễn Việt Khái có 3 đoạn sạt lở bờ biển nghiêm trọng có chiều dài khoảng 600m. Ảnh: Chúc Ly.
Ông Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái), ngao ngán nói: "Tôi tốn hơn 5 triệu đồng để bảo vệ bờ bao vuông tôm của gia đình, nhưng chỉ sau 3 ngày sóng biển đã phá vỡ. Năm trước, vì sạt lở nên tôi đã phải bỏ phần mặt tiền vuông vào khoảng 2 công đất, nhưng nay sóng biển lại tiếp tục đánh vào...". Ảnh: Chúc Ly.
Những ngôi nhà chông chênh có thể đổ sập bất cứ lúc nào ở Vàm Xoáy (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Ảnh: CL.
Khu dân cư ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn thường xuyên xảy ra sạt lở. Ảnh: CL.
Khu dân ở bờ sông Cái Lớn, huyện Năm Căn bị sạt lở rình rập mỗi ngày. Ảnh: CL.
Theo Danviet
Dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, cán bộ bị điều chuyển Liên quan đến việc một người dân 5 lần đi lại để làm giấy khai sinh, sáng 4/11, ông Nguyễn Minh Cà - Chủ tịch UBND thị trấn U Minh, huyện U Minh (Cà Mau) xác nhận đã điều chuyển ông Trần Minh Tiến, công chức Tư pháp - Hộ tịch của thị trấn sang bộ phận khác để chờ xứ lý tiếp...