Đặng Lê Nguyên Vũ bị vợ chiếm quyền, đại gia mất nhà vì vợ
Ồn ào từ đầu năm nay về sự tan vỡ trong hôn nhân, câu chuyện về ông vua cà phê Đặng Nguyên Vũ một lần nữa gây chú ý. Trong tuần qua, ông Đặng Lê Nguyên Vũ bị tước quyền điều hành tại doanh nghiệp cà phê tan. Còn đại gia xây dựng Phạm Công Danh và đồng bọn phải hầu tòa vì gây thiệt hại đến 9.000 tỷ.
Vị đắng cà phê tan
Trong thời gian chờ tòa án giải quyết việc ly hôn, ông Vũ đã tự ý miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty Cà phê hòa tan Trung Nguyên đối với bà Thảo. Cuộc chiến pháp lý giữa vợ chồng “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ khá căng thẳng nhưng hiện tại người vợ đang chiếm ưu thế. Tuần qua cơ quan chức năng đã khôi phục quyền điều hành công ty cho vợ ông là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Hai vợ chồng thời điểm trước ồn ào về ly hôn
Về lý thuyết thì Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ có quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi 60% cổ phần Công ty Cổ phần đầu tư Trung Nguyên đối với các nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên. Bà Thảo từng khẳng định, ông Vũ “không đảm bảo tính hợp lý”, nhiều lần tự ra quyết định không thông qua ý kiến của các cổ đông.
Trái với sự ồn ào của dư luận và báo chí, ông Vũ vẫn im lặng. Sau 20 năm lăn lộn trên thị trường, ly cà phê của “vua cà phê Việt” lại có dư vị đắng chát, giọt cà phê tan đang mang vị đắng với ông của Trung Nguyên.
Đại gia dính đại án
Một vấn đề cũng được dư luận khá quan tâm trong tuần qua là vụ lãnh đạo ngân hàng ra hầu hòa. Trong đó có sự liên quan tới nhiều doanh nhân khác như bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Cường Đôla. Mẹ con Cường Đôla đã không ra tòa, ủy quyền cho cấp dưới là bà Ngô Kim Lan ra tòa thay.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã sử dụng 2 pháp nhân thông qua mối quan hệ với bà Nguyễn Thị Như Loan nhằm xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp hội đồng quản trị không có thật. Mặc dù khoản vay 300 tỷ đồng của Công ty nhà Quốc Cường không bị thất thoát nhưng mẹ con nhà Cường Đôla vẫn bị triệu tập.
Video đang HOT
Nhiều đại gia bị liên quan tới án ngân hàng
Hay như người nhà đại gia trà ông Trần Quý Thanh cũng liên quan với 17 người gửi sổ tiết kiệm tại VNCB từ năm 2012, với tên lúc đó là Ngân hàng Đại Tín. Trong khi đó, phía ngân hàng cho rằng toàn bộ số tiền đã 5.490 tỷ đồng đã được giải ngân trước đó.
Một nhân vật khác được nhắc tới là Trang “phố núi”. Phạm Thị Trang đứng ra giới thiệu ký hợp đồng khống trong việc cung cấp dịch vụ nâng cấp hệ thống Corebanking. Trước đây, bà Trang mở nhà hàng Phố Núi ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội từ đó được gán biệt danh Trang “Phố Núi”. Nhân vật này hiện đã trốn ra nước ngoài…
Ngấp nghé về hưu được đề nghị làm sếp Sabeco
Ông Lê Hồng Xanh, Thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã được bộ phận quản lý vốn của nhà nước tại Sabeco đề cử đảm nhận vị trí Tổng giám đốc với Bộ Công Thương – cơ quan đang quản lý 89,59% vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ông Xanh cũng chỉ còn đảm nhiệm được nhiệm vụ Tổng giám đốc kiêm nhiệm chưa được 1 năm.
Hiện vị trí Tổng giám đốc Sabeco đang được ông Võ Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm từ 1/1/2016, khi bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh – người nắm vị trí Tổng giám đốc Sabeco đã nghỉ hưu từ ngày 31/12/2015.
Trước đó, doanh nghiệp này từng lùm xùm về con trai nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nắm vị trí Phó tổng giám đốc.
Trắng tay vì để vợ đứng tên biệt thự triệu đô
Không có hộ khẩu để đứng tên đồng sở hữu nhà, hơn nữa nhằm “lách luật” để được giảm thuế nên vợ chồng ông lập hợp đồng giả có nội dung người cụ tặng toàn bộ ngôi nhà cho bà Lê là cháu gái ruột của mình, Việt kiều Đức có nguy cơ trắng tay.
Sau khi ly hôn, ông đã về Việt Nam để khởi kiện chia tài sản chung là căn biệt thự tại quận 5 được mua vào năm 1984. Tuy nhiên, rắc rối là ở chỗ chủ sở hữu ngôi nhà này hiện đứng tên riêng bà Lê, giấy tờ nhà đất thể hiện ngôi nhà này do người cụ ruột tặng riêng cho bà Lê.
Lâu đài nữ đại gia buôn chuối
Siêu biệt thự bỏ hoang tại ngã 6 Trần Hưng Đạo – TP Lào Cai
Ngôi siêu biệt thự này là bà Nguyễn Thị Nga “nữ hoàng của chuối” nằm ở vị trí ngã sáu đại lộ Trần Hưng Đạo, được ôm trọn bởi Khách sạn quốc tế Aristo, khách sạn 5 sao đầu tiên tại Lào Cai.
Bước vào giai đoạn hoàn thiện từ tháng 9/2014, song gần 2 năm trôi qua siêu biệt thự của nữ đại gia Lào Cai vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy ngày hoàn thành. Qua quan sát, ngôi biệt thự đã xây xong phần thô và bắt đầu có dấu hiệu rêu mốc. Bên trong, cỏ mọc um tùm, vật liệu xây dựng vứt ngổn ngang không có người thi công hay trông coi.
Theo Vietnamnet
"Phó tướng" của Phạm Công Danh bị sốc khi về làm lãnh đạo VNCB
Bị cáo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB, người được xem là hỗ trợ tích cực cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội) thừa nhận đã vi phạm về các tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Chiều nay (21.7), HĐXX chính thức phần xét hỏi đối với các bị cáo trong vụ đại án gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Trong phần trả lời HĐXX, bị cáo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB, người được xem là hỗ trợ tích cực cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội) thừa nhận đã vi phạm về các tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Bị cáo này khai nhận từng đi học ở nước ngoài về, từng làm Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam. Trong quá trình công tác có quen biết với Phạm Công Danh và giúp bị cáo Danh xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng. Đề án này được bị cáo Mai thực hiện từ năm 2012 và hoàn thành sau 1 năm 2 tháng với chi phí 3,2 tỷ đồng. Sau đó, bị cáo được Phạm Công Danh mời về Trustbank làm việc từ tháng 2.2013, đến tháng 3.2013 làm Phó Tổng giám đốc thường trực và đầu năm 2014 được làm Tổng giám đốc ngân hàng trên (sau đổi thành VNCB).
Tại phiên tòa, Phan Thành Mai thừa nhận dù đã biết đến tình trạng khó khăn của ngân hàng này nhưng bị cáo vẫn không khỏi bị sốc. Bởi theo số liệu bị cáo tiếp cận được, vào tháng 7.2012 ngân hàng này đã lỗ lũy kế khoảng 6.000 tỷ đồng, vốn sở hữu thực khoảng 2.800 tỷ đồng; tổng dư nợ 11.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay 13.000 tỷ đồng, nhưng 90% trong đó thuộc diện khó đòi. Tình trạng như vậy khiến cho ngân hàng phải bù chênh lệch mỗi năm từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng.
Nhưng điều sốc nhất mà bị cáo này cho biết đó là khoản tiền chăm sóc khách hàng quá lớn. Bị cáo thừa nhận đây là việc làm sai quy định nhưng là luật bất thành văn. Các ngân hàng thời điểm đó đều phải làm vậy, phải cạnh tranh nhau về lãi suất để thu hút khách hàng. Nhưng con số như thế nào thì bị cáo không được rõ, vì không được giao chi phí chăm sóc khách hàng. Chỉ biết rằng việc trả chi phí chăm sóc khách hàng không hề có hóa đơn, chi phí này tùy thuộc vào số tiền gửi. Cũng nhờ cách làm này mà đầu năm 2013, trong một quý số tiền gửi vào ngân hàng trung bình tăng từ 3.000 - 4.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy ngân hàng cũng gặp vô cùng khó khăn khiến Phạm Công Danh phải bỏ tiền túi ra để duy trì ngân hàng, đồng thời chỉ đạo phải làm mọi cách để có tiền.
Theo hồ sơ, Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương, là những người tích cực tham gia họp bàn, tổ chức triển khai thực hiện, giúp sức cho Phạm Công Danh đối với tất cả các hành vi của Danh để rút tiền cho Danh sử dụng và gây thiệt hại cho VNCB. Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương phải liên đới chịu trách nhiệm số tiền 7.037 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị cáo Phan Thành Mai còn tiếp nhận sự chỉ đạo của Phạm Công Danh vào đầu năm 2014 cùng với Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Quốc Viễn và Phan Minh Tùng xây dựng các bộ hồ sơ vay vốn, phương án kinh doanh không có thật; tham gia họp Hội đồng quản trị để VNCB phê duyệt cho vay; thay mặt HĐQT ký các thông báo đồng ý cho vay tổng cộng 4.350 tỷ đồng; đồng ý sử dụng tài sản là các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng và số 209 Trường Chinh, Đà Nẵng làm tài sản đảm bảo, trong khi các tài sản đó đang thế chấp vay tiền của BIDV và biết rõ đất là của Tập đoàn Thiên Thanh (của Phạm Công Danh).
Theo Danviet
Vì sao Phạm Công Danh có thể rút hàng nghìn tỷ đồng bằng... chỉ đạo miệng? Sau 3 ngày xét xử, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm mới kết thúc phần công bố cáo trạng dài 123 truy tố các bị cáo ra trước TAND TP.HCM. Phần thẩm vấn...