Đăng ký xe cho người nước ngoài như thế nào?
Về việc đăng ký xe, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 15/2014/TT-BCA Quy định về đăng ký xe có hiệu lực ngày 01/06/2014 quy định về hồ sơ đăng ký xe.
Hỏi: Tôi là người nước ngoài làm việc và đăng ký tạm trú tại TP.HCM, cho tôi được hỏi, tôi muốn mua xe đứng tên của tôi ở TP.HCM nhưng không có hộ khẩu ở TP.HCM được hay không? Trường hợp tôi không đủ điều kiện để đứng tên đăng ký xe thì có được được nhờ người khác đứng tên hộ và làm bản xác nhận với người này về việc đứng tên hộ không?
Đăng ký xe cho người nước ngoài như thế nào? – Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Về việc đăng ký xe, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 15/2014/TT-BCA Quy định về đăng ký xe có hiệu lực ngày 01/06/2014 quy định về hồ sơ đăng ký xe bao gồm: Giấy khai đăng ký xe; Giấy tờ của chủ xe; Giấy tờ của xe.
Với trường hợp Giấy tờ chủ xe là người nước ngoài thì tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này có quy định người nước ngoài muốn đứng tên đăng ký xe thì thuộc một trong các trường hợp sau:
Video đang HOT
- Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế, xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng), nộp giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ.
- Người nước ngoài làm việc, sinh sống ở Việt Nam, xuất trình Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu; Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú từ một năm trở lên và giấy phép lao động theo quy định, nộp giấy giới thiệu của tổ chức, cơ quan Việt Nam có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp của bạn có thể mua xe máy tại TP.HCM nếu đáp ứng được các trường hợp nêu trên.
Về trường hợp nhờ người khác đứng tên hộ: Theo quy định của pháp luật Giấy đăng ký xe là giấy tờ do Nhà nước cấp cho chủ sở hữu xe để chứng minh quyền tài sản và là căn cứ để chủ sở hữu xe thực hiện các quyền của chủ sở hữu theo Điều 164 Bộ luật Dân sự năm 2005: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Giấy tờ chứng minh việc sở hữu tài sản là do cơ quan có thẩm quyền cấp, vì vậy dựa vào việc văn bản thỏa thuận của hai bạn về việc nhờ đứng tên giúp là không có giá trị pháp lý. Nếu bạn mua xe và để chứng minh mình là chủ sở hữu của chiếc xe thì bạn phải làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Việc nhờ người khác đứng tên giúp và viết giấy xác nhận nội dung này không phải là căn cứ chứng minh quyền sở hữu của bạn.
Như vậy, việc bạn nhờ người khác đứng tên đăng ký xe vẫn được nhưng bạn sẽ không được công nhận là chủ sở hữu xe và không được thực hiện các quyền của chủ sở hữu mặc dù đã có văn bản xác nhận giữa các bên. Điều này vô cùng bất lợi với cá nhận bạn, nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bắt đối tượng lừa đảo "chạy" trường Công an nhân dân
Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội vừa ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối với Huỳnh Quang Phong (SN 1961, trú tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về "Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Thông tin từ cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội cho biết, trong các ngày 8 và 11-4, chị Cao Thị Huế (quê quán tỉnh Nghệ An, hiện ở huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) và anh Nguyễn Hồng Quynh, trú tại quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đến Phòng Cảnh sát kinh tế, CATP Hà Nội tố cáo bị Huỳnh Quang Phong lừa đảo chiếm đoạt gần 700 triệu đồng.
Đối tượng Phong
Qua điều tra ban đầu, lực lượng Cảnh sát kinh tế CATP Hà Nội được biết giữa năm 2011, thông qua các mối quan hệ xã hội, Phong quen biết chị Huế. Lúc đó, Phong đang làm nghề lao động tự do, nhưng "chém" hiện đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty xây dựng lớn tại Hà Nội.
Giữa năm 2014, qua bạn bè Phong biết chị Huế có nhu cầu xin cho người nhà ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đăng ký thi vào Học viện CSND nhưng không đủ điểm, nay muốn xin vào học tại Trường Trung cấp CSND VI (trụ sở ở tỉnh Hưng Yên). Phong đã rêu rao có nhiều mối quan hệ "chạy" được cho người nhà của chị Huế vào Trường Trung cấp CSND VI với mức giá 400 triệu đồng. Chị Huế tưởng Phong làm được việc này, nên đã 3 lần chuyển cho Phong đủ số tiền anh ta yêu cầu.
Thấy bạn mình là chị Huế nhờ Phong "chạy" cho người thân vào Trường Công an, anh Quynh đã nhờ Phong giúp một suất vào Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (trụ sở ở thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội). Phong yêu cầu anh Quynh đưa 380 triệu đồng để lo "chạy" trường. Sau đó, anh Quynh đã 2 lần đưa tiền cho Phong với tổng số tiền 230 triệu đồng, nhưng Phong không xin được cho người nhà anh Quynh nhập học.
Đến giữa tháng 5-2016, sau khi bị lực lượng Cảnh sát kinh tế CATP Hà Nội bắt giữ, Phong khai đã nhận tiền của anh Quynh và chị Huế rồi hứa hẹn "chạy" cho người thân của họ được học tại các trường Công an là có thật, nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu của họ và tiền thì đã tiêu hết. Khi những người bị hại tìm để hỏi cho ra nhẽ việc "chạy trường", cũng như muốn đòi lại tiền thì Phong trốn tránh.
Nhằm phục vụ công tác điều tra, làm rõ thêm hành vi phạm tội của Huỳnh Quang Phong, cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo của đối tượng này, đến Phòng Cảnh sát kinh tế CATP (ở 40B, phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm), gặp Điều tra viên Tạ Biên Cương (ĐT 0.986.603.818) để phối hợp giải quyết.
* Tên người bị hại được thay đổi.
Theo_An ninh thủ đô
Những nguy cơ phía sau "hội chứng" mong Minh Béo thoát tội Tại thời điểm các phiên xử tiếp theo với diễn viên Minh Béo sắp diễn ra theo quy trình pháp luật của Mỹ về hành vi lạm dụng tình dục trẻ em thì ở trong nước đã xuất hiện "hội chứng" mong Minh Béo thoát tội. Phía sau "hội chứng" này, liệu có tiềm ẩn nguy cơ nào không? Không ai có thể...