Đăng ký phương tiện đường sắt trên cổng dịch vụ công từ ngày 1/10
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/10/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018 quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.
Theo Thông tư này, từ ngày 1/10, chủ sở hữu có thể nộp hồ sơ thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt trên cổng dịch vụ công.
Thực tế đến nay, thực hiện Thông tư 21/2018 cho thấy, sau khi Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đăng ký, vẫn có nhiều trường hợp chủ sở hữu phương tiện chậm trễ trong việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Do vậy, thủ tục hành chính vẫn phải chờ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu. Để khắc phục tình trạng này, cần có quy định trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi Cục Đường sắt Việt Nam trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Đăng ký phương tiện đường sắt trên Cổng dịch vụ công từ ngày 1/10.
Video đang HOT
Việc ban hành Thông tư sửa đổi này, nhằm bổ sung các quy định phù hợp với hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trên mạng; đồng thời, thực hiện mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 của Bộ GTVT.
Thông tư 13 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tại các điều: 3, 5, 6, 7, 8 và 17. Về trình tự, thời gian thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi, xóa giấy chứng nhận đăng ký được quy định tại Điều 8, Thông tư 13 quy định các hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, qua môi trường mạng, qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác.
Trường hợp hồ sơ nộp qua môi trường mạng tại Cổng dịch vụ công của Bộ GTVT địa chỉ website https://dichvucong.mt.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia về đăng ký: Chủ sở hữu phương tiện tiếp nhận thông tin về tiến trình xử lý hồ sơ đã gửi Cục Đường sắt Việt Nam qua email, tin nhắn điện thoại, tài khoản của chủ sở hữu phương tiện trên Cổng dịch vụ công của Bộ GTVT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra hồ sơ kê khai của chủ sở hữu phương tiện trên môi trường mạng. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ qua môi trường mạng, Cục hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Đối với trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp bị mất, Thông tư 13 quy định thời gian xem xét giải quyết cấp lại là 30 ngày kể từ ngày Cục tiếp nhận đơn xin cấp lại và chủ sở hữu phương tiện đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trường hợp không cấp lại, Cục sẽ có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.
Dành hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn nâng cấp đường sắt
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang hoàn thiện Dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
Trong đó, giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến dành hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn để triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp đường sắt.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT dự kiến bố trí 4.262 tỷ đồng cho các dự án khởi công mới, gồm thực hiện 5 dự án và chuẩn bị đầu tư 6 dự án.
Với mục tiêu cải tạo, nâng cấp hạ tầng các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao năng lực hạ tầng, đáp ứng nhu cầu thúc đẩy khai thác vận tải, 5 dự án sẽ được ưu tiên bố trí vốn để thực hiện trong giai đoạn này là: Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), tổng mức đầu tư 614 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 583 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư 850 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 808 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 1.020 tỷ đồng; dự án cải tạo nâng cấp đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 935 tỷ đồng và dự án cải tạo, nâng cấp các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc, tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 333 tỷ đồng.
Dành hơn 10.400 tỷ đồng vốn trung hạn nâng cấp đường sắt.
6 dự án chuẩn bị đầu tư gồm: Xây dựng tuyến đường sắt mới vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường sắt vành đai phía Đông Ngọc Hồi - Lạc Đạo (Hà Nội), đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Bộ GTVT cũng dự kiến phân bổ 6.289 tỷ đồng cho các dự án chuyển tiếp, gồm 2 dự án: Cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư 1.928 tỷ đồng, nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 1.736 tỷ đồng (dự án này đang trong giai đoạn lựa chọn thiết kế kỹ thuật) và cải tạo khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện, tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư 2.644 tỷ đồng, dự kiến nhu cầu vốn ngân sách là 439 tỷ đồng, nhu cầu vốn ODA là 2.205 tỷ đồng (dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị các thủ tục để ký hiệp định vay vốn).
Dự thảo của Bộ GTVT đề xuất các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư theo quy hoạch giai đoạn 2021-2030. Trong đó, ưu tiên đầu tư nâng cấp đường sắt hiện có đối với các dự án: Đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; cải tạo, nâng cấp các ga đường sắt; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai...
Quy hoạch đường sắt kết nối liên thông cảng biển, hàng không Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Mục tiêu dự thảo hướng tới việc kết nối liên thông các ga đường sắt với cảng biển, cảng hàng không. Kết nối như thế nào? Dự thảo quy...