Đăng ký, cấp biển số xe máy điện
Vừa qua, tôi tham gia giao thông bằng xe máy điện, bị cảnh sát giao thông kiểm tra, đề nghị xuất trình giấy tờ đăng ký xe. Tôi mua xe máy điện từ năm 2008, không làm thủ tục đăng ký phương tiện, cũng không còn lưu giữ giấy tờ mua bán xe. Tôi phải làm thế nào để tiếp tục sử dụng phương tiện này?
Nguyễn Liên Hương (quận Đống Đa)
Trả lời:
Theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe, từ ngày 1-6-2014, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ bao gồm: Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự; xe máy chuyên dùng của công an sử dụng vào mục đích an ninh đều phải thực hiện việc cấp, đổi, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện.
Hồ sơ đăng ký xe gồm:
1. Giấy khai đăng ký xe.
2. Giấy tờ của chủ xe.
3. Giấy tờ của xe.
Video đang HOT
Để giải quyết những vướng mắc về phương tiện xe máy điện đã sử dụng trước đây mà chưa được đăng ký cấp biển số xe, Thông tư 15/2014/TT-BCA cũng đề cập rõ tại Khoản 12, Điều 23: “Đối với ô tô điện, xe máy điện đã sử dụng trước ngày 1-7-2009 không có chứng từ nguồn gốc hoặc chứng từ chuyển nhượng không bảo đảm theo quy định, nếu chủ xe có cam kết (có xác nhận của chính quyền địa phương) thì được giải quyết đăng ký, cấp biển số xe”.
Bạn có thể liên hệ với cơ quan công an địa phương để làm thủ tục đăng ký cấp biển cho xe máy điện của mình và tiếp tục sử dụng sau này mà không vi phạm các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Ban Bạn đọc
Theo_Hà Nội Mới
Không có chuyện Jestar từ chối khách khuyết tật
Xung quanh dư luận về việc hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) từ chối vận chuyện khách là người khuyết tật, Cục Hàng không Việt Nam vừa lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Theo đó, sau khi xem xét các hồ sơ, tài liệu có liên quan, Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, hãng hàng không JPA và các nhân viên của hãng đã thực hiện đúng quy định và quy trình phục vụ chuyến bay BL520, hành trình SGN-VII.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, JPA đã cố gắng phục vụ hành khách khi hành khách đi tại sân bay Vinh và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên vì khách đã đến muộn 5 phút sau giờ đóng quầy nên JPA không kịp đặt dịch vụ xe nâng để hỗ trợ khách.
Trên cơ sở cân nhắc việc tại sân bay Vinh là nơi đến không có phương tiện hỗ trợ để khách xuống tàu bay và việc hỗ trợ bằng hình thức bế hoặc cõng lên, xuống tàu bay không bảo đảm an toàn cho hành khách; trên cơ sở đó hãng không thể phục vụ được và đã tư vấn cho hành khách đi chuyến bay khác thay thế, tuy nhiên do hành khách không chấp nhận nên hãng đã không thể bố trí cho những hành khách này đi trong ngày 3/5/2015.
"Hãng hàng không JPA không từ chối vận chuyển hành khách là người khuyết tật. Việc không vận chuyển được hành khách là người khuyết tật và những người đi cùng để đảm bảo việc bay đúng giờ, đảm bảo quyền lợi cho tất cả các hành khách khác của chuyến bay; đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh cho chuyến bay và cho chính hành khách", Cục Hàng không Việt Nam khẳng định.
Tuy nhiên, sau vụ việc trên, Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu JPA tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách là người khuyết tật. Khẩn trương hỗ trợ chi phí đi lại bằng ô tô từ sân bay về Hà Tĩnh cho hành khách, đồng thời hoàn trả toàn bộ kinh phí vé máy bay hành khách chưa sử dụng.
Hành khách làm thủ tục đi máy bay Jetstar Pacific.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam tích cực, chủ động triển khai thực hiên nghiêm túc Quy chế chủ trì điều phối hoạt động tại Cảng Hàng không, sân bay của Giám đốc Cảng hàng không sân ba; trong đó chủ động, tích cực triển khai nhiệm vụ của Giám đốc Cảng Hàng không trong việc "Chủ trì, giải quyết những khiếu nại của hành khách liên quan đến dịch vụ cung cấp tại Cảng Hàng không, sân bay" và trách nhiệm "yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ giải quyết những khiếu nại của khách hàng", đặc biệt đối với hành khách là người khuyết tật.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, do giá thành của xe, thiết bị nâng phục vụ hành khách là người khuyết tật của các nhà sản xuất nước ngoài rất cao (khoảng trên 3 tỷ đồng/1 xe) nên việc triển khai đồng bộ tại tất cả các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc là khó khăn.
Vì vậy Cục Hàng không Việt Nam đang triển khai và dự kiến sớm ban hành Tiêu chuẩn cơ sở đối với xe, thiết bị nâng phục vụ hành khách là người khuyết tật tại cảng hàng không, sân bay để nội địa hóa việc sản xuất loại phương tiện này nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người khuyết tật và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ Tiêu chuẩn cơ sở này, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai đồng bộ tại các Cảng Hàng không, sân bay trên toàn quốc.
JPA đã cố gắng phục vụ hành khách khuyết tật
Theo báo cáo của JPA, hành khách Trần Thị Ngọc cùng con trai Cao Quang Sơn (sinh năm 1996) (bị yếu cơ bẩm sinh, không tự đi lại được) mua vé khứ hồi của Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tại phòng vé PTD (TP Vinh), vé khứ hồi,hành trình: Vinh - TPHCM Vinh.
Ngày 24/4/2015, JPA vì lý do khai thác chuyến bay BL520 hành trình SGN-VII đã thay đổi giờ bay mới từ 6h30 chuyển sớm hơn vào lúc 5h45, hành khách đã nhận được thông báo lịch bay thay đổi qua số điện thoại trên booking là 0986023164 (Ms Phong).
Ngày 26/4/2015, chị Ngọc, con trai và người thân khởi hành tại Vinh. Sau khi khách ký miễn trừ trách nhiệm cho hãng hàng không và cam kết có người nhà hỗ trợ khách khuyết tật di chuyển lên xuống tàu bay, JPA đã đồng ý chuyên chở và thông báo cho các bộ phận liên quan hỗ trợ phục vụ.
Ngày 3/5/2015, hành khách Trần Thị Ngọc đến sân bay Tân Sơn Nhất, vào quầy làm thủ tục lúc 5:9:50 (trước giờ khởi hành: 35 phút - sau thời điểm đóng quầy 5 phút. Theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-BGTVT ngày 29/8/2014, thời gian đóng quầy đối với chuyến bay nội địa là 40 phút trước giờ cất cánh dự kiến).
Nhân viên làm thủ tục hàng không Đinh Thị Minh đã làm thủ tục cho hành khách Trần Thị Ngọc và yêu cầu tất cả các hành khách có tên trong booking nhanh chóng có mặt tại quầy check-in để làm thủ tục.
Khi cả 3 hành khách trong booking, trong đó có hành khách Cao Quang Sơn (hành khách bị yếu cơ bẩm sinh, không tự đi lại được) và hành khách Trần Văn Diễn có mặt tại quầy làm thủ tục lúc 5:12:0. Lúc này nhân viên làm thủ tục của JPA mới biết hành khách Sơn không tự đi lại được và có yêu cầu được hỗ trợ dịch vụ đưa lên tàu bay (hành khách không đặt trước các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt khi đặt chỗ).
Nhân viên làm thủ tục Đinh Thị Minh đã báo cáo Ca trưởng là Lê Thị Hồng Phúc xử lý tiếp theo đúng quy định của hãng. Ca trưởng xem xét tình trạng sức khỏe của hành khách, khả năng phục vụ đã đánh giá khó đảm bảo an toàn cho hành khách và đảm bảo đúng thời gian khai thác của chuyến bay nên thông báo cho hành khách về việc từ chối vận chuyển, tiến hành lập biên bản xác nhận sự việc và hướng dẫn khách làm việc với Phòng vé giờ chót để giải quyết, tư vấn cho hành khách lựa chọn phương án thay thế. Khách Trần Thị Ngọc đã ký vào Biên bản bất thường ngày 3/5/2015.
JPA đã cố gắng phục vụ hành khách khi hành khách đi tại sân bay Vinh và Tân Sơn Nhất, tuy nhiên vì đã đến giờ kết sổ nên JPA không kịp đặt dịch vụ xe nâng để hỗ trợ khách.
Bên cạnh đó, JPA đã cân nhắc việc tại sân bay Vinh là nơi đến không có phương tiện hỗ trợ để khách xuống tàu bay và việc hỗ trợ bằng hình thức bế hoặc cõng lên, xuống tàu bay không bảo đảm an toàn cho hành khách; trên cơ sở đó hãng không thể phục vụ được và đã tư vấn cho hành khách đi chuyến bay khác thay thế. Tuy nhiên hành khách không chấp nhận phương án này nên hãng đã không thể bố trí cho những hành khách này đi trong ngày 3/5/2015.
"Chúng tôi khẳng định không có việc cắt những hành khách trong sự việc này lại để lấy chỗ bán cho hành khách khác như thông tin đã nêu", JPA cho biết.
Theo đơn vị này, ngày 6/5/2015, hãng đã chủ động liên lạc với hành khách Trần Thị Ngọc để xuất phương án hỗ trợ chi phí đi lại bằng ô tô từ sân bay về Đồng Nai và từ Đồng Nai về Hà Tĩnh; đồng thời hoàn trả toàn bộ tiền vé hành khách chưa sử dụng.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Cục Hàng không kết luận vụ Jestar bị tố "bỏ rơi" hành khách khuyết tật Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT về vụ việc hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) bị tố từ chối vận chuyển hành khách là người khuyết tật. Cụ thể, ngày 3.5 hành khách Trần Thị Ngọc cùng con trai Cao Quang Sơn (Sn 1996, bị yếu cơ bẩm sinh, không tự đi lại được) thực hiện hành trình TPHCM...