Đăng kiểm ô tô phải chụp ảnh
Xe cơ giới khi vào kiểm định phải được chụp ảnh tổng thể xe và biển số đăng ký trên dây chuyền kiểm định để in trên Phiếu kiểm định.
Đó là nội dung mới trong Thông tư 10/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 56/2012/TT-BGTVT và thông tư số 10/2009/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực từ ngày 15/6.
Xe cơ giới khi đăng kiểm phải chụp ảnh để in vào phiếu kiểm định
Theo Thông tư sửa đổi, xe cơ giới khi vào kiểm định phải được chụp ảnh tổng thể xe và biển số đăng ký của xe cơ giới trên dây chuyền kiểm định để in trên Phiếu kiểm định.
Chụp ảnh xe cơ giới để in trên Giấy chứng nhận, ảnh chụp ở góc chéo 45 độ từ phía sau bên phải theo chiều tiến của xe. Ảnh phải chụp rõ nét, thể hiện được tổng thể xe và biển số xe, phần ảnh xe cơ giới chiếm tối thiểu 75% diện tích ảnh.
Thông tư sửa đổi nêu rõ, đơn vị đăng kiểm tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu tên Chương trình Quản lý kiểm định. Nếu không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thu phí, kiểm định, chụp ảnh phương tiện, chụp ảnh khoang hành khách (đối với ô tô khách) và kiểm tra thiết bị giám sát hành trình của xe qua website quản lý thiết bị với những xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thông tư sửa đổi cũng quy định việc tăng chu kỳ kiểm định lên 12 tháng/lần đối với xe ô tô 9 chỗ trở xuống đã sản xuất từ 7 – 12 năm, thay cho quy định tất cả các loại xe đã sản xuất hơn 7 năm phải kiểm định 6 tháng/lần như trước đây. Ô tô chở người đến 9 chỗ đã sản xuất trên 12 năm, ô tô tải trên 7 năm và ô tô chở người trên 9 chỗ được sản xuất trên 7 năm phải kiểm định theo chu kỳ 6 tháng/lần.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Hữu Trí – Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam – cho biết, việc in ảnh xe vào giấy chứng nhận kiểm định để các cơ quan chức năng cùng kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát chủ xe tự ý cải tạo cơi nới thùng hàng. Việc kiểm soát đối với hoạt động của thiết bị giám sát hành trình và phù hiệu của xe kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Việt Hưng – Như Quỳnh
Theo Dantri
Xe máy điện - nguy hiểm vì không tiếng nổ, không "xi nhan"
Có vận tốc tối đa lên tới 40-50km/h, nhưng lại không có đầy đủ các yếu tố an toàn như không phát tiếng nổ, không có "xi nhan"... cùng với người điều khiển phần lớn là học sinh, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, xe máy điện được xem là mối nguy tiềm ẩn.
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định xe máy điện phải đăng ký kiểm soát, hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/7/2009, chứ không phải đến ngày 1/6/2014 (ngày Thông tư 15/2014 có hiệu lực - PV), Bộ Công an mới quy định phải đăng ký loại xe này. Tuy nhiên, sau nhiều năm, việc quản lý loại phương tiện này chưa có khuôn khổ nên thực trạng xe máy điện không biển số tham gia giao thông tràn lan trên đường phố, gây mất trật tự an toàn giao thông.
Theo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (C67), đăng ký xe là cơ sở đề đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân, tăng cường quản lý Nhà nước. Thông tư 15/2014 của Bộ Công an được ban hành và có hiệu lực từ 1/6 vừa qua nhắc lại quy định bắt buộc phải đăng ký kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn đối với xe máy điện.
Sau 9 ngày "siết" xe máy điện, Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Cục trưởng Cục C67, Bộ Công an - cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc chưa xử lý trường hợp xe máy điện lưu thông mà không có biển kiểm soát. Phần lớn vẫn là nhắc nhở, hướng dẫn người dân đi làm thủ tục đăng ký.
Để đăng ký cấp biển số thì xe máy điện phải có nguồn gốc hợp pháp và chất lượng an toàn kỹ thuật của xe. Đối với những xe máy điện sử dụng trước ngày 1/7/2009, khi đăng ký biển số phải đó đầy đủ hồ sơ hợp pháp. Trường hợp xe sử dụng trước ngày 1/7/2009 nếu giấy tờ xe bị thất lạc hoặc không có giấy tờ nguồn gốc nhưng chủ xe có cam kết (có xác nhận của chính quyền địa phương) vẫn dược đăng ký, cấp biển số.
Học sinh sinh viên là đối tượng sử dụng xe máy điện nhiều nhất (ảnh: Quốc Phong)
Trên thực tế, việc nhận diện đâu là xe máy điện và xe đạp điện cũng đang có những cách hiểu khác nhau đã gây khó khăn và dễ nhầm lẫn. Bởi, xe máy điện hoặc xe đạp điện đang được xác định thông qua công suất động cơ và vận tốc thiết kế lớn nhất của xe.
Theo Quy chuẩn quốc gia về xe đạp điện, đây là phương tiện có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) tối đa là 40kg, công suất công tơ điện của xe không lớn hơn 250W; xe đạp điện phải có khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân và đi được quãng đường 7km trong thời gian không quá 30 phút; vận tốc lớn nhất của xe đạp điện là 25km/h. Trong khi đó, xe máy điện không có cấu tạo và khả năng vận hành bằng cơ cấu đạp chân; xe máy điện được hiểu là xe chạy năng lượng điện, khi hết điện thì xe không thể vận hành được nữa; Xe máy điện có vận tốc tối đa lên tới 40-50km/h.
Hiện nay, có một lượng lớn xe máy điện đã được người dân sử dụng lưu thông nhưng không đến đăng ký do thiếu giấy tờ chứng minh nguồn gốc xe, vì vậy lãnh đạo C67 kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có quy định hoặc hướng dẫn thêm về đặc điểm phân biệt xe máy điện và xe đạp điện.
Riêng số lượng xe máy điện đang được người dân sử dụng nhưng thiếu giấy tờ để làm thủ tục đăng ký, Phó cục trưởng Cục C67 kiến nghị các ngành liên quan cần có đánh giá tổng quát về thực trạng sử dụng xe máy điện, báo cáo Chính phủ đề xuất hướng giải quyết cho những xe đã mất chứng từ nguồn gốc.
Có vận tốc tối đa lên tới 40-50km/h, nhưng lại không có đầy đủ các yếu tố an toàn như không phát tiếng nổ, không có "xi nhan"... cùng với người điều khiển phần lớn là học sinh, thanh thiếu niên (lượng đối tượng này chiếm khoảng 17 triệu người, tính từ bậc THCS), nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì đây được xem là mối nguy, tiềm ẩn mất an toàn giao thông rất cao.
Bà Lê Minh Châu - Phó Vụ trưởng vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT - cho biết: Xe điện nhập khẩu bán tràn lan trên thị trường vi phạm về nhãn mác, thương hiệu, bán hàng không hóa đơn, chứng từ... đang ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phá hoại nền sản xuất trong nước và thất thu ngân sách Nhà nước. Đáng lo ngại, thị trường hiện có quá nhiều loại xe máy điện được sản xuất giống xe đạp điện khiến người tiêu dùng lầm tưởng là xe đạp điện. Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, Cục này đã kiểm tra được gần 1.400 xe máy điện và gần 2.500 xe đạp điện. Tuy nhiên, thực tế có bao nhiêu xe máy điện lưu thông ngoài xã hội thì chưa thể thống kê được.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, đối với lượng xe đang trôi nổi ngoài thị trường đang được người dân sử dụng, Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an đề xuất biện pháp xử lý thuế, kiểm tra chất lượng, làm cơ sở đăng ký theo hướng tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt, Bộ Tài chính, Bộ GTVT cần quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu đến kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với loại phương tiện 2 bánh chạy bằng điện.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tiệm vàng đìu hiu chờ khách Sau khi Thông tư 22 của Bộ KH&CN về Quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ có hiệu lưc, tại TP Cần Thơ thị trường vàng trầm lắng hẳn, thậm chí nhiều điểm mua bán đã đóng cửa vì việc kinh doanh ế ẩm. Tiệm vàng Minh Oanh sáng 5/6 đóng cửa...