Đáng khen 3 học sinh nhặt được 30 triệu đồng trả lại người đánh mất
Trên đường đi học, nhặt được một bọc tiền lớn, 3 em học sinh ở huyện Đô Lương, Nghệ An đã cầm đến trường, sau đó trả lại người đánh mất. Hành động của các em được nhà trường tuyên dương ngay sau đó.
Đó là hành động đầy ý nghĩa của 3 em học sinh gồm: Hồ Sỹ Tiến, lớp 12A1 Nguyễn Công Lương, lớp 12C8 (Trường THPT Đô Lương 3) và Lê Đăng Mạnh, lớp 12C Trường THPT Duy Tân. Ba em đã nhặt được 30 triệu đồng vào sáng sớm ngày 4/10/2012 tại địa bàn xóm 2, xã Thượng Sơn (huyện Đô Lương). Sau khi nhặt được, do muộn giờ học nên các em đã mang toàn bộ số tiền đến trường và nhờ nhà trường thông báo trả lại cho người bị mất.
Nhận được thông tin, anh Nguyễn Văn Phượng – người bị mất tiền đã đến Trường THPT Đô Lương 3 để làm thủ tục nhận lại số tiền. Sau khi nghe anh Phượng trình bày số tiền và mệnh giá các tờ tiền đúng với số lượng tiền 3 em nhặt được nên nhà trường đã bàn giao cho anh Phượng. Nhận lại số tiền, anh Phượng muốn đưa các em 500.000 đồng để cảm ơn, song các em kiên quyết không nhận.
Em Nguyễn Công Lương (phải) và Hồ Sỹ Tiến (trái).
Em Tiến và Lương chia sẻ: “Khi nhặt được tiền, chúng em không biết đó là của ai. Vào giờ trên, do đã gần chậm giờ vào học tiết đầu tiên (nhà các em cách trường hơn 3km) nên đã mang số tiền trên đến trường và bàn giao cho nhà trường trả lại người đánh mất. Chúng em có cùng suy nghĩ sẽ tìm cách trả lại số tiền trên bằng được, dù có thế nào đi chăng nữa. Đó là tiền mồ hôi, nước mắt của họ, phải tích góp mới có được, biết đâu là cả một tài sản của cả gia đình họ. Chắc khi mất đi, họ xót lòng lắm…”.
Nhận được số tiền bị đánh mất, anh Nguyễn Văn Phượng mừng lắm, mừng mà rơi nước mắt: “Sáng hôm đó, tôi gom tiền vay mượn bạn bè để đi mua con trâu. Đi giữa đường thì đánh rơi, qua một quãng khá xa mới biết mình bị mất. Lúc đó, tôi chẳng nhớ chi nữa cả, hoảng loạn và nghĩ thế là hết rồi, không một chút hi vọng. Sau đó, tôi nhận được tin có học sinh nhặt được tiền nên đã đến trường tìm xem có phải không. Lúc đó chỉ nghĩ “còn nước còn tát”, hi vọng có học sinh nào đó nhặt được trả lại cho mình phần nào hay phần đó. Thật phúc đức cho gia đình tôi, các em đã không ngần ngại trả lại toàn bộ số tiền trên. Tôi thật sự cảm ơn các em, gia đình, nhà trường đã nuôi dạy các em trở thành con ngoan, trò giỏi, là người thật thà, tốt bụng…”.
Sinh ra trong một gia đình bố là bộ đội, mẹ làm nông nghiệp, từ nhỏ, Hồ Sỹ Tiến đã rất chăm học, chăm làm. Suốt những năm học Trường Tiểu học Thượng Sơn, Tiến là học sinh giỏi trường, học sinh giỏi huyện lên THCS, Tiến luôn nằm trong tốp đầu của trường về điểm số, và hiện nay, Tiến là thành viên đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh hai môn Vật Lý và Tin học. Không chỉ học giỏi, sẵn lòng giúp đỡ bạn bè mà Tiến còn được yêu mến bởi sự hiền lành, lòng trung thực. Từ những năm còn học Tiểu học, câu chuyện về lòng thật thà, đức tính trung thực trong sách đạo đức đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí cậu bé.
Bài học đó trở thành những hành động, việc làm hàng ngày của em. Ở nhà, mẹ mở quán tạp hóa, ngoài giờ học, Tiến trông hàng thay mẹ, thi thoảng khách trả thừa tiền, lúc vài ngàn, có khi cả trăm ngàn, Tiến đều trả lại cho khách. Ở lớp, nhặt được cái bút, hay một vài ngàn đồng của các bạn đánh rơi, Tiến đều báo lại cho giáo viên chủ nhiệm để trả lại cho các bạn.
“Bố cháu là bộ đội thường xuyên xa nhà, cháu Tiến nhà tôi con út nhưng nó ngoan lắm, chăm học lắm. Cháu thật thà, trung thực, tự giác trong mọi việc làm, hành động. Tôi rất vui khi biết con mình trả tiền lại cho người đánh mất, đó là việc tốt. Nghe tin, bố cháu cũng gọi điện về khen con, động viên con cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa…”, chị Nguyễn Thị Lan – mẹ Tiến chia sẻ.
Với Nguyễn Công Lương, em sinh ra trong gia đình thuần nông, mọi chi phí trong nhà đều trông chờ vào mấy sào ruộng khoán, cuộc sống khá chật vật. Vậy nhưng khi nhặt được số tiền lớn, Lương thống nhất với các bạn sẽ tìm người đánh mất để trả lại. Biết chuyện, không ít người tỏ ra nghi ngại lòng tốt của các em, có người bảo các em là dại, ở đời này ai lại làm thế, có của mà không biết dùng…
Video đang HOT
Lương tâm sự: “Ba mươi triệu hay ba trăm triệu đồng thì đó cũng không phải là tiền mình, không phải do mình làm ra nên trả lại cho chủ nhân của nó thì đó là việc đương nhiên. Chú Phượng là người trong xã, gia cảnh lại khó khăn mà dù của ai đi chăng nữa, số tiền đó là tài sản lớn, là vốn làm ăn của cả nhà cho nên mình càng phải trả lại cho người bị mất”.
Khi biết chuyện con mình nhặt được số tiền lớn đem trả lại cho người đánh mất, bố mẹ Lương rất tự hào về cậu con trai của mình. “Nuôi con, dạy con, chỉ mong chúng lớn lên trở thành người tốt, từ nhỏ gia đình luôn chú ý việc rèn luyện, uốn nắn con về đức tính trung thực. Làm cha mẹ, tôi tự hào vì sự trưởng thành, suy nghĩ chín chắn và lòng trung thực của con, thế cũng bõ công nuôi dạy”, anh Nguyễn Công Nam – bố Lương chia sẻ.
Hai em Nguyễn Công Lương và Hồ Sỹ Tiến cùng thầy, cô giáo của mình tại trường THPT Đô Lương 3.
Nói về hành động đẹp của các em, cô Trương Thị Minh – phó hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 3 chia sẻ cùng PV Dân trí vào chiều tối ngày 22/10: “Hành động của các em thật tuyệt vời. Ngay sau đó, nhà trường đã tuyên dương các em trước toàn trường để các em khác noi theo. Với em Tiến, em Lương đều là những học sinh ngoan của trường, luôn được thầy cô bạn bè yêu mến. Riêng em Tiến là một trong số các học sinh giỏi của trường và đang chuẩn bị thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa, còn em Lương cũng là một học tiên tiến. Trường chúng tôi thật tự hào vì hành động của các em”.
Nguyễn Duy
Theo dân trí
Những "bóng hồng" khuân vác, phụ hồ
Nói đến những công việc như phụ hồ, khuân vác... thường ta nghĩ đó là việc của cánh đàn ông trai tráng. Thế nhưng trên các công trình xây dựng, hình ảnh chị em đi phụ hồ không còn xa lạ, âu cũng vì cuộc sống mưu sinh.
"Phái yếu" cũng lăn xả với nghề phụ hồ (Ảnh: Minh Hoàng)
Mệt lắm nhưng làm riết cũng quen
Từ những quận trung tâm thành phố, cho đến vùng ngoại ô, hầu như trong bất kỳ một công trình xây dựng lớn nhỏ nào đều có thể bắt gặp ít nhiều bóng dáng người phụ nữ trong vị trí phụ hồ hay khuân vác.
Ngày cuối tuần, khi chúng tôi tìm đến một công trình đang xây dựng trên quốc lộ 13 thuộc quận Thủ Đức, trên độ cao hàng chục mét, những người phụ nữ đang cặm cụi làm việc mặc cho cái nắng chói chang.
Trên giàn giáo cao chục mét, chị Trương Thị Tin cố gắng hoàn tất công việc dưới cái nắng chói chang (Ảnh: Hoàng Linh)
Kéo tay áo lau mồ hôi trên mặt, chị Trương Thị Tin, quê ở Bình Phước bộc bạch: "Mấy ngày đầu công trình còn làm ở dưới thấp, bây giờ lên cao nên em cũng sợ, nhưng làm riết rồi cũng quen".
Ngày 10/6/2012, tai nạn thương tâm đã xảy ra với một nữ phụ hồ. Chị Dương Thị Hằng, 30 tuổi, ở xã Thạch Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) rơi tự do từ tầng thứ 9 của tòa nhà xuông đât khiến chị tử vong ngay sau đó.
Làm riết rồi quen, cho nên chị em chẳng nề hà việc gì, từ khiêng gạch, trộn hồ, đẩy xe, cho đến đổ bê tông, uốn thép... Mặc dù bây giờ cũng có mày móc hỗ trợ, nhưng không phải việc gì máy cũng làm thay người.
Điều đáng ngại là hầu như các chị em làm việc rất thiếu thốn về trang thiết bị bảo hộ lao động, nếu có thì chỉ là chiếc mũ và bộ đồng phục. Ở những công trình quy mô nhỏ và hộ gia đình thì các chị em chỉ có cái nón lá là thứ che mưa che nắng.
Làm việc trên tầng cao nhưng mũ bảo hộ lại là chiếc nón lá (Ảnh: Hoàng Linh)
Chung công việc, nhiều cảnh đời
Đa số các chị em đều đến từ các tỉnh thành lân cận, dù chung một công việc nhưng mỗi người là một cảnh đời khác nhau.
Hai vợ chồng chị Nguyễn Văn Bảy sống ở Tân Phú, Đồng Nai hồi mới lấy nhau cũng có được mảnh ruộng nhỏ để làm ăn, nhưng vì thu nhập không đủ sống nên chuyển sang nghề hồ, làm dưới quê hết việc thì lại lên thành phố.
Có chị em thì xoay trần với nhiều công việc: "Chồng em trước cũng làm nghề hồ nhưng bị tai nạn, giờ ở nhà thay em trông nom các con. Khi xong công trình này, em lại bắt xe lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) hái mướn vì khoảng tháng 11,12 là mùa thu hoạch cà phê rồi." - chị Bùi Thị Sương quê ở Tây Ninh dự định.
Và trên những công trình ngổn ngang cũng không ít những "bông hoa" mới bước sang tuổi mười tám đôi mươi như Lê Kim Phượng quê ở Bình Dương: "Mấy năm trước em làm trong xưởng điều, mỗi ngày được 50-70 ngàn đồng. Mặc dù làm nghề hồ rất cực nhưng một ngày công cũng kiếm được trên dưới 150 ngàn đồng, cũng có dư để gửi về cho cha mẹ".
Dù đeo găng tay, khẩu trang kín mít nhưng công việc nặng nhọc này vẫn bào mòn sức khỏe và vẻ đẹp của chị em (Ảnh: Hoàng Linh)
Dấu ấn nghề hồ
Trong dáng hao gầy, chị Hoàng Thị Lụa kể lại: "Đang lúc dọn đống bê tông thì chẳng may đạp phải cái đinh nên đành phải nghỉ một ngày công đi chích ngừa, tiếc đứt ruột!".
Với 5 năm phụ hồ, chị Vũ Thị Tươi ở Bến Tre có những kỷ niệm "rùng mình": "Lần đó mình phụ hồ trên giàn giáo ở tầng một cao khoảng 4m, chẳng may bước chân vào tấm ván không có giá đỡ, thế là lao xuống đất. May mà ở dưới là đống cát nên tôi chỉ bị thương nhẹ ở chân".
Ông Trần Văn Long một chủ thầu công trình nói: "Đàn ông thanh niên làm hồ còn có nhiều người không chịu nổi, nhìn chị em họ làm thấy thương, vì công việc này tốn sức nhiều lắm. Nhưng vì miếng cơm manh áo, họ cứ nằng nặc xin vào làm nên chúng tôi không thể chối từ".
Làm việc trong môi trường bụi bặm, nhiều chị em mắc phải bệnh viêm xoang, viêm họng, đau lưng, vôi vữa ăn tay... Sau những tháng ngày dãi nắng dầm mưa, những mái tóc đen óng ngả dần sang màu nâu vàng, khuôn mặt cháy sạm đi, đôi bàn tay cũng thô kệch. Nếu có nhắc đến ngày 20/10 thì có người biết, có người không. Nhưng họ có chung mong ước là tìm được việc làm ổn định, phù hợp với sức khỏe của mình, và được làm việc ở gần nhà để chăm sóc chồng con chứ không phải bôn ba nơi đất khách.
Theo Dantri
Vỡ đập thủy điện do chưa xây xong đã tích nước Đoàn kiểm tra kết luận chủ đầu tư đã không trung thực, cản trở khi chính quyền kiểm tra, cho tích nước khi đập chưa hoàn thành... Đập thủy điện Đakrông 3 vỡ toang Đây là nhận định sơ bộ của đoàn kiểm tra UBND tỉnh Quảng Trị về vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3. Sáng 13/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã...