Đang họp Bắc Đới Hà, Trung Quốc kêu gọi quân đội trung thành với Tập Cận Bình
Thông tư này được đưa ra đúng thời điểm nhạy cảm chính trị trong lúc giới tinh hoa đảng Cộng sản Trung Quốc đang tề tựu tại Bắc Đới Hà để bàn các quyết sách.
Ông Tập Cận Bình thường xuyên thị sát các đơn vị quân đội từ khi lên nắm quyền.
Bưu điện Hoa Nam ngày 12/8 đưa tin, Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc đã kêu gọi các sĩ quan và binh lính nước này ủng hộ sự thống nhất lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình trong lúc đang diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà của giới tinh hoa đảng Cộng sản Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu.
Cơ quan này kêu gọi mỗi quân nhân và các đơn vị kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa tự do chính trị, phản đối các quan niệm sai lầm có thể cản trở các nỗ lực cải cách. “Sự lãnh đạo của đảng đối với quân đội phải được tuyệt đối tôn trọng”, Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc nhấn mạnh.
Thông tư này được đưa ra đúng thời điểm nhạy cảm chính trị trong lúc giới tinh hoa đảng Cộng sản Trung Quốc đang tề tựu tại Bắc Đới Hà để bàn các quyết sách quan trọng, trong đó có chương trình cải cách đối với lực lượng vũ trang đông nhất thế giới. Quân đội Trung Quốc cũng đã được đặt vào trọng tâm chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình.
Hồi tháng 6, Trung Quốc đã khai trừ đảng và điều tra Từ Tài Hậu, một cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương với tội danh tham nhũng. Gần đây, Tập Cận Bình tiếp tục cam kết sẽ đánh mạnh vào tham nhũng trong quân đội, loại bỏ các sĩ quan tham nhũng.
Video đang HOT
Các nhà phân tích cho rằng thông tư mới của Tổng cục Chính trị quân đội Trung Quốc có thể gây lo lắng cho một số sĩ quan cao cấp, thậm chí nó có thể dẫn đến một sự kháng cự.
Theo Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 11/8 cho biết, Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ khai mạc Olympic mùa Hè tại Nam Kinh hôm 16/8. Điều này cho thấy hội nghị Bắc Đới Hà sẽ kết thúc trước hôm 16/8 và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tái xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Nó cũng cho thấy nghị trình hội nghị Bắc Đới Hà đã diễn ra thuận lợi.
Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 12/8 bình luận, chắc chắn rằng các cuộc thảo luận về Chu Vĩnh Khang không phải toàn bộ nội dung của hội nghị Bắc Đới Hà, mà còn các vấn đề kinh tế, chính trị quan trọng khác.
Theo Giáo Dục
Tập Cận Bình lấy lại thế thượng phong ở hội nghị Bắc Đới Hà
Tập Cận Bình đã hoàn toàn nắm được thế thượng phong tại hội nghị Bắc Đới Hà và phe cánh của ông Giang Trạch Dân về cơ bản không có cách nào lật lại.
7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
Tờ Epoch Times ngày 10/8 đưa tin, việc Bành Lệ Viện, Đệ nhất phu nhân Trung Quốc xuất hiện trong một sự kiện công chúng hôm 8/8 tại Bắc Đới Hà cho thấy các thành viên Thường vụ Bộ chính trị từ ông Tập Cận Bình trở xuống đã có mặt ở khu nghỉ dưỡng cao cấp này.
Từ ngày 31/7 đến nay, truyền thông nhà nước Trung Quốc không có thông tin nào về các hoạt động công khai của 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị ngoại trừ chuyến công cán hiện trường vụ động đất Vân Nam của Lý Khắc Cường.
Tờ Apple Daily Hồng Kông dẫn nguồn tin riêng cho biết, hội nghị Bắc Đới Hà năm nay kéo dài 15 ngày, ngoài các ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm, còn có sự góp mặt của người đứng đầu các tổ chức quân - chính - đảng và các bậc "nguyên lão", tức lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu cùng tề tựu về khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Hà Bắc.
2 nội dung quan trọng nhất của hội nghị Bắc Đới Hà năm nay là "đả hổ" và đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra trong thời điểm các tổ công tác đặc biệt của ông Tập Cận Bình do Vương Kỳ Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra - kỷ luật trung ương chỉ huy đã chia quân 2 cánh tới Giang Tô và Thượng Hải, 2 căn cứ quyền lực của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân để điều tra.
Tổ công tác này đi từ hôm 29 và 30/7, họ sẽ làm việc tại 2 địa bàn trọng yếu trên đến tháng 9, khi hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc. Theo tin từ tờ Nhân Dân nhật báo hôm 7/8, 2 tổ công tác đặc biệt sẽ làm việc độc lập, thu thập tài liệu và tiếp nhận các đơn thư tố cáo một cách bí mật.
Trong 2 năm qua, các tổ công tác đặc biệt của trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm việc liên tục tại các địa phương, phanh phui nhiều vụ án tham nhũng và nhiều quan chức mất ghế. Nhưng đây là lần đầu tiên nhóm này "sờ" đến Thượng Hải, trang xã hội weibo của Tân Hoa Xã hôm 8/8 cho biết hoạt động của các tổ công tác này được công khai là dấu hiệu cho thấy bất cứ nỗ lực phản kháng, ngăn cản nào của các thế lực tham nhũng cũng sẽ vô ích.
Ông Giang Trạch Dân và ông Tập Cận Bình.
Ngày 26/7, Vương Tông Nam, chủ tịch tập đoàn Quang Minh Thượng Hải có liên hệ chặt chẽ với cha con Giang Trạch Dân đã bị bắt vì tội nhận hối lộ, tham ô. Chiến dịch truy quét tham nhũng tại Thượng Hải chính thức bắt đầu.
Theo Epoch Times, vụ án Chu Vĩnh Khang đã có lời giải và mọi việc sẽ diễn ra theo đúng trình tự của nó. Kể từ khi Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang bị hạ bệ, sức ảnh hưởng của nhóm Giang Trạch Dân với chính trường Trung Quốc đã giảm hẳn, hội nghị Bắc Đới Hà đã nằm trong khả năng kiểm soát của ông Tập Cận Bình.
Tạp chí Khai Phóng xuất bản tại Hồng Kông ngày 10/8 bình luận, những dấu hiệu vừa qua trên chính trường Trung Quốc đã cho thấy ông Tập Cận Bình đã hoàn toàn nắm được thế thượng phong tại hội nghị Bắc Đới Hà và phe cánh của ông Giang Trạch Dân về cơ bản không có cách nào lật lại được tình thế.
Khai Phóng cho rằng, ngay từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã thay đổi phương thức tập quyền, phá vỡ mô hình tập thể lãnh đạo vẫn tồn tại cho tới trước đại hội 18, sử dụng các tổ công tác đặc biệt để thay thế cho các cấu trúc quyền lực sẵn cố trước đó, thâu tóm và nắm rất chắc quyền lực trong đảng, bộ máy nhà nước và quân đội.
Theo Giáo Dục
Tập Cận Bình có thể bị cô lập tại hội nghị Bắc Đới Hà? Lãnh đạo các doanh nghiệp đang mất dần kiên nhẫn với các chính sách kinh tế của ông. Quân đội than phiền vì bị tước mất một số đặc quyền đặc lợi. Ông Tập Cận Bình. Bưu điện Hoa Nam ngày 8/8 đưa tin, giới tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghỉ hưu và đương nhiệm sẽ nhóm họp tại...