Đặng Nhật Minh chỉ xúc động trước người thua thiệt
Từ những mất mát trong cuộc đời mình, vị đạo diễn luôn đứng về phía những người chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống. Ông cho rằng, nghệ thuật nếu lại phục vụ những người có tiền, có quyền, có hạnh phúc… thì thành thừa thãi.
Thời báo Nihon Keizai Shimbun (Nhật Bản) dành cho ông những lời đặc biệt: “Đặng Nhật Minh – người nghệ sĩ bằng điện ảnh đã nói lên được tâm tư, tình cảm của dân tộc mình và cũng là của các dân tộc châu Á ra với thế giới”. Mới đây, ông đã trở thành đạo diễn Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ tôn vinh.
- Là con trai trưởng của giáo sư Đặng Văn Ngữ, nhưng ông không nối nghiệp cha, trong khi cả gia đình ông hầu như đều theo nghề y. Vì sao vậy?
- Đầu tiên tôi cũng dự định nối nghiệp cha nhưng sau đó tôi đã bước chân vào nghệ thuật thứ bảy trong một trường hợp hết sức đặc biệt. Hồi đó tôi được cử đi Liên Xô để học phiên dịch trong vòng 18 tháng. Trở về, tôi được phân công dịch lời thoại cho các phim nói tiếng Nga, rồi đến phiên dịch cho các lớp đào tạo điện ảnh của Liên Xô dành cho người Việt. Dần dần, tôi thấy nghề này rất hay. Tôi rất thích những bộ phim Xô Viết thời chống sùng bái cá nhân, hay những phim ca ngợi người lính… Từ đó, tôi tự mày mò học nghề đạo diễn. Thông thạo tiếng Nga và tiếng Pháp, vốn ngoại ngữ là công cụ giúp tôi tiếp cận nghệ thuật điện ảnh một cách có bài bản. Thêm vào đó, khả năng mẫn cảm nghệ thuật của bản thân cùng sự hiếu học, ham hiểu biết (đọc sách chuyên đề và lắng nghe những người tiên phong trong giới điện ảnh) đã giúp tôi vững vàng hơn trong nghề nghiệp.
- Không chung nghề nghiệp, vậy ông thừa hưởng những điểm gì ở cha mình?
- Ngoài những di sản khoa học với nhiều công trình có giá trị, đặt nền móng cho ngành Ký sinh trùng Việt Nam thì cha tôi còn để lại một di sản tinh thần vô giá: Đó là nhân cách của một trí thức đi theo cách mạng suốt đời gắn bó với số phận của đất nước, số phận của dân tộc. Chính nhân cách đó đã khiến cha tôi từ bỏ mọi tiện nghi vật chất cùng những điều kiện làm việc đầy đủ ở nước ngoài để trở về đất nước tham gia kháng chiến.
Cha tôi chẳng khuôn phép, áp đặt tôi điều gì nhưng bản thân nếp sống, cái cung cách sống, sinh hoạt của ông khiến tôi học hỏi, tiếp thu được nhiều điều. Tôi học được ở ông cái cách làm việc say sưa, khoa học, làm đến tận cùng. Đối với cụ không có chuyện làm việc 8 tiếng một ngày, mà cụ làm bao giờ xong việc mới về nhà ăn cơm, rồi lại trở về phòng thí nghiệm để nghiên cứu cho đến tận 22-23h mới về nhà ngủ. Ngày nào cũng như ngày nào, cụ làm việc say mê và làm đến hoàn hảo chứ không tặc lưỡi cho qua. Tôi được mang tiếng là khó tính trong làng điện ảnh là do học được cái tính cần cù làm đến tận cùng đó ở cha. Không thể nói là khoa học và nghệ thuật không có gì giống nhau.
Ông cụ giản dị thương người, cụ không ngại ngần đi chữa bệnh cho người ta, cụ lặn lội để tiêu diệt sốt rét, cụ luôn đứng về người nghèo khổ… Cho nên phim của tôi cũng nói về những người nghèo khổ, chứ không nói về những người sống ở khách sạn năm sao, biệt thự villa, không có những ông giám đốc xách cặp, những cảnh lộng lẫy xa hoa, lên xe xuống ngựa…
NSND Đặng Nhật Minh (đeo kính) chỉ đạo diễn xuất phim “Đừng đốt” về liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. – Phải chăng từ uất ức cá nhân cho đến những nỗi đau đời, ông đều đưa vào tác phẩm?
- Gia đình tôi có nhiều mất mát hy sinh. Mẹ mất ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp, bố mất trong kháng chiến chống Mỹ, khi pháo đài bay B-52 thả bom xuống nơi cụ làm việc, nên tôi không thể nào vui được. Tôi luôn đứng về những người đau khổ, thiệt thòi trong cuộc sống. Mục đích làm phim của tôi không phải để thông cảm với những người có tiền, có quyền, có hạnh phúc… Nếu nghệ thuật lại phục vụ họ nữa thì thừa thãi quá. Tôi không uất ức cá nhân gì với họ, nhưng trong cuộc đời, tôi rất ít khi xúc động trước những người giàu có, mà tôi chỉ xúc động trước những người nghèo khổ, thua thiệt.
- Điện ảnh đang đứng trước những cạnh tranh của thời hội nhập và đang gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết bài toán này khi làm phim, theo ông nhà nước cần có chiến lược gì?
- Trong cơ chế thị trường, tiếp thị là một công việc quan trọng. Thế nhưng vẫn luôn tồn tại một nghịch lý không thể giải thích. Nhà nước tài trợ đặt hàng để sản xuất một số phim gọi là phim của Nhà nước hàng chục tỷ đồng, nhưng lại không hề cấp một đồng nào để quảng bá cho những phim đó, càng không quan tâm đến việc phát hành chúng bằng băng đĩa để kéo dài đời sống của phim và tận thu cho mình. Về mặt này các hãng phim tư nhân làm tốt hơn rất nhiều. Họ bỏ ra 5 tỷ đồng để làm phim thì cũng bỏ ra ít nhất 3 tỷ đồng làm công tác tiếp thị, in đĩa để quảng bá. Kết quả, họ thu về được trên 10 tỷ là chuyện bình thường. Đã đến lúc Nhà nước cần học tập tư nhân cách tiếp thị đó.
Nhà nước không cần lời lãi, mà cũng không khuyến khích những người làm lời cho Nhà nước. Những người làm phim có chất lượng cao, đông khách, đông người xem thì cũng chỉ được Nhà nước trả cho ngần ấy tiền, đánh đồng loạt tất cả vào một rọ.
- Không ít đạo diễn trẻ tâm sự rằng, họ muốn cải tiến, muốn phá tung tất cả, nhưng cái khó bó cái khôn. Ông nghĩ sao về điều này?
- Tôi nghĩ không có gì quá khó khăn với các đạo diễn trẻ. Băng đĩa đầy rẫy, các phim bên Mỹ vừa chiếu xong thì 1 tháng sau ra đĩa. Đạo diễn trẻ đi nước ngoài như đi chợ, chứ đừng nói là không được tiếp cận với các thành tựu. Những đạo diễn như Phan Đăng Di, Bùi Thạc Chuyên một năm đi nước ngoài đến hàng chục lần. Cho nên bây giờ chả có gì là hạn chế các đạo diễn trẻ cả, họ có điều kiện hơn chúng tôi trước đây rất nhiều. Như hồi chúng tôi còn trẻ, muốn xem một phim của tư bản thì phải có giấy của Cục điện ảnh mới được xem.
Video đang HOT
Bất cứ phim nào mang bản sắc của dân tộc mình, mang cá tính riêng của người làm ra nó, đều được đón nhận. Những gì lai căng, bắt chước, a dua đều không có chỗ đứng. Thế nhưng gần đây lại xảy ra hiện tượng đạo phim. Trong nghệ thuật thì bắt chước là tối kỵ. Tôi không thể hiểu được, chỉ có họ mới trả lời được. Tất cả cái gì bắt chước đều là hỏng, lấy cắp thì càng hỏng nữa. Nếu được, tôi xin có lời khuyên cho các đạo diễn trẻ mới vào nghề ở Việt Nam: Đừng bắt chước những người đi trước, dù bắt chước những cái hay của họ.
NSND Đặng Nhật Minh nhận giải Phim nhựa xuất sắc tại Cánh diều vàng 2009 cho phim “Đừng đốt”. Diễn viên Minh Hương (thứ ba từ phải sang) – người vào vai Đặng Thuỳ Trâm – cũng nhận được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hà. – Đạo diễn Doãn Hoàng Giang nói “Nghệ thuật chỉ dành cho thanh niên”. Quan điểm của ông thì thế nào?
- Đạo diễn Doãn Hoàng Giang bằng tuổi tôi, cũng tuổi Hổ, ông nói điều này có lẽ vì muốn lấy lòng những người trẻ. Tôi thì không quan niệm trẻ hay già, tôi làm phim không chỉ để cho trẻ xem cũng không phải chỉ để cho già xem, mà trước hết là cho bản thân tôi. Khi mà mình thích thì khán giả cũng sẽ có người thích, người nào thích thì rất cảm ơn, ai không thích thì đành xin lỗi. Tôi không thể nào làm phim chiều theo ý thích của người khác mà bản thân mình không thích.
Có rất nhiều bạn trẻ xem xong phim chiến tranh của tôi thì nước mắt lưng tròng và nói: “Chúng cháu thích lắm, nhưng không có nhiều những bộ phim như thế nên chúng cháu đành xem phim giải trí cho vui vậy”. Tôi làm phim không định cho các bạn trẻ thích, mà để cho tất cả khán giả. Tôi làm bằng hết tâm huyết của mình, xúc cảm của mình, trái tim của mình.
Tôi đọc báo thấy một nhà báo viết về điện ảnh nói: Điện ảnh bây giờ phải là giải trí và phục vụ tuổi teen, điện ảnh phải được tuổi teen chấp nhận. Tôi không phản đối việc làm phim giải trí cho tuổi teen, ai thích làm thì cứ làm, nhưng đừng bắt buộc cả nền điện ảnh này phải làm phim giải trí cho tuổi teen.
- Ông vốn nổi tiếng là có con mắt xanh khi lựa chọn diễn viên vào vai diễn. Vậy tiêu chuẩn khi chọn diễn viên của ông là gì?
- Tôi chọn diễn viên cũng theo quan điểm nghệ thuật của mình, hết sức chân thành, dung dị. Diễn viên mà mắt xanh, má phấn môi đỏ, kẻ mày thì tôi không quan tâm, tôi coi họ như những bức tường. Tôi chỉ để ý những gương mặt nhân hậu, trong sáng và giản dị – những người hợp với phim của mình. Các cô chân dài vào các phim của tôi, tự nhiên trật khấc ngay. Tôi không ghét bỏ họ nhưng họ không thích hợp với quan điểm nghệ thuật trong các phim của tôi.
- Còn ngoài cuộc sống, có khi nào ông nhìn nhầm người?
- Trong cuộc sống nói chung cũng có khi tôi nhìn nhầm người chứ, không cứ gì nam hay nữ. Nhất là hồi tôi làm tổng thư ký Hội điện ảnh Việt Nam, tôi giúp rất nhiều người, không làm hại ai, nhưng chính những người tôi giúp đỡ thì họ lại quay lưng lại và hại tôi, chẳng hiểu tại sao. Cũng có thể là những hiềm khích trong nghệ thuật nhưng tôi không quan tâm.
Có lần tôi xem bói, ông thầy bói có nói “Những người trẻ được anh giúp đỡ thường hay phản lại anh”. Tôi cảm ơn ông ta, nhưng vẫn tiếp tục tốt với mọi người chứ không phải vì thế mà tôi cảnh giác với họ. Trong ngôi nhà chung của nghệ thuật thứ bảy, người ta nên ăn ở với nhau tử tế hơn, dồn công sức và trí tuệ để làm ra những bộ phim hay, hơn là bàn mưu tính kế làm hại nhau. Đó là điều kiện tiên quyết để có một nền điện ảnh vững mạnh với những tác ph ẩm thực sự có giá trị. Bây giờ đến tuổi này rồi, tôi chỉ nhớ những điều tốt đẹp, để cho lòng mình thanh thản. Nghệ thuật điện ảnh với bản chất phức tạp giúp ta rèn luyện bản lĩnh kiên định, vững vàng và quyết liệt. Trên tất cả, nhân cách và tài năng của người nghệ sĩ mới là câu trả lời cuối cùng của họ trước dư luận và xã hội.
Theo Vnexpress
Những ngôi trường trăm tuổi ở Hà Nội
Với bề dày lịch sử của mình, Thủ đô Hà Nội có thể tự hào với nhiều ngôi trường có tuổi đời trên dưới một thế kỷ.
Trường ĐH Y Hà Nội
Năm 1902, thực dân Pháp thành lập Trường Đại học Y dược Đông Dương tại Hà Nội. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là một thầy thuốc nổi tiếng thế giới và cũng rất quen thuộc với đất nước Việt Nam: Bác sĩ Yersin.
Từ năm 1902 cho đến năm 1945, các hiệu trưởng nhà trường đều là người Pháp và trường nằm dưới sự điều hành của Trường Đại học Paris, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp. Sau Cách mạng, vào ngày 15/11/1945, Trường Đại học Y dược Việt Nam khai giảng năm học đầu tiên dưới sự điều hành của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1961, Trường tách ra thành hai trường ĐH Dược Hà Nội và ĐH Y Hà Nội.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, trường đã đào tạo nên các thế hệ bác sĩ có nhiều cống hiến xuất sắc cho nền y học Việt Nam như Vũ Đình Tụng, Tôn Thất Tùng, Hoàng Đình Cầu, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ....
Các thành tựu trong các chuyên ngành tim mạch, sốt rét, cắt gan... gắn liền với tên tuổi các giáo sư Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Chung... đã khiến thế giới biết đến nền y học của Việt Nam.
Trường ĐH Quốc gia Hà Nội
Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ra quyết định thành lập ĐH Đông Dương (Université Indochinoise). Năm 1907, ĐH Đông Dương chính thức khai giảng khóa đầu tiên. Đây là cơ sở giáo dục bậc ĐH đầu tiên ở Việt Nam nói riêng và Liên bang Đông Dương khi đó nói chung.
Ngay sau khi khai giảng khóa đầu tiên, vì cho rằng trường đã khích lệ phong trào yêu nước trong năm 1908-1909, thực dân Pháp đã cắt ngân sách và dừng hoạt động của trường trong 9 năm. Trường chỉ hoạt động trởi lại khi Albert Sarraut làm toàn quyền Đông Dương năm 1917.
Sau khi giành chính quyền từ tay người Pháp, ngày 15/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định mở lại ĐH Đông Dương và đổi tên thành Đại học Quốc gia Việt Nam. Năm 1956 trường đổi tên thành ĐH Tổng hợp và từ năm 1993 thì lấy tên ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngày nay, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội đang giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo tầng lớp tri thức xây dựng đất nước trong thế kỷ mới với hệ thống giáo dục uy tín hàng đầu Việt Nam.
Trường THPT Chu Văn An
Trường được thành lập vào năm 1908 với tên Trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat). Người Hà Nội thường gọi trường là trường Bưởi vì trường nằm trên vùng Kẻ Bưởi. Năm 1945, trường được đổi tên thành Chu Văn An, vị danh sư thời Trần.
Lúc mới thành lập, ngôn ngữ chính trong trường là tiếng Pháp, còn tiếng Việt chỉ giữ vị trí thứ yếu. Muốn học ở ngôi trường này, các học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển căng thẳng nên chỉ những học sinh giỏi mới vào được.
Mặc dù được lập ra để đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị, nhưng nhiều học sinh của trường đã trở thành những nhà cách mạng ưu tú như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Văn Lương... những người đã góp phần tô thắm lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Nhiều học sinh khác trở thành những nhà văn hóa, khoa học nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum, Tôn Thất Tùng, Phan Anh, Từ Giấy, Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi...
Ngày nay, trường THPT Chu Văn An là một trong những ngôi trường có thành tích học tốt dạy tốt đứng đầu của giáo dục Hà Nội. Trường cũng là một trong ba trường trung học trọng điểm của Việt Nam.
Trường THCS Trưng Vương
Trong các trường THCS ở Hà Nội, Trưng Vương là ngôi trường lâu đới nhất. Trường được thành lập năm 1917, khi ấy mang tên Đồng Khánh, là một trường dành cho nữ sinh. Sau Cách mạng, trường được đổi tên thành Trưng Vương và dành cho cả học sinh nam và nữ.
Ngày nay, trường THCS Trưng Vương là một trong những lá cờ đầu của giáo dục thủ đô, với nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy.
Một số nhân vật nổi tiếng từng học ở trường Trưng Vương: Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, GS Hoàng Xuân Sính, PGS Tôn Thất Bách, GS Ngô Bảo Châu...
Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Năm 1919, Pháp cho thành lập hai trường Trung học dành cho con em các quan chức cao cấp người Việt tại Đông Dương, là trường Grand Lycée (đào tạo các lớp trên, 16 đến 18 tuổi) và Petit Lycée (đào tạo các lớp dưới, 11 đến 15 tuổi). Trường Petit Lycée chính là trường Trần Phú ngày nay.
Năm 1923, trường Grand Lycée đổi thành trường Albert Sarraut (tên của vị toàn quyền Đông Dương từ năm 1911 - 1919). Năm 1954, trường này chuyển hoàn toàn về trường Petit Lycée. Sau giải phóng, cái tên Albert Sarraut bị xóa bỏ.
Năm 1960, trường được phân chia thành khối buổi sáng là trường phổ thông trung học Hoàn Kiếm, buổi chiều là trường phổ thông trung học Trần Phú. Năm 1995, hai trường này sáp nhập, lấy tên là trường Trung học Phổ thông Trần Phú. Tháng 2/2009 trường đổi tên thành trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm để phân biệt với một trường cùng tên trên địa bàn Hà Tây cũ.
Trong số những người nổi tiếng đã tốt nghiệp từ trường này, có thể nhắc đến những cái tên như Hồ Đắc Di, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Souphanouvong, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Nhược Pháp...
Trường THPT Phan Đình Phùng
Trường THPT Phan Đình Phùng có lịch sử từ năm 1923, với cái tên École Normale Supérieur Đỗ Hữu Vị (phi công đầu tiên của Đông Dương). Thời bấy giờ, ngôi trường này là một trường học lớn dành cho người Việt, về tầm vóc có thể so sánh với trường Bưởi, trường Đồng Khánh.
Ngày nay, Phan Đình Phùng là một trường THPT lớn, có chỉ tiêu tuyển sinh cao trong nội thành Hà Nội. Trong nhiều năm, trường luôn là một trong năm trường THPT của Hà Nội có điểm tuyển học sinh lớp 10 cao nhất thành phố.
24H.COM.VN (Theo Đất Việt)











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hối thúc đưa máy bay B727 bị "bỏ rơi" tại Nội Bài về Cam Ranh

40 mỏ vàng vừa được phát hiện ở Tây Bắc ước tính trị giá bao nhiêu?

Xuất hiện clip chọi trâu nghi ở Nghệ An, chính quyền phủ nhận

Vụ 40 học sinh ở TP Thủ Đức nghi ngộ độc: 2 trường tự gửi mẫu kiểm nghiệm

Người đàn ông rơi từ cầu dẫn vào khu mua sắm chợ Đà Lạt xuống đất

6 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Sài Gòn sau cơn mưa dông

Người đàn ông dùng gậy sắt truy sát cả nhà, 3 người thương vong

Tấm bia cổ trấn yểm tại chùa Cầu, Hội An bị phá hoại

Công an xác minh sự kiện quảng bá nem chua mời tiktoker Thông Soái Ca, Dương XL

Cục CSGT: Xuất hiện tình trạng 'nhờn luật' sau 3 tháng áp dụng Nghị định 168

Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar

Làm pháo lậu ở Hà Nội, nam thanh niên tử vong sau nhiều tiếng nổ
Có thể bạn quan tâm

Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới
Netizen
21:27:47 01/04/2025
Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump
Thế giới
21:20:04 01/04/2025
Quyền Linh tiếc nuối khi chủ cửa hàng bị nữ quản lý xinh đẹp từ chối
Tv show
21:02:17 01/04/2025
'Aquaman' Jason Momoa công khai tình tứ với người tình sau ly hôn
Sao âu mỹ
20:59:26 01/04/2025
Bữa cơm cuối cùng trước khi ly hôn vợ khiến tôi khóc cạn nước mắt
Góc tâm tình
20:57:01 01/04/2025
Bạn đời, khán giả bồi hồi nhớ Trương Quốc Vinh
Sao châu á
20:55:51 01/04/2025
Sát hại đồng nghiệp bảo vệ, người đàn ông ở TPHCM lĩnh án
Pháp luật
20:53:21 01/04/2025
Một sao Việt huỷ show tại nước ngoài, lý do làm fan lo lắng
Nhạc việt
19:51:57 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
Hậu trường phim
19:48:39 01/04/2025