Đang hạ cánh xuống Côn Đảo, máy bay lại va phải chim, hàng loạt chuyến bay bị hủy
Một máy bay Bamboo Airways chặng Đà Nẵng – Côn Đảo va chạm với chim lúc hạ cánh ngày 3-5. Sự cố khiến máy bay phải tạm dừng hoạt động và hàng loạt chuyến bay bị hủy.
Máy bay của Bamboo Airways đang khai thác sân bay Phù Cát – Ảnh: C.TRUNG
Chiều 3-5, Hãng Bamboo Airways cho biết chuyến bay QH1063 hành trình từ Đà Nẵng ra Côn Đảo ngày 3-5 khi chuẩn bị hạ cánh thì va phải chim. Do đó, máy bay phải tạm dừng khai thác để khắc phục lỗi.
Bị ảnh hưởng dây chuyền, 8 chuyến bay đã bị hủy (chặng Côn Đảo – Cần Thơ; Côn Đảo – Đà Nẵng; Hà Nội – Rạch Giá; Thanh Hóa – Côn Đảo…). Ngoài ra, một số chuyến bay bị ảnh hưởng.
Trước đó ngày 21-4, chuyến bay VN1500 từ Đà Lạt hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa), sau khi vào bãi đỗ đã được phát hiện bị vỡ ống dầu phanh, bên cạnh có xác chim.
Video đang HOT
Lúc này máy bay chuẩn bị đón khách từ Thanh Hóa đi Đà Lạt. Vietnam Airlines sau đó đã điều động một máy bay khác từ Nội Bài đến Thọ Xuân thay thế, khiến hành khách bị chậm gần 4 giờ so với lịch khởi hành.
Hiện nay Bamboo Airways đang khai thác 6 chặng bay kết nối Côn Đảo với TP.HCM, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Còn Công ty Bay dịch vụ hàng không Việt Nam (VASCO) khai thác 80 chuyến/tuần giữa TP.HCM – Côn Đảo, 5 chuyến/tuần giữa Cần Thơ – Côn Đảo và 21 chuyến/tuần giữa Hà Nội – Điện Biên.
Cổ phiếu Vietnam Airlines bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu HVN bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Vietnam Airlines năm 2020 âm 10.927 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 9.327 tỷ.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây có quyết định đưa cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã cổ phiếu HVN) vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/4.
Lý do được đưa ra là lợi nhuận sau thuế của cổ đông Vietnam Airlines năm 2020 là âm 10.927 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm 9.327 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo tại HoSE.
Năm 2020 là năm khó khăn đối với ngành hàng không. Từ 1/4, các đường bay quốc tế thường lệ của Vietnam Airlines bắt đầu được nối lại. Ảnh: Hoàng Hà .
Cụ thể, điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HoSE quy định chứng khoán bị cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).
Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Cổ phiếu của doanh nghiệp cũng thuộc diện cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (lỗ lũy kế, có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).
Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/4, giá cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đứng ở mức 33.150 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 710.000 đơn vị. So với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 một vài tháng, giá HVN hiện tại không thay đổi nhiều.
Năm 2020, hãng hàng không quốc gia ghi nhận tổng doanh thu 40.613 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lũy kế cả năm, hãng lỗ sau thuế 11.098 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines ở mức âm 6.379 tỷ đồng. Dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của doanh nghiệp dương 3.271 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh thu hồi công nợ và các khoản phải thu. Dòng tiền thuần hoạt động tài chính dương 1.797 tỷ đồng, đến từ các khoản vay tài chính.
Cả năm 2020, tổng tài sản của Vietnam Airlines giảm từ 76.455 tỷ đồng xuống còn 62.967 tỷ đồng. Lỗ do ảnh hưởng của Covid-19 khiến vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giảm còn 1/3, ở mức 6.141 tỷ đồng.
Đầu tháng 1, Chính phủ đã đồng ý cho Vietnam Airlines vay ưu đãi qua Nghị quyết 194 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vietnam Airlines sẽ được vay có tài sản đảm bảo không quá 4.000 tỷ đồng với lãi suất thấp để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
Đồng thời, Vietnam Airlines được phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được yêu cầu thực hiện quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước tại Vietnam Airlines. Hãng dự kiến thu về khoảng 8.000 tỷ đồng từ hoạt động này để bổ sung vào dòng tiền.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hãng dự kiến có lãi trở lại từ năm 2023 và hết lỗ lũy kế vào năm 2025 trên cơ sở dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu di chuyển, du lịch nội địa và quốc tế được phục hồi.
Tái cấp vốn lãi suất 0% đối với TCTD sau khi cho VNA vay Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 04/2021/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của...