Đang giảng bài, thầy giáo bỗng dừng lớp học, rủ học sinh chứng kiến cảnh tượng hiếm có
Xác suất xuất hiện cầu vồng tương đối thấp nên thầy giáo muốn chia sẻ cảnh đẹp đến học sinh của mình.
Cách đây vài ngày, tại một ngôi trường trung học thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), một thầy giáo dạy môn Địa lý đã cho học sinh tạm ngừng giờ tự học để chứng kiến cầu vồng ở hướng Đông và ráng chiều ở hướng Tây. Các sắc màu sau khi Mặt Trời lặn rất đẹp và rực rỡ được gọi là ráng chiều.
Sau sự việc, thầy giáo đã nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người về việc dạy học theo cách thực tế.
Thầy giáo Lương tiết lộ với phóng viên rằng, thời điểm đó trời vừa đổ cơn mưa, một cầu vồng tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời vào lúc xế chiều. Xác suất xuất hiện cầu vồng tương đối thấp nên thầy giáo muốn chia sẻ cảnh đẹp đến học sinh của mình.
Cầu vồng ở hướng Đông.
Ráng chiều ở hướng Tây.
Ngay trong giờ tự học, thầy Lương đã nói rằng: ‘Được rồi, các em có thể tạm ngừng việc giải đề’. Khi học sinh ngơ ngác không hiểu ngụ ý của thầy, thầy giáo liền nói thêm: ‘Các em hãy nhìn ra cửa sổ, hướng Đông, có cầu vồng’.
Khi nhìn thấy cầu vồng, học sinh trong lớp đều tỏ ra phấn khích và reo lên vui mừng trước cảnh tượng thiên nhiên đẹp đẽ.
Thầy Lương cho biết: ‘Nếu tôi là giáo viên dạy môn văn, tôi sẽ cho học sinh viết bài cảm nhận sau khi ngắm cầu vồng. Tuy nhiên, tôi là giáo viên dạy môn Địa lý nên tôi yêu cầu học sinh suy nghĩ về nguyên nhân hình thành cầu vồng. Tôi muốn sử dụng phong cảnh để mở rộng kiến thức liên quan cho học sinh, dành một tiết tự học để đổi lấy khoảnh khắc đẹp đẽ này là điều rất đáng quý’.
Qua sự việc này, thầy giáo Lương muốn nhắn nhủ rằng kiến thức tồn tại ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Ngoài việc giảng dạy nội dung trong sách giáo khoa, dạy học sinh biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống thú vị từ nhiều góc độ, và cuối cùng phát triển thành tình yêu thiên nhiên, hiểu cuộc sống, đó là cách giáo dục thực tế mà giáo viên nên dành cho học sinh của mình.
Cô giáo thành tâm điểm chỉ trích vì 1 hành động với học sinh giữa trời rét run, nhưng câu trả lời bất ngờ lật ngược tình thế
Đoạn video chỉ vỏn vẹn 10 giây đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, và hầu hết cư dân mạng đều cho rằng nó rất "truyền cảm hứng".
Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin, ngày 4/1, một đoạn video có tiêu đề: "Cô giáo đưa học sinh đi xem công trường vào giờ tự học buổi tối" được lan truyền trên mạng và gây xôn xao dư luận. Trong video, một nhóm học sinh đứng ngoài hành lang, ở nhiệt độ âm 3 độ C và nhìn những người công nhân trên nóc tòa nhà phía đối diện đang bận rộn dưới ánh đèn hàn lấp lánh ...
Một số phụ huynh đã nhận ra tấm lưng của con mình trong video và dành cho cô Han nhiều lời khen ngợi. (Ảnh cắt từ clip)
Video ngay sau khi được chia sẻ đã được bàn tán rất nhiều trên mạng. Khi một phóng viên liên hệ cô Han, người trong video, hiện là giáo viên của một trường trung học cơ sở ở Liên Vân Cảng, Giang Tô. Cô cho rằng: " Mục đích cho 65 học sinh đi thực tế cuộc sống công nhân là để học sinh nhận ra cha mẹ kiếm tiền khó khăn như thế nào, hướng dẫn các em biết hiếu thuận với cha mẹ và chăm chỉ học tập".
"Tôi không ngờ video học tập và cuộc sống hàng ngày của một học sinh lại có thể thu hút sự chú ý của cư dân mạng đến vậy" , cô giáo Han chia sẻ. Theo cô, hầu hết các em đều xuất thân từ các gia đình nông thôn. Mức sống ở các vùng nông thôn nhìn chung đã được cải thiện, nhiều trẻ em không phải làm ruộng trong thời gian học tập như học sinh những năm 1970 và 1980. Cô muốn cho bọn trẻ biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng thông qua kiểu "quan sát" này.
Mưu sinh giữa đêm dưới cái rét âm 3 độ C thật không dễ dàng gì. (Ảnh minh họa)
Cô giáo Han cho biết ban đầu bọn trẻ vẫn cười đùa và gây ồn ào nhưng ngay sau đó cảnh tượng đã lắng dịu. "Tôi nói với các cháu là vào thời điểm quan trọng khi nhà thi đấu đang thi công thì không thể ngừng đổ bê tông. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì người lao động cũng phải hoàn thành công việc của mình. Nhiều bậc cha mẹ đang làm việc chăm chỉ cho gia đình và xã hội như thế này" . Các bạn trong lớp nghe xong đều im lặng theo dõi, không ai lên tiếng. "Tôi tin rằng các em nhỏ đã xúc động" , cô Han nói.
Sau khi đoạn video được gửi đi, một số phụ huynh đã nhận ra tấm lưng của con mình và dành cho cô Han nhiều lời khen ngợi.
Cách hiệu quả để dạy trẻ về lòng biết ơn
Nhiều người cho rằng, ngày nay, do điều kiện sống tốt hơn nên trẻ em không biết trân trọng cơ hội học tập, ham vui, không chịu khó, thiếu động lực và mục tiêu trong học tập.
Làm thế nào để giáo dục trẻ biết ơn, trân trọng cơ hội học tập, chăm chỉ học tập thì nhiều thầy cô giáo đã dày công nghiên cứu, nhưng dù giảng hay đến đâu thì cũng không bằng trải nghiệm thực tế. Vì vậy cách làm của cô giáo là rất hợp lý.
Đây cũng là một cách giáo dục lòng biết ơn hiệu quả. Trẻ hiểu rằng bố mẹ không dễ dàng gì để đảm bảo cuộc sống đầy đủ. Đồng thời, muốn có cuộc sống tốt hơn cha mẹ thì phải trân trọng cơ hội học tập hiện tại.
Một học sinh cho biết, nhìn thấy những công nhân làm việc trong đêm lạnh âm 3 độ C, lúc đó cậu rất xúc động, động lực học tập cũng tăng lên rất nhiều. "Lúc đó, tôi nghĩ đến bố mẹ mình. Từng đồng họ kiếm được không hề dễ dàng. Tất cả những gì chúng tôi có thể trả ơn bố mẹ là học hành chăm chỉ, trúng tuyển vào một trường đại học tốt và giành lấy vinh quang".
Cách tiếp cận của giáo viên này giống với những gì ông Giang, một giáo viên nổi tiếng ở Trung Quốc, đã nói trong một bài phát biểu tại trường trung học cơ sở Hành Thủy: Nếu con bạn không muốn học, bạn có thể đưa con đến 4 nơi, thứ nhất là bến xe, thứ hai là nhà ga, thứ ba là ga tàu cao tốc, thứ tư là sân bay.
Tại bến xe, bạn có thể xem những người chen chúc trên xe buýt mặc quần áo gì, họ nói gì, hút thuốc lá gì và phẩm chất của họ ra sao. Sau đó ra ga xe lửa, ra ga tàu cao tốc, ra sân bay. Sau đó, bạn nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.
Quan điểm của tôi rất rõ ràng, trẻ em nên trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn. Cha mẹ chúng ta luôn che giấu nỗi khổ, niềm đau, để lại những mặt tươi sáng nhất cho con cái, để rồi nhiều đứa trẻ không thấy được bản chất của cuộc đời.
Hãy cho trẻ biết cuộc sống là như thế nào, để trẻ trải qua cơn đau rát dưới cái nắng như thiêu đốt, và cảm nhận được cơn nhức mỏi ở vai, điều này thực sự có ảnh hưởng tích cực đến thành tích của trẻ trong lớp", người này nói.
Với ý kiến cho rằng hành động của cô giáo là phân biệt đối xử với tầng lớp lao động tay chân, nhiều người bày tỏ, không thể phủ nhận người lao động chân tay làm việc nhiều hơn người lao động trí óc, thu nhập thấp hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn. Vì vậy, hầu hết tất cả họ đều hy vọng thế hệ sau có thể học tập chăm chỉ và sống bằng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thay vì bán sức lực của mình.
Trong khuôn viên trường, chỉ cần học hành chăm chỉ, bạn sẽ được khen thưởng xứng đáng. Đừng đợi bao nhiêu năm chịu đựng những vất vả của cuộc sống rồi mới nhận ra cuộc sống học tập mệt mỏi nhất hôm nay chính là lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời. Đừng đợi nhiều năm đủ mất mát cuộc đời mới nhận ra rằng thay đổi vận mệnh cuộc đời mình thông qua việc đọc sách hóa ra lại là con đường thành công thuận lợi và công bằng nhất.
Viết dòng chữ vào bài kiểm tra mà nữ sinh bị trừ ngay 1 điểm, tưởng bi thảm hóa ra lý do khiến ai thấy cũng cười xỉu Bài kiểm tra của nữ sinh khiến cộng đồng mạng không thể nhịn cười bởi sự mặn mòi và hài hước. Với học sinh, làm những bài kiểm tra 15 phút hay 1 tiết là việc làm thường xuyên nhằm củng cố kiến thức đã học, đồng thời cũng giúp giáo viên có thang điểm đánh giá quá trình học tập của học...