Đang gặp khó do dịch Covid-19, tiểu thương Đắk Lắk ấm lòng khi được hỗ trợ
Tạm ngừng kinh doanh để kiểm soát dịch bệnh, không ít hộ kinh doanh tại Đắk Lắk gặp khó khăn.
Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ đã khiến các tiểu thương ấm lòng khi được quan tâm, chia sẻ.
Gần 10 năm nay, chị Nguyễn Minh Anh (ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thuê mặt bằng để mở quán cà phê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Việc kinh doanh của chị gặp nhiều thuận lợi khi sở hữu vị trí đẹp, thu hút nhiều lượt khách ghé tới mỗi ngày.
Nhưng từ giữa năm 2021 đến nay, ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, quán cà phê của chị nhiều đợt phải tạm ngừng hoạt động, chỉ được bán mang về hoặc tạm dừng hoạt động.
Nhiều quán cà phê tại TP Buôn Ma Thuột phải tạm ngưng hoạt đồng do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Khó khăn nhất đối với chị Nguyễn Minh Anh là khoản tiền thuê mặt bằng hàng tháng. Chị đang sử dụng các khoản tiền tiết kiệm để cầm cự, duy trì qua mùa dịch.
Sau khi nghe cán bộ phường thông báo, hướng dẫn về gói hỗ trợ hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên do dịch bệnh, chị Nguyễn Minh Anh đã nhanh chóng mang hồ sơ đến phường nộp và được tiếp nhận.
“Được hỗ trợ trong thời gian khó này dù ít hay nhiều đều rất quý. Chúng tôi rất phấn khởi trước thông tin sẽ nhận được gói hỗ trợ sớm và nhanh nhất”, chị Nguyễn Minh Anh bày tỏ.
Tiểu thương buôn bán tại chợ phấn khởi trước thông tin sẽ nhận được gói hỗ trợ.
Còn theo bà Đặng Thị Kim Loan (tiểu thương buôn bán tại chợ ở TP Buôn Ma Thuột), từ nhiều tuần qua, các tiểu thương đã nhận được thông tin từ Ban quản lý chợ về việc hỗ trợ cho các tiểu thương phải tạm dừng hoạt động vì ảnh hưởng dịch Covid-19.
“Từ khi dịch bùng phát đến nay, việc buôn bán của tôi tại chợ liên tục bị tạm dừng, ngắt quãng. Gói hỗ trợ sẽ động viên, an ủi tiểu thương chúng tôi ở giai đoạn khó khăn chung này”, bà Đặng Thị Kim Loan nói thêm.
Theo một số tiểu thương, gói hỗ trợ sẽ dành cho hộ tạm ngừng buôn bán 15 ngày liên tục trở lên. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thời gian dừng hoạt động không đủ 15 ngày liên tục hoặc ngắt quãng nhưng tổng số ngày ngừng hoạt động nhiều hơn cả 15 ngày nên mong muốn cơ quan các cấp có phương án hỗ trợ hợp lý.
Video đang HOT
Trên 50.000 lao động Đắk Lắk được nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 68.
Theo ông Vũ Quang Tuyến, Chi cục Trưởng Chi cục Thuế TP Buôn Ma Thuột, sau khi UBND xã, phường có danh sách các hộ kinh doanh, phía Chi cục thuế giám sát lại để tiếp tục đề xuất lên UBND thành phố rồi trình UBND tỉnh phê duyệt, mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/hộ.
Cũng theo Chi cục Trưởng Chi cục Thuế TP Buôn Ma Thuột, trước mắt sẽ giải quyết cho các hộ có giấy phép kinh doanh, còn những hộ chưa có giấy phép mà vẫn đóng thuế sẽ được hướng dẫn làm giấy phép bổ sung cho đợt tiếp theo. Tất cả hồ sơ sẽ nộp tại xã, phường, cơ quan thuế sẽ cắt cử người theo dõi, hướng dẫn.
Theo Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk, thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ đến 9/11 nhóm chính sách với trên 50.000 lao động sẽ được thụ hưởng chính sách, tổng số tiền gần 18,2 tỷ đồng.
Để kịp thời tiếp nhận, giải đáp những thắc mắc về gói hỗ trợ, Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk công bố số điện thoại đường dây nóng 0825850494.
Đồng thời, Sở thường xuyên đôn đốc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Vì sao số người lao động ở miền Tây nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 68 còn ít?
Mặc dù ngành lao động An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ đến người lao động mất việc vì Covid-19.
Nhưng đến nay, nhóm lao động này nhận hỗ trợ còn quá ít, vì sao?
Người lao động "mất việc"... nhận hỗ trợ còn quá ít
Theo lãnh đạo các Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Thủ tướng Chính phủ luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm.
Sở phối hợp với các quận, huyện khẩn trương triển khai khi các văn bản của Chính phủ và UBND tỉnh có hiệu lực. Nhờ đó, nhiều chính sách hỗ trợ đạt tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH các tỉnh này, tính đến ngày 1/9, số lượng người lao động (chính sách 4,5,6 Nghị quyết 68), nhận hỗ trợ còn khiêm tốn.
Con số người lao động nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ còn khá thấp ở nhiều tỉnh, thành miền Tây.
Cụ thể, tại Kiên Giang, đến nay mới chi hỗ trợ 90 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Riêng số lao động ngừng việc đến nay chưa có hồ sơ nào.
Còn đối với nhóm người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Kiên Giang đang tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của 10 lao động.
Tại An Giang, đối với nhóm lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tỉnh đã chi hỗ trợ cho 632 người lao động. Nhóm lao động ngừng việc đã chỉ 8 lao động và nhóm người lao động chấm dứt hợp động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ 2 lao động.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ cho nhóm lao động tự do nhiều tỉnh đã giải ngân trên 50%.
Còn tại Đồng Tháp, nhóm lao động "mất việc" do dịch Covid-19 được nhận hỗ trợ khả quan hơn. Cụ thể, đối với nhóm lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tiếp nhận hơn 2.100 lao động, xét duyệt chi hỗ trợ hơn 1.700 lao động.
Tuy nhiên, với nhóm người lao động ngừng việc chưa có hồ sơ nào; Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ 76 lao động.
Doanh nghiệp chưa "mặn mà" vay vốn?
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương cho công nhân ngừng việc, toàn tỉnh Đồng Tháp có 4 doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ đào tạo, duy trì sản xuất đến nay chưa có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ vay vốn.
Còn tại An Giang, có 17 doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng. Nhưng đến nay chưa có doanh nghiệp nào nộp hồ sơ vay vốn đào tạo, duy trì sản xuất.
Tại Kiên Giang, đến nay chỉ có 2 doanh nghiệp vay vốn trả lương cho công nhân ngừng việc với số tiền hơn 170 triệu đồng và một doanh nghiệp được vay vốn đào tạo, duy trì việc làm cho 70 lao động.
Nguyên nhân nào?
Khi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang được UBND tỉnh giao chủ trì phối hợp với các huyện, thành phố triển khai các gói hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68, Sở LĐ-TB&XH Kiên Giang khẩn trương vào cuộc với tinh thần "làm hết việc, không hết giờ".
Tuy nhiên, đối với các đối tượng thuộc chính sách 4,5,6 số lượng người lao động nhận hỗ trợ đến nay vẫn còn rất thấp.
Theo ông Đặng Hồng Sơn- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang, người lao động thuộc chính sách 4,5,6 nhận hỗ trợ chưa cao là có nhiều nguyên nhân. Tỉnh Kiên Giang áp dụng Chỉ thị 16 trong công tác phòng, chống dịch khiến các đơn vị sử dụng lao động và người lao động chưa thể ngồi lại với nhau làm biên bản thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng.
Hơn nữa khi doanh nghiệp đóng cửa, người lao động về quê, hay người lao động nằm trong khu phong tỏa, cách ly tập trung,... cũng không thể nộp hồ sơ nhận hỗ trợ.
Một trong những nguyên nhân người lao động nhận hỗ trợ còn ít là do thực hiện cách ly xã hội và thời hạn nộp hồ sơ kéo dài đến 31/12.
Ông Đặng Hồng Sơn cũng cho rằng: "Thời gian nộp hồ sơ nhận hỗ trợ kéo dài đến 31/12 mới hết hạn cũng là nguyên nhân doanh nghiệp, người lao động chưa vội hoàn thành hồ sơ để nhận trợ cấp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ".
Còn theo lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp, mặc dù số lượng người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, không nhận lương, đạt tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lao động chưa thực hiện được hồ sơ là vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, một số doanh nghiệp chỉ thu hẹp sản xuất, không dừng hẳn sản xuất nên người lao động không đủ điều kiện nhận hỗ trợ.
Còn đối với chính sách cho doanh nghiệp vay vốn trả lương cho công nhân ngừng việc, đào tạo nghề, duy trì sản xuất. Theo ông Đặng Hồng Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang, chính sách rất hữu ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, đối với các doanh nghiệp còn duy trì hoạt động sản xuất đang tập trung sản xuất và chống dịch.
Đối với chính sách cho doanh nghiệp vay vốn trả lương công nhân ngừng sản xuất hoặc gói vay duy trì sản xuất, đến thời điểm 1/9, con số doanh nghiệp nộp hồ sơ vay cũng khiêm tốn.
Còn đối với doanh nghiệp đã ngừng sản xuất thì không "mặn mà" với việc vay vốn. Vì công nhân chưa trở lại doanh nghiệp. Do vậy việc vay vốn đào tạo nghề, duy trì sản xuất chưa phù hợp trong thời gian này.
Ông Châu Văn Ly - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang - cho biết: "Hiện tại tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 và yêu cầu người dân "ai ở đây ở yên đó" để chống dịch. Vì thế, đây cũng là lý do, người lao động, đơn vị sử dụng lao động chưa khẩn trương tìm đến gói hỗ trợ mà lo tập trung phòng, chống dịch.
Riêng gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, duy trì sản xuất kéo dài đến tháng 3/2022 nên các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến gói vay ưu đãi này, vì thời gian còn khá dài.
Dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19, thôn lại 'vận động' đóng tiền xây dựng nông thôn mới Sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 theo nghị quyết 68, Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) "vận động" bà con nộp lại tiền hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương. Bà P.T.K cùng lá đơn khiếu nại về việc cán bộ thôn Thạnh Mỹ...