Đang đông, Cẩm Xuyên đã lo chống hạn vụ hè thu năm sau
Đến thời điểm này, các hồ đập trên địa bàn Cẩm Xuyên ( Hà Tĩnh) đã ở mức báo động nguồn nước cấp phục vụ sản xuất. Vì vậy, tuy mới đầu đông nhưng huyện đã phải tính các biện pháp phòng chống thiếu nước cho vụ hè thu năm sau.
Đã qua mùa mưa nhưng nước cao trình ở hồ Kẻ Gỗ chỉ đạt 24,74m/32,5m
Mặc dù đã hết mùa tích nước nhưng mực nước các hồ đập trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đều đạt thấp so với trung bình những năm trước đây. Cụ thể, hồ Kẻ Gỗ mực nước 24,74 m/32,5m, dung tích 155 triệu/345 triệu m3, đạt 45% so với thiết kế; hồ Sông Rác mực nước 20,59/23,2m, dung tích 85 triệu/124,5 triệu m3, đạt 68% so với thiết kế; hồ Thượng Tuy mực nước 19,65m/24,5m, dung tích 9,13 triệu/18,9 triệu m3, đạt 48,3% so với thiết kế.
Anh Nguyễn Văn Khoa – cán bộ quản lý vận hành tràn xã lũ Dốc Miếu – hồ Kẻ Gỗ cho biết: “Những năm trước, đến tháng 6 thường phải xả lũ để “đón” mùa mưa, nhưng riêng năm nay, không phải xã lũ và đã qua mùa mưa mà mực nước trong hồ rất thấp. Năm ngoái, tính đến ngày 15/11, nước cao trình trong hồ còn 30.48 m nhưng năm nay chỉ đạt được 24.83 m, trong đó đã có đến 6 m nước chết”.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương và của tỉnh Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm 2019, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng Elnino (ấm nóng và ít mưa), do vậy lượng nước sẽ tiếp tục thiếu hụt. Vì vậy, đến thời điểm này, tuy mới đầu vụ Đông nhưng các địa phương ở trên địa bàn Cẩm Xuyên đã tích cực triển khai các biện pháp chống hạn.
Cẩm Bình hỗ trợ các ca máy triển khai chiến dịch cao điểm phá bờ thửa nhỏ thành bờ thửa lớn, giữ nước tự nhiên phục vụ sản xuất và nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng
Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình Nguyễn Thiên Toàn cho biết: “Từ ngày 22-30/11, xã đã tổ chức ra quân đồng loạt xóa bờ thửa, đắp phụ bờ vùng giữ nước, điều chỉnh mặt bằng khu vực và tiến hành cày, phay làm đất đối với các vùng đủ nước. Triển khai chiến dịch này, một mặt để tăng giá trị/đơn vị diện tích, mặt khác nhằm tận dụng nguồn nước tự nhiên để sản xuất, tiết kiệm nguồn nước tưới cho vụ Xuân để dành cho vụ hè thu sang năm.
Để đạt được mục tiêu này, xã đã có chính sách khuyến khích các thôn xóm và bà con nhân dân. Cụ thể, các đơn vị triển khai trong vụ Xuân 2019 được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/vùng có quy mô 5 ha trở lên. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình cụ thể của khu vực chuyển đổi, nếu phải bổ sung bờ vùng để giữ nước tốt, BCĐ xã phối hợp với thôn kiểm tra khối lượng để hỗ trợ cho các thôn thuê máy đào đắp, đảm bảo giữ nước tốt”.
Video đang HOT
Đến thời điểm này, Cẩm Xuyên đã có 7 xã, thị trấn (bao gồm: Xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Quang, thị trấn Cẩm Xuyên, Cẩm Vịnh, Cẩm Yên và Cẩm Hà) triển khai phá bờ thửa nhỏ thành bờ thửa lớn. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc giữ nước tự nhiên và tiết kiệm nước trong phục vụ sản xuất.
Các xã, thị trấn ở Cẩm Xuyên ra quân hưởng ứng đợt cao điểm phá bờ thửa nhỏ thành bờ thửa lớn gắn với thủy lợi nội đồng, tích nước tự nhiên phục vụ sản xuất
Chủ tịch UBND xã Cẩm Xuyên Phạm Đăng Nhật cho biết: “Nguy cơ thiếu nước cho vụ hè thu đang là nhãn tiền, nếu không thực hiện đồng bộ các giải pháp chống hạn tốt và tưới tiết kiệm thì lượng nước chỉ đáp ứng sản xuất vụ xuân và thiếu trầm trọng cho vụ hè thu năm 2019 cả về nước tưới cho sản xuất và phục vụ dân sinh”.
Việc phá bờ thửa nhỏ thành bờ thửa lớn không chỉ để tăng giá trị trên đơn vị diện tích mà còn có ý nghĩa trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, huyện tiếp tục phát động đợt cao điểm ra quân phá bờ thửa nhỏ trong toàn huyện; trong đó phát động toàn dân đắp bờ vùng bờ thửa để giữ nước tại ruộng 100% diện tích; đắp 100% các trục tiêu chính để giữ nước tại ruộng khi có mưa; nạo vét 100% các tuyến tưới tiêu nội đồng. Đồng thời, phối hợp với Công ty thủy lợi Nam Hà Tĩnh nạo vét các trục tưới tạo nguồn, các tuyến kênh dẫn nguồn cho hệ thống trạm bơm; kiểm tra các trạm bơm để có phương án khắc phục sửa chữa kịp thời.
Biện Nhung – Thúy Ngọc
Theo Baohatinh
Sáng 25-11: Bão số 9 cách Vũng Tàu 60 km, gió bắt đầu mạnh lên
4 giờ sáng nay, 25-11, vị trí tâm bão cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Theo ghi nhận của phóng viên Pháp Luật TP.HCM tại hiện trường , vào lúc 5 giờ 50' sáng nay, 25-11, Vũng Tàu đang có mưa nhẹ, gió mạnh lên từng đợt và đang ngày một lớn hơn. Các đường phố đều vắng vẻ.
Đường phố Vũng Tàu sáng sớm nay: Ảnh: THANH TUYỀN
Khu vực Cần Giờ (TP.HCM), Bến Tre trời cũng đang âm u và mưa nhẹ. Các lực lượng vẫn đang túc trực bão từ đêm qua đến giờ.
Biển Cần (TP.HCM) giờ sáng nay. Ảnh: Q.VŨ
Bản tin dự báo mới nhất (phát lúc 5h sáng) của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương về cơn bão số 9 cho hay: Hồi 4 giờ sáng nay, ngày 25-11, vị trí tâm bão cách Vũng Tàu khoảng 60km, cách Bến Tre 110km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 11-12; sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16 giờ ngày 25-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Cam pu chia.
Hình ảnh mây vệ tinh mới nhất của bão số 9 được Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương phát đi trong bản tin 5h sáng ngày 25-11.
Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày và đêm nay (25-11) có mưa rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy. Nguy cơ rất cao mưa lớn kết hợp triều cường gây ngập lụt diện rộng.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7m, vùng gần bờ cao 2-4m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 8; biển động.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; riêng vùng ven biển Nam Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100mm.
Từ đêm nay (25-11) đến đêm 27-11, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên mưa to đến rất to mở rộng ra các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa, lượng mưa phổ biến: các tỉnh Quảng Trị, Khánh Hòa (50-80mm/ngày); ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên (80-150mm/ngày); ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (100-200mm/ngày).
Cảnh báo lũ: Từ nay đến 28-11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức báo động (BĐ) 2-BĐ3 và trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo PLO
Tâm bão số 9 áp sát Phú Quý: Nhà dân tốc mái, cây đổ rạp bên đường Bão số 9 áp sát huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) gây mưa to gió lớn, khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, cây xanh đổ rạp bên đường. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, hồi 7h ngày 24/11, vị trí tâm bão số 9 (Usagi) cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 190km, cách...