Đảng đối lập Myanmar khai trừ cựu chủ tịch
Cựu chủ tịch đảng Đoàn kết và phát triển đối lập ở Myanmar, ông Shwe Mann cùng 16 đồng minh của ông này bị khai trừ khỏi đảng vì “không tuân thủ các quy định và nguyên tắc của đảng”
Cựu chủ tịch đảng Đoàn kết và phát triển Shwe Mann – Ảnh: Reuters
Trang Big News Network ngày 24.4 dẫn lời ông Tint Zaw thuộc Ủy ban Trung ương đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập ở Myanmar cho biết cựu Chủ tịch đảng Shwe Mann cùng 16 đồng minh của ông này bị khai trừ vì “không tuân thủ các quy định và nguyên tắc của đảng”.
Quyết định được đưa ra tại một cuộc họp các lãnh đạo cấp cao của USDP nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử bổ sung sắp tới. Ông Tint Zaw không nói rõ những quy định mà 17 đảng viên nói trên đã vi phạm, nhưng tỏ ý cho thấy có sự liên hệ giữa diễn biến này với việc ông Shwe Mann chấp nhận làm Chủ tịch Ủy ban Đánh giá các vấn đề pháp lý và các trường hợp đặc biệt, theo đề nghị của lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Aung San Suu Kyi hồi tháng 2. Chức năng của ủy ban này là hỗ trợ Ủy ban Dự luật của quốc hội Myanmar.
Ông Shwe Mann có mối quan hệ chặt chẽ với giới quân sự ở Myanmar, nhưng đồng thời cũng là “đồng minh” của bà Aung San Suu Kyi – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ông Shwe Mann nắm giữ vai trò Chủ tịch Hạ viện Myanmar trong 5 năm cho đến tháng 1.2016, khi các nghị sĩ thuộc NLD nhậm chức sau thắng lợi áp đảo của đảng này trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11.2015.
Là một cựu tướng lĩnh, ông Shwe Mann có mối quan hệ chặt chẽ với giới quân sự vốn cầm quyền tại Myanmar trong hơn 50 năm. Tuy nhiên, ông cũng bị coi là một “đồng minh” của bà Suu Kyi do có lập trường gần gũi với người hiện giữ chức Cố vấn nhà nước Myanmar.
Khang Huy
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi làm 'siêu bộ trưởng' ở Myanmar
Quốc hội Myanmar ngày 22.3 công bố danh sách 18 bộ trưởng được đề cử cho nội các mới, bao gồm thủ lĩnh đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ Aung San Suu Kyi.
Bà Aung Suu Kyi là phụ nữ duy nhất được đề cử tham gia nội các - Ảnh: AFP
Tên của bà Aung San Suu Kyi được nêu đầu tiên trong danh sách do Chủ tịch quốc hội Mann Win Khaing Than đọc trước các nghị sĩ trong phiên họp kéo dài chỉ 15 phút.
"Tôi xin trình bày danh sách những người sẽ trở thành bộ trưởng liên bang do Tổng thống đắc cử Htin Kyaw trình lên quốc hội", AFP dẫn lời ông Khaing Than phát biểu tại cuộc họp.
Mặc dù các chức danh cụ thể của bà Suu Kyi và những người được đề cử không được công bố, nhưng một danh sách khác do Reuters và BBC thu thập được từ các nguồn tại quốc hội cho thấy tên của bà Suu Kyi được đặt cạnh đến 4 bộ và cơ quan ngang bộ, gồm Văn phòng Tổng thống, Ngoại giao, Điện lực - Năng lượng, Giáo dục.
Một thành viên cao cấp của đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) nói với Reuters rằng tên của bà Suu Kyi được đặt trước nhiều bộ vì một số ứng viên từ chối tham gia nội các vào giờ chót.
Việc giữ chức ngoại trưởng sẽ giúp bà Suu Kyi có chân trong Hội đồng quốc phòng và an ninh, một nhóm cố vấn quan trọng của tổng thống với hầu hết thành viên thuộc quân đội.
Theo các quy định chính trị phức tạp của Myanmar, vai trò thành viên nội các đồng nghĩa với việc bà Suu Kyi phải từ bỏ chức danh chính thức là thủ lĩnh của NLD, đảng đã giành được chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 11.2015. Bị cấm trở thành tổng thống theo quy định của Hiến pháp hiện hành, bà Suu Kyi đã thề điều hành đất nước thông qua người ủy nhiệm, và trong tuần qua người phụ tá tin cẩn nhất của bà - ông Htin Kyaw - được bầu làm tổng thống mới của Myanmar.
Nội các mới của Myanmar sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng tới sau khi quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn trong tuần này.
Thông báo ngày 22.3 cũng đã chấm dứt sự đồn đoán về việc liệu bà Suu Kyi có chọn vai trò tương tự bà Sonia Gandhi ở Ấn Độ, người đã phát huy ảnh hưởng lên chính quyền của đảng Quốc đại dù không giữ vai trò nào trong chính phủ. "Bà Suu Kyi muốn là trái tim của chính phủ. Bà muốn làm điều đó một cách phù hợp, chính thức và hợp pháp", AFP dẫn lời ông Trevor Wilson, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc và là cựu Đại sứ Úc tại Myanmar, nhận định. Ông nói thêm rằng bằng việc tham gia nội các, nữ thủ lĩnh NLD sẽ có thể duy trì "sự quan sát chặt chẽ với những việc quan trọng đối với bà".
Ông Win Htein, một thành viên NLD thân cận với bà Suu Kyi, nói với Reuters: "Bà ấy nắm bao nhiêu bộ không thành vấn đề, vì kiểu gì bà cũng sẽ điều hành toàn bộ chính phủ".
Bà Suu Kyi cũng là phụ nữ duy nhất được đề cử tham gia nội các. Những cái tên khác bao gồm ông Thein Swe, một cựu tù chính trị, và ông Naing Thet Lwin, một người dân tộc thiểu số thuộc đảng Dân tộc Mon. Ngoài ra, một thành viên cao cấp của đảng USDP được quân đội hậu thuẫn, ông Thura U Aung Ko cũng được nêu tên trong danh sách.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar phản đối bà Suu Kyi giữ chức cố vấn nhà nước Thượng viện Myanmar ngày 1.4 thông qua một dự luật bổ nhiệm bà Aung San Suu Kyi làm cố vấn nhà nước, bất chấp sự phản đối gay gắt từ quân đội. Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw và bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo NLD, đến Quốc hội tại thủ đô Naypyitaw ngày 30.3.2016 - Ảnh: Reuters Đảng cầm quyền Liên...