Đảng đối lập CNRP tẩy chay quốc hội Campuchia
Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) của Campuchia tẩy chay quốc hội để thể hiện sự phản đối của đảng này với chính phủ cầm quyền.
Đảng đối lập CNRP lại tẩy chay quốc hội Campuchia – Ảnh: AFP
Báo Cambodia Daily hôm nay 30.11 cho biết hai lãnh đạo của CNRP là ông Sam Rainsy và Kem Sokha đã quyết định tẩy chay quốc hội, và 55 nghị sĩ của đảng này không đến dự cuộc họp của quốc hội sáng 30.11.
Quốc hội Campuchia ngày 30.11 họp bàn về ngân sách quốc gia cho năm tài khóa 2016. Cambodia Daily cho biết CNRP sẽ tẩy chay cho đến khi đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen đảm bảo an toàn cho các thành viên của CNRP và quốc hội làm việc trên tình thần hợp tác.
Trong một tháng qua đã xảy ra nhiều sự kiện đối với các nghị sĩ của CNRP. Hai thành viên của đảng này bị những người ủng hộ của CPP hành hung ngay sau khi bước ra khỏi tòa nhà quốc hội hồi tháng 10.2015. Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha bị tước quyền Phó chủ tịch Quốc hội sau một cuộc bỏ phiếu với sự đồng thuận của tất cả các nghị sĩ của đảng CPP.
Bản thân lãnh đạo Sam Rainsy bị tòa Campuchia ra lệnh bắt vì tội vu khống đối với Phó thủ tướng Hor Namhong. Tất cả những sự kiện này được CNRP cáo buộc là “âm mưu của đảng cầm quyền”.
Video đang HOT
Đây là lần thứ hai CNRP tẩy chay quốc hội. Lần đầu là sau cuộc bầu cử được tổ chức hồi năm 2013 với thắng lợi thuộc về CPP nhưng lại không được CNRP thừa nhận với cáo buộc CPP gian lận trong bầu cử. Căng thẳng xảy ra giữa 2 đảng và kéo dài trong 1 năm. CPP nhượng bộ, đồng ý để CNRP giữ vị trí phó chủ tịch Quốc hội, đổi lại CNRP ngưng chiến dịch tẩy chay.
“Tình hình hiện nay không bình thường và chúng tôi không thể làm việc được cho đến khi mọi thứ được đảm bảo”, ông Rainsy, người có 2 quốc tịch Campuchia và Pháp, đang sống lưu vong ở Pháp để tránh lệnh bắt của tòa, nói với Cambodia Daily.
Người phát ngôn của Quốc hội, ông Leng Peng Long nói rằng cuộc họp của quốc hội với 123 ghế vẫn diễn ra bình thường cho dù không có nghị sĩ nào của CNRP. Trong khi đó, người phát ngôn của CNRP Yem Ponhearith cho biết các nghị sĩ CNRP cũng tụ tập để bàn ngân sách quốc gia nhưng ở trụ sở của đảng này thay vì ở quốc hội.
Hôm 26.11, Nghị viện châu Âu biểu quyết kêu gọi chính phủ Campuchia bỏ lệnh bắt đối với ông Rainsy và dọa cắt viện trợ hàng trăm triệu USD cho Campuchia nếu Phnom Penh phớt lờ đề nghị của EU. Chính quyền Phnom Penh chưa đưa ra bình luận cũng như phản ứng về biểu quyết của EU.
Quốc hội Campuchia một ngày sau ra thông cáo phản đối biểu quyết của EU, trong khi đảng đối lập Funcinpec do hoàng thân Norodom Ranariddh lãnh đạo chỉ trích Rainsy đã đem lợi ích quốc gia ra ngã giá cho sự nghiệp chính trị của mình.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Lãnh đạo đảng đối lập Campuchia bị tước quyền phó chủ tịch quốc hội
Một lãnh đạo của đảng đối lập Campuchia đã bị tước quyền điều hành quốc hội của nước này sau một cuộc bỏ phiếu được cho là bất ngờ.
Kem Sokha, Phó chủ tịch CNRP bị tước quyền Phó chủ tịch Quốc hội - Ảnh minh họa: AFP
Sáng 30.10, trong cuộc họp của quốc hội Campuchia, các nghị sĩ của đảng cầm quyền CPP đã bỏ phiếu bất tín nhiệm và tước bỏ vị trí Phó chủ tịch Quốc hội của ông Kem Sokha.
"Theo kết quả của cuộc bỏ phiếu, tôi trân trọng tuyên bố ông Kem Sokha bị loại khỏi chức vụ Phó chủ tịch thứ 1 của Quốc hội", ông Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia tuyên bố trước quốc hội, được Cambodia Daily trích phát biểu.
Tỉ lệ cuộc bỏ phiếu là 68-0, tất cả các nghị sĩ của đảng cầm quyền bỏ phiếu đồng ý tước quyền của ông Sokha, theo AP. Ông Sokha không có mặt trong cuộc họp sáng nay.
Tất cả 55 nghị sĩ của đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đã tẩy chay cuộc họp sáng nay ở quốc hội với 123 ghế. Ông Sokha là Phó chủ tịch của CNRP. Trước đó 4 ngày đã xảy ra cuộc biểu tình trước quốc hội đòi ông Sokha từ chức, dẫn đến cuộc đụng độ giữa 2 phe ủng hộ và chống đối ông Sokha. Kết quả 2 nghị sĩ của CNRP đã bị đánh trọng thương, đang được điều trị tại bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan.
Trong cuộc họp sáng nay, các nghị sĩ Campuchia dự kiến tranh luận và thông qua dự thảo luật quốc hội và luật bầu cử.Cambodia Daily cho biết Hiến pháp Campuchia chỉ cho phép thay thế chủ tịch và 2 phó chủ tịch nếu họ từ chức hoặc chết.
Ông Sokha được giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội là do đảng cầm quyền nhường để đổi lấy sự đồng ý tham gia quốc hội của các nghị sĩ đảng đối lập. Họ tẩy chay quốc hội để phản đối cuộc bầu cử hồi năm 2013 mà đảng của Thủ tướng Hun Sen đã giành chiến thắng.
AP cho biết Thủ tướng Hun Sen từ lâu có chiến dịch muốn tước quyền Phó chủ tịch của ông Sokha. Người phát ngôn của đảng CNRP Ou Chanrith bác bỏ kết quả bỏ phiếu mà theo ông là không hợp pháp khi tước quyền của ông Sokha.
Khủng hoảng chính trị ở Campuchia được dự đoán sẽ căng thẳng trở lại sau cuộc bỏ phiếu tước quyền lãnh đạo của đảng đối lập.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thủ tướng Hun Sen cảnh báo sự trở lại của chế độ Khmer Đỏ Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen cảnh báo một chế độ tương tự Khmer Đỏ, từng tàn sát hàng triệu người Campuchia, có nguy cơ quay trở lại đất nước này nếu phe đối lập điều hành đất nước. Ông Hun Sen cảnh báo sự trở lại của chế độ Khmer Đỏ nếu phe đối lập điều hành đất nước - Ảnh: Reuters...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

Iran và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán gián tiếp thứ 5

Ngoại trưởng Nga S. Lavrov đề cập vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

Nissan có thể chi thêm 60 tỷ yen cho kế hoạch tái cấu trúc

Mỹ khuyến cáo người dân không mang nông sản về nước sau khi du lịch nước ngoài

Đánh giá khái quát về quá trình hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của Nga đến 2025

Nhật Bản: Hỏa hoạn gần sân bay ở Tokyo, một số chuyến bay bị ảnh hưởng

Oxford Economics: New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu

Trung Quốc khởi công xây dựng tổ máy điện hạt nhân mới ở miền Nam

Pháp cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh nhiệt đới do muỗi vằn lan rộng

EU và Mỹ chuẩn bị nối lại đàm phán thuế quan nhằm tránh chiến tranh thương mại

Chính sách ngoại giao 'yếu' của châu Âu ở Thái Bình Dương
Có thể bạn quan tâm

Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi khóc mếu ở Miss World, netizen khó hiểu: "Có làm lố không?"
Sao việt
06:45:42 24/05/2025
Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
Mỹ nam Việt mất đúng 10s để chứng minh "đẹp hơn AI" là có thật, trời sinh để làm tổng tài ngôn tình
Hậu trường phim
05:54:12 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025