Đang điều trị sán lá gan tình cờ phát hiện chửa ngoài tử cung
Bệnh nhân nữ, 34 tuổi phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo. Trong quá trình điều trị sán lá gan, các bác sĩ bất ngờ phát hiện nữ bệnh nhân chửa ngoài tử cung.
Ngày 22/3, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (34 tuổi, ở Vĩnh Phúc), tiền sử khỏe mạnh, gần đây mới phát hiện nhiễm giun đũa chó mèo. Khoảng 1 tuần nay bệnh nhân xuất hiện đau bụng vùng cạnh rốn, hố chậu trái.
Bệnh nhân có đến cơ sở y tế để thăm khám, chụp chiếu và phát hiện có một ổ áp xe ở gan trái, nghi ngờ căn nguyên do ký sinh trùng. Sau đó bệnh nhân được giới thiệu đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để thăm khám và điều trị.
Bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Virus – Ký sinh trùng và được chẩn đoán sán lá gan, chưa loại trừ áp xe gan trái do ký sinh trùng. Trong quá trình điều trị, qua hình ảnh siêu âm, chụp chiếu lại cho thấy ngoài hình ảnh tổn thương ở gan, bệnh nhân còn có thêm hình ảnh khác là một khối hỗn hợp âm ở vùng tiểu khung bên trái (phần thấp của bụng trái), kèm theo có hình ảnh dịch tự do trong ổ bụng.
Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ hội chẩn, thống nhất chẩn đoán là chửa ngoài tử cung trên bệnh nhân đang điều trị áp xe gan trái do ký sinh trùng. Ngay lập tức bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Sản.
Sau khi thăm khám kỹ càng, các bác sĩ sản khoa đánh giá đây là một trường hợp khá đặc biệt khi phát hiện đồng thời chửa ngoài tử cung và bị áp xe gan. Khối chửa ngoài tử cung có nguy cơ biến chứng xâm lấn, chảy máu, mất máu cấp đe dọa tính mạng nên bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy khối chửa và tiếp tục điều trị áp xe gan.
Ca phẫu thuật đã được tiến hành kịp thời và an toàn. Sau phẫu thuật bệnh nhân giảm hẳn các triệu chứng đau bụng trái, hồi phục tốt. Bệnh nhân T. cho biết: “Tôi không hề biết mình có thai và tôi cũng đi qua nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra chửa ngoài tử cung.
Chỉ đến khi có biểu hiện đau bụng, đi khám phát hiện một vết đen ở gan và được chụp phim cắt lớp phát hiện sán lá gan. Sau đó các bác sĩ tư vấn tôi đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Trong khi điều trị sán lá gan, các bác sĩ đã phát hiện ra bị chửa ngoài tử cung”.
BSCKII Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ngay sau khi ổn định, bệnh nhân sẽ được chuyển lại Khoa Virus – Ký sinh trùng để điều trị tiếp bệnh sán lá gan.
Qua bệnh nhân T., các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu có dấu chậm kinh, rong kinh, đau bụng thì phải đi khám tại chuyên khoa Sản để có các tư vấn kịp thời.
Người phụ nữ nhiễm giun đũa chó
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, vào viện khám vì mệt mỏi, sút cân, ăn kém, đau bụng vùng trên rốn.
Kết quả bác sĩ chẩn đoán bị áp xe gan do nhiễm giun đũa chó.
Tay của một bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà. (Ảnh: Vietnam )
Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và quanh rốn, không nôn và sốt, gầy sút 8kg/1 năm, kèm mệt mỏi nhiều, ăn uống kém.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), kết quả khám cận lâm sàng cho hình ảnh tổn thương gan, tổn thương đa ổ ở gan, theo dõi áp xe.
Bác sĩ trực tiếp điều trị cho biết, bệnh nhân tổn thương gan, các bác sĩ đặt vấn đề phân biệt tổn thương u và nhiễm ký sinh trùng và quyết định nội soi tiêu hóa, chụp CT/MRI ngực bụng, bộ xét nghiệm ký sinh trùng, xem xét sinh thiết tổn thương gan.
Kết quả xét nghiệm phân tích 14 loại giun sán thì bệnh nhân dương tính với giun đũa chó (Toxocara canis). Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan do Toxocara canis, được điều trị phác đồ tẩy giun chuẩn Bộ Y tế, khi tình trạng ổn định được ra viện.
Giun đũa chó mèo là loại ký sinh trùng ở chó mèo, trứng giun thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Thông thường, trứng giun đũa trong cơ thể mèo, chó theo phân ra ngoài môi trường, 1-2 tuần sau sẽ hóa phôi. Đây là giai đoạn trứng giun đũa xâm nhập gây bệnh cho người.
Người nhiễm loại giun này có thể do ăn phải một cách tình cờ. Ấu trùng di chuyển qua niêm mạc ruột vào tuần hoàn máu đến hệ thần kinh trung ương như não, tủy sống và rễ dây thần kinh, gây viêm não, màng não. Trẻ em dễ nhiễm giun sán do thói quen đùa nghịch với đất cát, là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế của chó, mèo.
Ngứa là dấu hiệu điển hình khi nhiễm giun đũa chó mèo. Người bệnh ngứa rất nhiều đến mất ăn mất ngủ, gãi trầy xước da, toàn thân thâm tím, sứt sẹo vì ngứa.
Người bệnh nhiễm trùng trên da nhiều năm, điều trị về da liễu nhưng bệnh không thuyên giảm. Tại mỗi vị trí khác nhau sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau.
Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi và ngủ cùng chúng, là nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật. Do đó bác sĩ khuyến cáo các gia đình vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ em chơi ở những nơi có phân chó mèo, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi. Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi.
Suýt cắt gan do nhầm sán là ung thư Người đàn ông quê Thái Bình đi khám ở nhiều nơi, phát hiện gan có khối dịch nghi ngờ ung thư, đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng mới biết mắc sán lá gan. Anh Trịnh Đình Nam (45 tuổi) xuất hiện triệu chứng đau vùng bụng liên tục trong 2 tháng. Lo lắng cho sức khỏe của chồng, vợ anh đưa...