Dáng điệu ‘tố’ sức khỏe
Nặng hông – chân yếu. Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhìn hông trông đẫy đà hơn bình thường có thể là do chân yếu. Khi chúng ta đặt chân xuống và dồn lực lên hai bàn chân, một phần áp lực cơ thể không tải hết sẽ chia bớt cho hông, trong khi xương đùi và xương chậu nhô ra. Điều này khiến cho vùng hông trông nặng nề. Để khắc phục tình trạng này chỉ bằng cách tập thể dục, tăng cường sức bền của đôi chân và hông với bài tập đứng thẳng và phân phối đều trọng tâm.
Bụng to – cơ lưng kém. Nếu phần cơ lưng bị bó căng, nó có thể khiến cho phần thân người và cột sống uốn cong, cụ thể là đẩy vùng bụng về phía trước và “thân chủ” sẽ có bụng to. Những người có toàn bộ vòng 2 “phì nhiêu” còn toát lên một điểm yếu khác: Đó là cả xương sống và lưng đều yếu. Vì thế, nhóm này rất cần đến bài tập cơ bụng và cơ lưng.
Mông phẳng – cơ lõi yếu. Nhiều người cảm thấy tự ti khi mặc quần mà phần mông chỉ “thấp thoáng”, đôi khi gần như phẳng. Đó có thể là biểu hiện của phần cơ lõi yếu, đặc biệt là cơ sâu nhất ở lưng gọi là multifidi. Các cơ lõi này cố định cột sống tạo điều kiện cho một vùng thắt lưng cong nhẹ nhàng, tự nhiên về phía trước, đồng thời cũng xoay khung xương chậu phía sau. Bộ phận có vị trí trung lập này không chỉ nâng đỡ cho cột sống mà còn giúp cho vòng 3 thêm đầy đặn.
Lệch vai – mất cân bằng cơ bắp. Đeo túi xách nặng hoặc luôn mang theo máy tính xách tay một bên vai có thể khiến cho một bên vai cao hơn bên còn lại. Hãy thử bài tập này: Đứng trước ô cửa và đặt tay phải lên khung cửa, đưa cánh tay cao ngang vai. Ấn nhẹ ngực về cửa sao cho phần ngực và vai phải cảm thấy căng. Giữ trong vòng 30 giây, sau đó lặp lại ở phía bên trái.
Vai tròn – ngực yếu, lưng căng. Ngồi tại bàn làm việc cả ngày có thể khiến ai đó bị gù lưng, vai tròn lên, nguyên do là ngực bị ép trong khi phần lưng quá căng. Tăng cường chống đẩy với bức tường có thể giảm tình trạng này.
Đứng với một bên hông chùng xuống – cơ mông yếu. Nếu bạn luôn đứng trong tư thế “nghỉ”, tức là một bên hông chùng xuống, rất có thể phần cơ mông quan trọng kiểm soát hông và đầu gối bị yếu, mà bên yếu chính là bên có chân đứng thẳng. Để khắc phục, có thể làm theo hướng dẫn sau: Nằm nghiêng sang trái với lưng dựa vào tường. Hãy chắc chắn rằng phần đầu mông và gót chân chạm vào tường. Nếu chân phải là bên có cơ yếu, giơ chân phải sát tường. Bạn sẽ cảm thấy các cơ bắp dọc bên phải của khung xương chậu thắt chặt lại. Mỗi lần từ từ lặp lại 15 lần, 5 ngày mỗi tuần trong 4-6 tuần.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
Con thần đồng có thể do rối loạn phát triển
Một số biểu hiện của chứng rối loạn phát triển rất giống với trẻ có trí não thông minh khiến cha mẹ nhầm lẫn.
Video đang HOT
Cha mẹ nào cũng muốn nuôi con khỏe mạnh và thông minh hơn người. Tuy nhiên, biểu hiện của trẻ thông minh như rất ham mê các lĩnh vực toán học, đọc sách, nghiên cứu về xe hơi... lại trùng khớp với các biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ biểu hiện của chứng bệnh này để có biện pháp nuôi con tốt.
Rối loạn phát triển là gì?
Theo BS. Đặng Ngọc Thạch - Khoa Tâm lý Trẻ em Bệnh viện Nhi Đồng 2, rối loạn phát triển hay còn gọi chứng Asperger là một rối loạn phát triển lan tỏa (rối loạn phổ tự kỷ), thuộc dạng nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất.
Trẻ có những rối loạn phát triển trong các lĩnh vực: xã hội, kỹ năng giao tiếp, cảm xúc và hành vi. Rối loạn Asperger có thể xuất hiện lứa tuổi 2-3 tuổi và có thể sẽ tồn tại suốt cuộc đời của trẻ.
Rối loạn Asperger được ghi nhận vào năm 1944 bởi một bác sĩ Nhi khoa người Áo tên là Hans Asperger. Từ đó, có rất nhiều tác giả đã mô tả rối loạn này, và người ta cũng đã ghi nhận, tỷ lệ mắc khá cao. Nó chiếm tỷ lệ khoảng 20-25/10 000 trẻ, thường gặp nhiều ở trẻ nam.
Trẻ với rối loạn Asperger có nhiều hành vi giống trẻ tự kỷ, nhưng trẻ có những kỹ năng nhận thức, tương tác xã hội cũng như kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn.
Một vài đặc điểm của chứng Asperger
- Khó khăn trong việc tạo các mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa.
- Thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn.
- Khó khăn trong việc hiểu các luật chơi khi chơi với bạn.
- Có thể chậm nói
- Trẻ có nhiều vốn từ nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp.
- Trẻ thường hiểu một câu nói theo đúng một nghĩa đen.
- Thường học thuộc lòng nhiều hơn là tìm hiểu ý nghĩa.
- Có những câu nói nghe rất ngây thơ.
- Đôi khi trẻ thích nói một mình
- Thường hay lặp lại một câu hỏi hay một lời nói nào đó...
- Khó khăn trong việc sử dụng cử chỉ để diễn đạt (nét mặt, điệu bộ, dáng điệu...)
- Có những thói quen và trẻ luôn luôn tuân thủ
- Bắt buộc các thành viên trong gia đình phải theo một quy luật nào đó.
- Rất nhạy cảm khi bị người khác phê bình.
- Có những sở thích rất đặc biệt và thường tập trung say mê vào các sở thích đó.
- Chỉ biết đến sở thích của chính mình, ít quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh.
- Khả năng chú ý rất cao lĩnh vực nào đó như: toán học, đọc sách, nghiên cứu về xe hơi, máy vi tính, đồ điện tử...
- Có những cử chỉ rất vụng về và đôi khi trẻ tỏ ra rất bối rối khi có một sự thay đổi nào đó.
- Giao tiếp bằng mắt kém: tránh nhìn vào mắt của người khác, thường trẻ chỉ liếc nhìn sau đó nhìn về hướng khác, đôi lúc trẻ có cái nhìn chằm chằm.
- Rối loạn cảm nhận của giác quan: trẻ có thể thích thú khi nhìn thấy một hình ảnh, nghe một âm thanh (hoặc rất sợ hãi và phản ứng rất dữ dội với những hình ảnh hoặc âm thanh nào đó). Trẻ có thể thích thú đặc biệt đến một món ăn nào đó hoặc từ chối không ăn.
- Thường xuất hiện ở trẻ nam, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở trẻ gái. Khi đó, những trẻ gái này có khả năng rất cao trong việc học tập và sao chép các kỹ năng xã hội.
Ngoài những biểu hiện trên, trẻ bị chứng Asperger còn có nhiều khả năng giống với trẻ phát triển bình thường và có trí thông minh xuất sắc. Bài viết sau, báo điện tử Gia đình Việt Nam sẽ đưa tin về nguyên nhân, khả năng cụ thể và cách điều trị rối loạn phát triển, giúp cha mẹ sớm phát hiện và có cách điều trị sớm nhất.
Theo An Nguyên
Giadinhonline
Nhiều nguy cơ sức khỏe khi thắt lưng quá chặt Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho biết, việc thắt lưng quá chặt không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn có thể gây đau khớp gối. Các chuyên gia đã thử nghiệm bằng cách yêu cầu tình nguyện viên thắt chặt dây lưng của họ thêm 10%. Kết quả cho thấy, khi người này đứng lên, dây lưng thắt chặt...