Đang dịch Covid-19 mà không muốn hoãn cưới, đây là những cách tổ chức có 1-0-2
Khi các bạn đã lên kế hoạch về chung một nhà nhưng lại va phải Covid-19? Làn sóng dịch thứ nhất vừa qua thì làn sóng thứ hai đã ập tới, an toàn vẫn là trên hết nhưng hạnh phúc lứa đôi cũng không thể trì hoãn mãi được.
Nếu đang dịch mà không muốn hoãn cưới thì sao? Sức sáng tạo là không giới hạn và con người cũng có khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên. Dưới đây là những đám cưới có 1-0-2 trong mùa dịch.
Mỗi nhà khiêng một mâm cỗ về ăn
Đó là cách mà một gia đình ở Đắk Lắk đã áp dụng cho đám cưới của con em mình hôm 30/7. Để đảm bảo yêu cầu tránh tụ tập đông người, gia chủ đã chọn cách mỗi nhà bê một mâm cỗ về ăn, sau đó gia đình cô dâu chú rể sẽ đến từng nhà để nhận lời chúc mừng.
Những hình ảnh về đám cưới độc nhất chưa từng thấy này đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Ai cũng tỏ ra thích thú và gửi lời chúc phúc cho đôi trẻ.
Cứ thế này cho nhanh gọn mà lại an toàn.
Bỏ phong bì vào hộp trái tim rồi mang túi đồ ăn về
Cách làm cũng gần giống với đám cưới trên nhưng gọn nhẹ, ‘thô mà thật’ hơn nhiều. Theo đó, phía bên ngoài rạp cưới hoành tráng, lộng lẫy là tấm biển ghi rõ: ‘Đám cưới – Bỏ bao thơ vô Trái tim và Nhận túi thức ăn mang về’.
Một lần chơi lớn xem quan khách có trầm trồ.
Tuy nhiên thực hư của tấm biển ‘bá đạo’ này đã khiến cộng đồng mạng tranh luận sôi nổi. Có những ý kiến cho rằng đây chỉ là sản phẩm của photoshop, nhằm mua vui cho mọi người. Nhưng dù thật hay ảo thì đây cũng là một ý tưởng khá hay ho cho những đám cưới trong mùa dịch đúng không nhỉ?
Đám cưới không mời tiệc, hai họ đeo khẩu trang kín mít
Đó là đám cưới của chú rể Nguyễn Hoàng Thạch và cô dâu Võ Thị Nguyên ở Quảng Ngãi, diễn ra hôm 28/7. Theo lời chú rể, đám cưới của họ đã phải hoãn, dời lịch nhiều lần do ảnh hưởng của dịch.
Thời điểm cặp đôi tổ chức lễ cưới, Quảng Ngãi có xuất hiện ca nhiễm trong cộng đồng nên tiệc cưới dự kiến 200 khách mời đã bị hủy, chỉ tổ chức nghi lễ với sự chứng kiến của quan viên hai họ.
Tất cả những người đến tham dự đều phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và đo thân nhiệt. Mọi người cũng được yêu cầu không bắt tay nhau.
Video đang HOT
An toàn là trên hết.
Đám cưới ‘2 phút hơn’ với vỏn vẹn 6 người tham dự
Có lẽ đây là đám cưới giành được kỷ lục có thời gian tổ chức siêu tốc nhất. Theo Tân Hoa Xã đưa tin, cặp đôi Zhang Long và Chen Xiao ở Sơn Đông (Trung Quốc) đã tổ chúc lễ cưới dài vỏn vẹn hơn 2 phút vào hôm 6/2, thời điểm đại dịch Covid-19 đang rất căng thẳng ở nước này.
Đám cưới 2 phút hơn với 6 người tham dự ở Trung Quốc.
Lễ cưới của cặp đôi được tổ chức theo đúng ngày giờ đã định với những nghi lễ được giản lược đến mức tối đa tại ngay sân nhà cô dâu. Bố cô dâu là chủ hôn, còn mẹ cô dâu làm phó nháy. Đám cưới có tổng cộng 6 người tham gia, gồm cô dâu, chú rể và cha mẹ hai bên.
Lễ cưới trong nhà thờ với dàn khách mời hoành tráng và độc đáo chưa từng thấy
Không muốn hoãn cưới nhưng cũng không muốn lễ cưới của mình trở nên hiu quạnh, cặp đôi Dan Stuglik và Amy Simonson ở Michigan (Mỹ) đã nghĩ ra cách dùng bìa carton làm hình nộm thay thế cho dàn khách mời 160 người.
Chú rể không muốn cô dâu phải bước vào lễ đường mà không có ai chứng kiến, cảm giác sẽ rất cô đơn, vì thế anh đã ‘lóe’ lên ý tưởng độc đáo này.
Khi đang dịch mà bạn vẫn muốn khách đến tham dự đông đủ.
Ban đầu Dan chỉ định mua vài tấm bìa cứng để tự cắt nhưng không ngờ công ty cung ứng đã nhiệt tình đến nỗi cử hẳn nhà thiết kế đến đo đạc, thiết kế và cắt các hình nộm theo đúng hình dáng của những vị khách mời. Từ già, trẻ, trai gái, cao, thấp, tóc dài, tóc ngắn đủ cả.
Đám cưới ngẫu hứng của các bác sĩ ngay ở tuyến đầu chống dịch
Đó là câu chuyện của hai bác sĩ Shelsun Tsai và Michael Sun ở Bệnh viện Đại học Duke (North Carolina, Mỹ). Họ dự kiến tổ chức lễ cưới vào ngày 11/4 nhưng vì dịch Covid-19 mà phải hoãn lại.
Đám cưới có thể hoãn nhưng hạnh phúc thì không nên trì hoãn. Thế nên các đồng nghiệp của cô dâu chú rể đã giúp họ tổ chức một lễ cưới nhỏ gọn ngay trong khuôn viên của bệnh viện.
Bộ váy cưới cực ấn tượng của các bác sĩ tuyến đầu.
Váy cưới của cô dâu được làm từ giấy và nilon, những chất liệu được tận dụng từ các vật dụng có sẵn trong bệnh viện. Cặp đôi đã trao lời thề nguyện trước sự chứng kiến của mọi người.
Buổi lễ cũng được ghi hình và phát trên ứng dụng Zoom trước sự chứng kiến của bạn bè, người thân qua màn hình. Được biết, cặp đôi dự kiến tổ chức lễ cưới chính thức vào tháng 10 năm nay, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Làm đám cưới online, livestream cho bạn bè cùng xem, tại sao không?
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi nhiều hình thức truyền thông sang online, từ học online, họp báo online, lễ trao giải online.. Vậy thì làm đám cưới online, tại sao không?
Ngày 15/3, nữ diễn viên đài TVB Trang Tư Mẫn và bạn trai doanh nhân đã tổ chức đám cưới online để họ hàng hai bên và bạn bè cùng chung vui với họ. Hình thức này cũng được nhiều đôi trẻ trên khắp thế giới áp dụng.
Diễn viên Trang Tư Mẫn và bạn trai.
Tại Mỹ, ứng dụng trực tuyến WebWed Mobile có liên kết với các tòa án trên khắp nước Mỹ để đăng ký kết hôn điện tử, sau đó giấy chứng nhận sẽ được tòa án gửi cho các cặp vợ chồng. Các cặp đôi vẫn có thể trở thành vợ chồng hợp pháp mà không cần ra khỏi nhà.
Hình thức đăng ký kết hôn online này cũng được áp dụng tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), áp dụng cho công dân nước họ và cả người nước ngoài lưu trú tại đây.
Một đám cưới được tổ chức qua ứng dụng Zoom.
Nâng ly qua livestream.
Nhiều cặp đôi ở Mỹ đã tổ chức lễ cưới qua Zoom, livestream để nâng ly cùng bạn bè, quan khách gần xa. Hình thức kết hôn online không mới nhưng đã trở nên phổ biến trong đại dịch Covid-19. Các cặp đôi sẽ không phải lo sửa soạn tiệc chiêu đãi khách, sắp xếp chỗ ngồi, cỗ cưới thế nào cho ngon mà không bị ‘ế’, thay vào đó họ lo rớt mạng.
Tất nhiên, đây chỉ là hình thức bất đắc dĩ trong điều kiện bất khả kháng, không thể vui trọn vẹn bằng việc tổ chức đám cưới theo cách truyền thống. Tuy nhiên dịch bệnh không có nghĩa là phải hoãn lại hạnh phúc đúng không nào?
Hoãn cưới gấp vì ở cùng thôn bố bệnh nhân số 17, cô dâu được làng xóm 'giải cứu' 90 triệu tiền cỗ bàn
Bà con trong thôn đã tới nhà chị Hậu 'giải cứu cỗ cưới'. Mỗi người mua một ít, kết quả là nhà cô dâu 8X đã được người dân 'giải cứu' 60 mâm cỗ, mỗi mâm trị giá 1,5 triệu đồng.
Kế hoạch tổ chức đám cưới vào ngày mùng 8/3 nhưng đến tối 6/3, cô dâu Nguyễn Thị Hậu (SN 1989, sống tại xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) bất ngờ nhận được tin báo ông N.K.T sống cùng thôn là bố của bệnh nhân số 17 dương tính COVID-19.
Do hôn lễ dự kiến tổ chức thành 2 tiệc: tiệc phụ rơi vào chiều tối ngày mùng 7 và tiệc chính vào sáng mùng 8, nên khi đó mọi công tác chuẩn bị cho đám cưới tại nhà chị Hậu đều đã hoàn tất. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, cô dâu 8X cùng gia đình quyết định chịu thiệt hại và hoãn cưới gấp.
Ngay sau khi đưa ra quyết định, chị Hậu lập tức đăng tải thông báo lên facebook cá nhân và các hội nhóm có khách mời của mình để mọi người biết tin. Mẹ chị Hậu cũng đi thông báo với làng xóm, nhờ người dân chia sẻ, truyền tin giúp về sự việc.
Ảnh cưới của vợ chồng chị Hậu
Bài đăng thông báo hoãn cưới của cô dâu Hải Phòng
'Lúc nghe tin về trường hợp bố của bệnh nhân số 17, cả nhà tôi mất ngủ cả đêm, chỉ mong đó không phải sự thật. Sáng ngủ dậy, các thành viên trong gia đình đưa ra nhiều phương án, trong đó có cả phương án cứ tiến hành nhưng giảm bớt cỗ bàn. Thế rồi tôi sợ vì không kịp báo hoãn, mọi người vẫn đến thì vẫn phải tiếp, không hạn chế được thế là tôi quyết định hủy bỏ', cô dâu kể lại.
Để giúp gia đình chị Hậu giảm thiểu thiệt hại, bà con trong thôn xóm đã tới nhà cô dâu để mua lại chỗ thực phẩm dự định sẽ dùng cho tiệc cưới. Mỗi người mua một ít, tích tiểu thành đại, gia đình chị Hậu đã được người dân 'giải cứu' 60 mâm cỗ, mỗi mâm trị giá 1,5 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền cỗ bàn mà nhà chị Hậu được làng xóm 'giải cứu' là 90 triệu đồng.
Bà con hàng xóm tới 'giải cứu cỗ cưới' cho nhà chị Hậu
Cô dâu 8X chia sẻ: 'Tôi rất vui và cảm động trước tấm lòng của bà con. Thật ra lúc đưa ra quyết định hoãn cưới tôi cũng buồn. Mọi người đến thăm nhà cứ xuýt xoa, bảo một tí nữa là cưới xong rồi mà lại đen đủi... Nhưng về sau ai cũng chúc phúc nên đỡ hơn. Nhà mình chỉ còn thiệt hại một chút tiền phông bạt, bát đĩa và tiền trang trí thôi. Hai vợ chồng cũng đã hoàn thành gần hết các thủ tục cần thiết, chỉ còn thiếu mỗi bữa tiệc chia vui với mọi người'.
Sau khi hoãn hôn lễ, tối 7/3, bố bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 có kết quả âm tính. Thôn của chị Hậu cũng không còn bị khoanh vùng và tăng cường kiểm soát y tế. Dù vậy, cô dâu SN 1989 vẫn không hối hận với quyết định của mình.
Cô cho hay, chuyện ông T. âm tính chỉ là kết quả ban đầu. Vì dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp nên gia đình vẫn muốn chọn một ngày đẹp hơn vào một dịp tốt hơn để tổ chức đám cưới.
Nếu chẳng may dịch COVID-19 kéo dài, trong thời gian đó mà chị Hậu mang bầu, chị sẽ sinh con rồi tổ chức một bữa tiệc to để mọi người cùng chung vui và cùng ăn mừng chấm hết đại dịch.
Khánh Linh (baodatviet.vn)
Công chúa Nhật hoãn cưới vì Covid-19 và nhà chồng nợ nần Sau 2 năm hoãn cưới vì những rắc rối của nhà trai, Công chúa Mako và bạn trai Kei Komuro vẫn chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào về kế hoạch tổ chức hôn lễ. Đám cưới của Công chúa Mako, cháu gái của Hoàng đế Naruhito, và bạn trai thường dân, Kei Komuro, ban đầu dự kiến diễn ra vào...