Đang đi đường, người phụ nữ bị súng tự chế bắn thủng hàm
Ngày 7/1, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu thành công một phụ nữ bị súng tự chế bắn thủng hàm khi đang đi đường.
Bệnh nhân là bà N.T.Q. (49 tuổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng hàm phải sưng nề, rỉ máu, vết thương có đường kính khoảng 1cm cách miệng 2cm.
Ca phẫu thuật loại bỏ dị vật ra khỏi hàm bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Bà Q. cho biết, ngày 5/1, trên đường đi làm về bà bất ngờ bị một vật lạ bắn thẳng vào hàm gây nhói đau. Sau khi về nhà kiểm tra, bà Q. phát hiện có vết thương ra máu, sờ trên da thấy có vật lạ rắn đang di chuyển.
Vết thương khiến bà Q. đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ăn uống và sinh hoạt nên bà được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương để thăm khám, điều trị.
Tại đây, bước đầu bệnh nhân được các bác sĩ sơ cứu, sát khuẩn vết thương và thực hiện các thăm khám cận lâm sàng khi cần thiết.
Video đang HOT
Dị vật được lấy ra là một viên bi sắt – đạn súng tự chế. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Thông qua hình ảnh phim chụp X – Quang hộp sọ, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có dị vật cản quang bất thường phần mềm vùng góc hàm bên phải.
Ngay sau đó, bệnh nhân được mổ lấy dị vật. Dị vật là một viên bi sắt có đường kính khoảng 1cm – là đạn của súng tự chế.
Sau phẫu thuật, hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định và đang được chuyển theo dõi, điều trị thêm tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Thông tin về ca bệnh, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, trong thời gian qua, bệnh viện có tiếp nhận không ít những trường hợp bệnh nhân, thậm chí là bệnh nhi nhập viện do súng tự chế gây ra.
Chính vì vậy, bác sĩ đưa ra lời cảnh báo đối với người dân, không nên sử dụng súng tự chế bởi loại súng này có khả năng gây sát thương rất cao, nguy hiểm cho chính tính mạng bản thân và của người khác, nhất là các trẻ em nhỏ.
Theo vtc
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ bằng một liều thuốc
Phương pháp tiêu sợi huyết mang lại hiệu quả "thần kỳ" cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não cấp được sử dụng kịp thời trong những giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như biến chứng gây ra cho người bệnh.
Bệnh nhân đang cấp cứu
Ngày 2/1/2019, các bác sỹ khoa HSCC Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã cấp cứu kịp thời nữ bệnh nhân N.T.L, 80 tuổi, địa chỉ: Đoan Hùng - Phú Thọ thoát khỏi nguy hiểm do tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng liệt người trái cơ lực 1/5, nói ngọng, phổi thông khí giảm, không phản ứng thành bụng. Bệnh nhân được chỉ định thực hiện các cận lâm sàng cần thiết.
Qua thăm khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng các bác sỹ chẩn đoán nhanh bệnh nhân bị Tai biến mạch máu não theo dõi trong 3 giờ đầu và chỉ định thực hiện ngay phương pháp tiêu sợi huyết bằng thuốc Alteplase.
Sau khi được cấp cứu kịp thời bằng phương pháp tiêu sợi huyết bệnh nhân dần hồi phục cơ lực, nhấc chân, tay trái bình thường, miệng nói tròn tiếng. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển khoa HSCC theo dõi và điều trị tích cực.
Theo người nhà bệnh nhân cho biết: trước khi vào viện 2 tiếng bệnh nhân đột ngột giảm ý thức, ngã khụy xuống nền nhà, bất tỉnh. Sau khi tỉnh lại bệnh nhân nói ngọng, ú ớ, liệt người gia đình lập tức đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Trực tiếp điều trị và cấp cứu cho bệnh nhân bác sỹ Lương Minh Tuấn - trưởng khoa HSCC bệnh viện cho biết: Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm chiếm khoảng 80% các ca bệnh đột quỵ, và phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết là một trong những phương pháp điều trị rất hiệu quả trong những giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Khoảng thời gian tốt nhất là 4,5 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng đầu tiên, đây được xem là thời gian vàng để dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Phương pháp này giúp bệnh nhân tăng hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong vì tai biến.
Khi người thân đột ngột có những dấu hiệu:
1. Mặt: lệch so với trước, biểu hiện rõ khi cười nói.
2. Tay: vụng về khi vận động, yếu, liệt nửa người.
3. Nói: khó khăn, phát âm không chuẩn so với trước.
4. Dần mất ý thức, lơ mơ.
Gia đình phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời trong thời gian ngắn nhất. Với các trường hợp này thời gian quý hơn vàng, mỗi phút trôi qua, khả năng phục hồi của não sẽ giảm đi.
Theo infonet
Bệnh nhi xuất huyết, nôn ra máu vì căn bệnh thường gặp trong mùa đông Viêm mao mạch dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-15 tuổi, diễn ra quanh năm nhưng cao điểm mùa đông, xuân, khi người bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng,... Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.G (14 tuổi, Na Hang, Tuyên Quang) trong tình trạng đi...